PHẦN I - MỞ ĐẦU
I - ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết 02 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII vẫn tiếp tục khẳng định " Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá được thắng lợi thì vẫn phải phát triển mạnh về Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người. Đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền vững ".
Bên cạnh những quan điểm về chủ chương đường lối, chính sách đúng đắn đó của Đảng, của ngành thì đòi hỏi mỗi nhà giáo chúng ta phải luôn phát huy những tài năng, trí tuệ của mình để cùng góp phần thực hiện thành công Nghị quyết. Vậy việc tiến hành phải đồng bộ ở mọi cấp, mọi ngành trên toàn bộ mặt trận giáo dục hiện nay.
Để công tác giảng dạy có thêm nhiều sáng kiến và kinh nghiệm, từ đó nâng cao mục tiêu giáo dục của nước nhà lên một tầm cao mới. Bằng những nỗ lực phấn đấu của bản thân và những kinh nghiệm mà bản thân đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm nay xin được trình bày một kinh nghiệm trong công tác dạy môn Toán đối với học sinh bậc tiểu học và đặc biệt là dạy một số yếu tố hình học ở lớp 5 để cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo và lựa chọn.
11 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một số yếu tố hình học ở lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
A - NỘI DUNG:
1. Các kiến thức về hình học phẳng. Qua thực tế bản thân tôi đã dạy và trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp và đều có quan điểm là.
Quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới về hình học phẳng thì học sinh thường nhầm các yếu tố hình ( cạnh, đỉnh, góc, đường cao hình tam giác. Đáy lớn, đáy nhỏ và cạnh bên ở hình thang) từ đó dẫn tới việc tính chu vi, diện tích ở hình tam giác, hình thang là không chính xác. Do vậy việc tiếp thu kiến thức mới về công thức tính chu vi, diện tích các hình vẽ không đạt kết quả cao.
Ví dụ: Bài " Diện tích hình tam giác ".
Nếu học sinh chưa có biểu tượng cụ thể về các yếu tố như : Cạnh, đáy, chiều cao thì việc xây dựng công thức tính diện tích hình tam giác vuông thì chiều cao cũng là cạnh góc vuông ( và ngược lại ) nên có em sẽ bị lúng túng.
Theo tôi những tiết hình thành kiến thức mới giáo viên nên sử dụng đúng đồ dùng trực quan cùng với phương pháp phù hợp linh hoạt, sáng tạo thì học sinh mới lĩnh hội và phát triển một cách dễ dàng, về nhận thức của các em học sinh tiểu học là " Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và đến thực tiễn ".
Một thực tế nữa cho thấy : Khi dạy yếu tố hình học phẳng thì học sinh được thực hình quá ít trên trực quan và thực tế, các loại chưa đa dạng nên khi gặp bài toán nâng cao là học sinh khó xác định và lúng túng.
2. Các kiến thức về hình học không gian. Từ thực tế cho thấy nếu hình thành về biểu tượng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương mà học sinh không được quan sát theo mẫu cụ thể và ở nhiều góc độ khác nhau thì các em không phát huy được trí tưởng tượng và khả năng vẽ hình hộp theo đúng qui định.
Ví dụ: Bài : " Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương "
Ở bài này nếu giáo viên không sử dụng các khối hình hộp để hình thành kiến thức mới mà chỉ sử dụng hình vẽ thôi thì sẽ dẫn tới tư duy của học sinh kém phát triển dễ kéo theo khả năng vẽ hình bị hạn chế và việc giải quyết các bài toán có liên quan tới vẽ hình sẽ gặp nhiều khó khăn.
B - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH BÀI DẠY.
BÀI
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I - CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Kiến thức : hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
+ Tự tìm cách tính và lập công thức tính Sxq- Stp của HHCN .
- Kĩ năng : Vận dụng quy tắc tính Sxq – Stp của HHCN để giải các bài toán có liên quan .
- GD : Học sinh có ý thức tự giác trong học tập tích cực học tập.
II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình hộp chữ nhật có kích thước 8cm x 5cm x 4cm như SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP :
- Hướng dẫn quan sát , thảo luận , hoạt động nhóm, thực hành .
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG - THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Hãy nêu những đặc điểm của hình chữ nhật?
