Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các phép tính về số đo thời gian ở môn Toán lớp 5

 I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN:

 Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của việc dạy các phép tính về số đo thời gian trong dạy và học toán ở tiểu học.

 Các mạch kiến thức về số đo thời gian được coi như cầu nối giữa kiến thức nhà trường và đời sống xã hội.

 Thông qua việc dạy các phép tính về số đo thời gian ở tiểu học nói riêng và kiến thức toán ở tiểu học nói chung là cơ sở để học sinh học toán ở các lớp trên.

 Thông qua các phép tính về số đo thời gian hình thành cho học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết các vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả.

 Xuất phát từ thực trạng dạy và học các phép tính về số đo thời gian ở tiểu học trong chương trình lớp 5.

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các phép tính về số đo thời gian ở môn Toán lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 2 phút 45 giây thì phải đổi thành: 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy: 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây = 35 giây. 3. Tổ chức các trò chơi: Chúng ta biết rằng học sinh tiểu học vốn ưa hoạt động. Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sáng tạo tổ chức cho các em tham gia những trò chơi bổ ích có nội dung toán học nhằm mục đích rèn luyện tư duy kỹ năng toán học, các em học mà chơi, chơi mà học . Muốn vậy giáo viên cần phải thiết kế trò chơi học tập môn Toán một cách khoa học, đúng mục đích, trò chơi cần phải chuẩn bị tốt và thay đổi hình thức để học sinh tham gia chơi nhiệt tình, đoàn kết dù thắng hay thua. 4. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Toán. Tức là phải biết đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. C. Phương pháp dạy các phép tính về số đo thời gian ở lớp 5. I. Dạy phép cộng số đo thời gian. Ví dụ 1: Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút rồi đi đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quãng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian? Cùng với phương tiện trực quan bằng sơ đồ đoạn thẳng học sinh sẽ nêu được phép tính. 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính (tương tự như cách đặt tính đối với số tự nhiên) Học sinh đặt tính và tính: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút Vậy: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút. Ví dụ 2: Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết 22 phút 58 giây, quãng đường thứ 2 đi hết 23 phút 25 giây. Hỏi người đó đi cả quãng đường hết bao nhiêu thời gian? Tương tự như ví dụ 1 học sinh sẽ nêu được phép tính. 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = ? Học sinh tự đặt tính và thực hiện: 22 phút 58giây + 23 phút 25 giây 45 phút 83 giây Vậy: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 45 phút 83 giây Tổ chức học sinh nhận xét: 83 giây so với 60 giây (83 giây > 60 giây), học sinh đổi 83 giây = 1 phút 23 giây. Học sinh nêu được kết quả: 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây. Học sinh nêu nhận xét khi cộng số đo thời gian, cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó lớn hơn 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn. II. Dạy phép trừ số đo thời gian: Ví dụ 1: Một ô tô đi từ Huế lúc 13 giờ 10 phút và đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút. Hỏi ô tô đó đi từ Huế đến Đà Nẵng hết bao nhiêu thời gian? Học sinh ghi phép tính 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút =? Học sinh đặt tính và tính kết quả: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút Vậy: 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút Giáo viên đưa tiếp ví dụ 2: Trên cùng một đoạn đường Hoà chạy hết 3 phút 20 giây, Bình chạy hết 2 phút 45 giây. Hỏi Bình chạy ít hơn Hoà bao nhiêu giây? Tương tự như ví dụ 1 học sinh sẽ nêu phép tính và đặt tính. 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây Tổ chức cho học sinh nhận xét số đo đơn vị giây của số bị trừ và số trừ (số đo đơn vị giây ở số bị trừ nhỏ hơn số đo đơn vị giây ở số trừ). Về kỹ thuật tính được tiến hành như sau 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây Đổi thành 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy: 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây = 35 giây - Tổ chức cho học sinh nhận xét: Khi trừ số đo thời gian cần trừ theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp với số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần phải chuyển đổi một đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. III. Dạy phép nhân số đo thời gian Ví dụ 1: Một người thợ trung bình làm xong 1 sản phẩm hết 1 giờ 10 phút. Hỏi người đó làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian? Học sinh tự đặt tính và tính: 1 giờ 10 phút 3 3 giờ 30 phút Vậy : 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút Ví dụ 2: Mỗi buổi sáng Hạnh học ở trường trung bình 3 giờ 15 phút. Mỗi tuần lễ Hạnh học 5 buổi. Hỏi 1 tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian? Tương tự như ví dụ 1 học sinh đặt tính rồi tính. 3 giờ 15 phút 5 15 giờ 75 phút Học sinh trao đổi nhận xét kết quả và nêu ý kiến: Cần đổi 75 phút ra giờ và phút 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy: 3 giờ 15 phút 5 = 16 giờ 15 phút Tổ chức cho học sinh nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với 1 số ta thực hiện phép nhân đó với từng số đo thời gian theo từng đơn vị đo. Nếu phần số đo thời gian nào lớn hơn 60 giây thì phải chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. IV. Dạy phép chia số đo thời gian Ví dụ 1: Hải thi đấu 3 ván cờ mất 42 phút 30 giây. Hỏi trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu lâu? Học sinh tự đặt tính và thực hiện phép chia 42 phút 30 giây 3 12 14 phút 10 giây 0 phút 30 giây 0 Ví dụ 2: Một vệ tinh nhân tạo quay xung quanh trái đất 4 vòng hết 7 giờ 40 phút. Hỏi vệ tinh đó quay xung quanh trái đất 1 vòng hết bao lâu. Tương tự như ví dụ 1 học sinh đặt tính và thực hiện phép chia. 7 giờ 40 phút 4 3 giờ 1 giờ Học sinh thảo luận nhận xét và nêu ý kiến: Cần đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút và chia tiếp 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút 20 phút 0 Vậy: 7 giờ 40 phút 4 = 1 giờ 55 phút Học sinh nêu nhận xét: Khi chia số đo thời gian cho 1 số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề. D. Những giải pháp đã thực hiện chỉ đạo giáo viên trong quá trình giảng dạy. * Những tồn tại mà giáo viên và học sinh thường mắc: - Về phía giáo viên: + Giáo viên còn sự chi phối lớn của SGK, sách hướng dẫn dạy Toán. + Vẫn còn một số ít giáo viên chỉ chú ý sao cho học sinh giải quyết bài toán trong SGK chứ chưa chú ý phát triển đề toán thành các bài toán tương tự bằng việc yêu cầu học sinh thay đổi số liệu hay đặt đề toán theo tóm tắt để học sinh nắm vững dạng toán. - Về phía học sinh: Vẫn còn một số em quên chưa đổi về đơn vị liền kề hoặc còn nhầm lẫn trong cách chuyển đổi số đo đối với phép trừ và phép chia. * Những giải pháp: Qua việc tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 5 nói chung phần dạy các phép tính về số đo thời gian nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện như sau: Để giảng dạy tốt môn Toán lớp 5 người giáo viên phải có cái nhìn tổng quát về chương trình đặc biệt khi dạy các phép tính về số đo thời gian thường được áp dụng cho những dạng toán nào trong chương trình lớp 5. Để từ đó giáo viên xây dựng bài giảng trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm hạn chế của giáo viên và những thiếu sót của học sinh. Từ đó giáo viên biết thừa kế và phát huy những ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. Hơn nữa việc nắm nội dung môn Toán sẽ giúp cho giáo viên vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học cho từng nội dung cụ thể cũng như các hoạt động dạy học có sự tích cực, linh hoạt, sáng tạo và chủ động của học sinh. Trên cơ sở khắc phục những hạn chế của giáo viên và những thiếu sót của học sinh khi học các phép tính về số đo thời gian, giáo viên có thể thay đổi như sau trong quá trình dạy học. Khi dạy học sinh hình thành kỹ thuật tính về cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động dạy học đòi hỏi mọi học sinh phải suy nghĩ tìm tòi. Qua đó giáo viên có thể biết được năng lực của từng học sinh, trong khi các em hoạt động suy nghĩ giáo viên có thể biết được học sinh làm đúng hay sai và có thời gian giúp đỡ các học sinh thưc hiện chưa tốt. Ngoài ra giáo viên còn phải biết áp dụng các hình thức dạy học phù hợp linh hoạt trong sự vận dụng phương pháp như chuyển từ hình thức đàm thoại thông thường “thầy hỏi trò trả lời” sang hình thức đàm thoại mới là bút đàm ( thầy nêu câu hỏi dưới dạng lệnh làm việc, trò trả lời bằng cách viết lên giấy). Chuyển từ hình thức trực quan thông thường “thầy làm trò xem” sang hình thức mới “trò làm thầy xem” khi học sinh thực hiện các phép tính số đo thời gian giáo viên cần giúp học sinh lắm chắc cách thực hiện phép trừ và chia số đo thời gian. III. Kết quả cụ thể Trong quá trình thực hiện tôi đã đi sâu chỉ đạo và giúp đỡ giáo viên lớp 5 dạy chuyên đề 4 phép tính về số đo thời gian được giáo viên áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy nên chất lượng rất cao. Khi dạy xong chuyên đề này tôi đã trực tiếp khảo sát 30 học sinh lớp 5A thì có 100% học sinh biết cách trình bày phép tính rõ ràng sạch đẹp và kết quả có 6 học sinh đạt điểm giỏi, 4 học sinh đạt điểm khá. IV. Kết luận Để có chất lượng dạy và học như hiện nay của nhà trường tiểu học A Xuân Tân tôi nhận thấy là cả một sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu không mệt mỏi, sự đồng lòng hợp lực của tập thể giáo viên nhà trường. Toàn trường tin tưởng đoàn kết bên nhau vì mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhân dân giao phó. Tôi nghĩ lời giới thiệu trên chỉ là một việc làm, một cách tổ chức liên hoàn nhiều mặt, nhiều khâu - Mà bài học đắt giá nhất là vai trò của người quản lý giáo dục. Người quản lý giáo dục trong nhà trường phải dám nghĩ, dám làm, dám đưa tư tưởng chỉ đạo của Đảng làm lẽ sống của mình, sống và làm việc hết mình vì nhiệm vụ được giao. Hay nói cách khác quản lý giáo dục trong nhà trường phải biết cách tập trung sức mạnh, biết cách khơi dậy ý thức thi đua tiềm ẩn ở mỗi giáo viên. Thế còn để áp dụng sáng kiến này tôi nghĩ cái chính là công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải chi tiết, rõ ràng kết hợp với kiểm tra uốn nắn thực sự hiệu quả. Trên đây là 1 số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình chỉ đạo giáo viên áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành 4 phép tính về số đo thời gian ở lớp 5 song không khỏi có những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự bổ xung góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được áp dụng trong thực tế phù hợp hơn. Xuân Tân, ngày 24 tháng 5 năm 2007 Người viết Lê Quang Thịnh Hội đồng khoa học trường tiểu học A Xuân Tân đánh giá - Xếp loại Hội đồng khoa học phòng GD & ĐT huyện Xuân Trường đánh giá - Xếp loại

File đính kèm:

  • docKN day cac phep tinh ve so do thoi gian lop 5.doc
Giáo án liên quan