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 HS Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét – Bổ xung
B. Bài mới.
1 - Giới thiệu bài (2 phút)
2 - Phát biểu bài.
a/ Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
( 10 phút )
b/ Giới thiệu diện tích toàn phần của HHCN :
( 5 Phút )
3 - Thực hành.
Bài tập 1 : (9 phút)
Bài tập 2 : (8 phút)
3/ Củng cố dặn dò :
(3 Phút )
Trực tiếp . Ghi đầu bài.
- Đưa ra HHCN kích thước 8cm x 5cm x 4cm . Vừa chỉ các mắt xung quanh của hình vừa giới thiệu. Sxq của HHCN chính là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
- Y/c học sinh chỉ các mặt xung quanh của HHCN .
- GV nêu : Chúng ta cùng đi tìm cách tính diện tích xung quanh của HHCN ( hay chính là diện tích 4 mặt bên )
- Nêu bài toán SGK
? Em hãy tìm cách tính Sxq của HHCN trên ?
- GV nhận xét
- Nêu : Cách tính và kết quả tính của các em đua ra đúng nhưng cô có một cách khác đơi giản hơn .
+ GV triển khai hình y/c HS quan sát và hỏi :
? - 4 mặt bên của HHCN tạo thành hình gì ?
? - Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó ?
? - Hãy tính và so sánh diện tích của hình chữ nhật đó với tổng diện tích các mặt bên của HHCN ?
? – Hãy so sánh về chiều dài của HCN triển khai với chiều cao của HHCN ?
? – Hãy so sánh về chiều rộng của HCN triển khai với chiều cao của HHCN ?
* GVkết luận :
Vậy để tính Sxq của HHCN có thể lấy chu vi đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo )
Y/ c: Dựa vào quy tắc em hãy trình bày lại bài giải bài toán trên .
- GV ghi bảng :
Bài giải
Chu vi đáy của HHCN đó là :
( 8 + 5 ) x 2 = 26 ( cm )
Sxq của HHCN đó là :
26 x 4 = 104 ( cm2 )
- Giới thiệu : Stp của HHCN là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy .
- Có Sxq rồi muốn tính được Stp của HHCN trên ta làm thế nào ?
- Hãy tính Stp của HHCN trên ?
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm của HS .
+ Diện tích một mặt đáy của HHCN trên là :
8 x 5 = 40 ( cm2 )
+ Diện tích toàn phần của HHCN trên là :
104 + 40 x 2 = 184 ( cm2 )
- Gọi HS đọc đề toán .
? Bài toán cho em biết gì ? Yêu cầu em tính gì ?
? Hãy nêu lại quy tắc tính Sxq và Stp của HHCN
- Y/c lớp làm bài – một em lên bảng chữa bài
- GV nhận xét kết luận .
Bài giải
Chu vi đáy của HHCN đó là :
( 5 + 4 ) x 2 = 18 ( dm )
Diện tích xung quanh HHCN đó là :
18 x 3 = 54 ( dm2 )
Diện tích một mặt đáy của HHCN đó là :
5 x 4 = 20 ( dm2)
Diện tích toàn phần của HHCN đó là :
54 + 20 x 2 = 94 ( dm2 )
Đáp số : Sxq : 54 dm2
Stp : 94 dm2
- Gọi 1 HS đọc đề toán .
? Bài toán cho em biết gì ?
? Bài toán yêu cầu em tính gì ?
? Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng ?
- Y/ c HS làm bài .
- GV cùng cả lớp nhận xét .
- GV nhận xét kết luận :
Bài giải
Chu vi của mặt đáy thùng tôn là :
( 6 + 4 ) x 2 = 20 ( dm )
Diện tích xung quanh của chiếc thùng tôn đó là :
20 x 9 = 180 ( dm2 )
Diện tích đáy của thùng tôn là :
6 x 4 = 24 ( dm2 )
Thùng tôn có đáy không có nắp nên diện tích tôn để làn thùng là :
180 + 24 = 204 ( dm2 )
Đáp số : 204 dm2
- Y/c HS nêu lại cách tính Sxq và Stp của HHCN
- GV nhận xét giờ học .yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập .
- Chuẩn bị bài sau .
- Nghe, ghi đầu bài.
Quan sát.
Nghe
- 2 em lần lượt lên chỉ các mặt xung quanh và nêu lại : Diện tích xung quanh của HHCN chính là tổng diện tích 4 mặt bên.
- Nghe và tóm tắt lại bài toán .
- HS nêu: tính diện tích của 4 mặt bên sau đó cộng lại với nhau .
(5 x 4 x 2) + (8 x 4 x 2) =104 ( cm2 )
- QS-trả lời câu hỏi
+ Tạo thành hình chữ nhật.
+ Chiều dài của HCN đó là
5 + 8 +5 +8 = 26 (cm)
+ Chiều rộng cuả HCN đó là 4cm .
+ Diện tích của HCN đó là :
26 x 4 = 104 ( cm2 ) .
+ Diện tích của HCN này bằng diện tích xung quanh của HHCN trên .
+ Chiều dài của HCN trên triển khai bằng chu vi đáy của HHCN.
+ Chiều rộng của HCN triển khai bằng chiều cao của HHCN.
- Nghe , nhắc lại quy tắc .
-1 HS đứng tại chỗ đọc .
- Nghe .
- Trả lời : Tính diện tích của hai mặt còn lại sau đó cộng với diện tích xung quanh đã tính được .
- Một em lên bảng tính dưới lớp làm bài vào giấy nháp.
- 1 em đọc – lớp đọc thầm .
+ Bài toán cho biết các kích thước của HHCN : Chiều dài :5 dm , chiều rộng: 4 dm.
Y/c tính : Sxq..dm ?
Stpdm ?
- 2 em lần lượt nêu .
- Lớp làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .
- Nhận xét bổ sung .
- 1 em đọc – Lớp đọc thầm .
- Lần lượt trả lời từng câu hỏi .
- 1 HS lên bảng làm bài – Lớp làm bài vào vở bài tập .
-Dưới lớp nhận xét bổ sung
- 2-3 em nêu .
- Nghe.
Ghi nhớ .
V - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Kết quả đạt được:
Với những phương pháp dạy học như đã trình bày thì chất lượng đạt được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là :
* Khi chưa áp dụng phương pháp trên số học sinh khá, giỏi chỉ đạt 10 - 20%. Học sinh trung bình là 80 - 90%.
* Khi áp dụng phương pháp trên thì kết quả đã nâng lên: - Học sinh khá, giỏi : 30 - 40%. - Học sinh trung bình : 60 - 70%.
2. Bài học kinh nghiệm.
Xuất phát từ thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học thì đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết yêu nghề, mến trẻ. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trước một thế hệ tương lai của cả một dân tộc, từ đó không ngừng tu dưỡng rèn luyện phấn đấu, phát huy tìm tòi nghiên cứu các tài liệu vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao cho mình về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I - KẾT LUẬN :
Đối với nhà trường Toán học là một bộ môn khoa học rất quan trọng và cần thiết cho học sinh. Ngay từ đầu bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đặc biệt các yếu tố hình học ở lớp 5 là một bộ phận cấu thành trong chương trình Toán ở tiểu học. Đây là một nội dung quan trọng góp phần vào việc đạt mục tiêu giáo dục, nội dung này hỗ trợ đắc lực cho việc dạy các kiến thức số học, đại số đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng để làm cơ sở cho các em tiếp tục học lên các lớp trên.
Mặt khác dạy các yếu tố hình học còn góp phần quan trọng vào sự phát triển trí tưởng tượng và khả năng tư duy trìu tượng của học sinh. Vì vậy khi dạy tiết toán ở tiểu học giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, tự giác, tích cực tạo ra sự khép kín trong giờ học, hạn chế được những học sinh không tập chúng chú ý. Gây hứng thú cho các em tập trung vào việc học.
II - KIẾN NGHỊ :
- Cần đầu tư cơ sở vật chất cho trường tiểu học hoàn thiện hơn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Cung cấp kịp thời về trang thiết bị dạy học. - Thường xuyên thăm lớp dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong những năm công tác, thực tế giảng dạy năm học 2007 - 2008. Tôi có vài kinh nghiệm nhỏ về phương pháp dạy học môn Toán ở bậc tiểu học như trên. Kính mong được Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục, bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ xung cho hoàn thiện hơn./.
Ngọc Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2008.
Xác nhận của nhà trường Người viết.
Hiệu trưởng
File đính kèm:
- SKKN DAY HOC CAC YEU TO HH5.doc