Khi núi đến mỹ thuật là núi đến nghệ thuật tạo ra cỏi đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Để đào tạo, giỏo dục con người Việt Nam phỏt triển toàn diện về đức, trớ, thể, mỹ thỡ một phần khụng nhỏ là sự đúng gúp của bộ mụn mỹ thuật song hành cựng cỏc bộ mụn khoa học tự nhiờn và khoa học xó hội.
Từ buổi đầu bỡnh minh của nhõn loại, khi con người phỏt hiện ra vẻ đẹp của thiờn nhiờn, sự nhận thức của thế giới hiện thực được mở rộng. Với ý thức tự giỏc và sự ngưỡng mộ thỡ con người đó đưa cỏi đẹp vào phục vụ cuộc sống Cũng từ đú Mỹ thuật luụn luụn gắn bú khăng khớt với lịch sử phỏt triển của con người và càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao. Hay núi cỏch khỏc đời sống xó hội phỏt triển ngày càng cao thỡ nhu cầu thẩm mỹ của con người càng cao hơn.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Cách vẽ tranh Đề tài bộ môn mĩ thuật cho lớp 6 bậc THCS - Nguyễn Sỹ Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số lượng
0
18
26
50
94
Tỷ lệ %
0%
20%
27.%
53%
100%
2. Nguyên nhân:
Qua thực tế rút ra nguyên nhân cơ bản sau:
a. Về giáo viên:
- Lý thuyết nhiều, chiếm nửa thời gian của tiết dạy cho nên thời gian luyện tập của học sinh ít.
- Giáo viên cảm thấy thiếu nhiệt tình, chưa tìm hiểu hơn về “lỗ hổng” kiến thức của học sinh vì học sinh tiếp thu chậm, chưa động não, chưa biết liên hệ với thực tế.
- Chưa hiểu hết tâm tư nguyện vọng của học sinh.
b. Về phía học sinh:
- Chưa nắm vững các bước tiến hành một bài vẽ tranh .
- Chưa vận dụng các bước vẽ vào bài vẽ tranh nên chưa có bố cục đẹp, thuận mắt.
- Chưa liên hệ thực tế, vẽ hình phiến diện và giống nhau.
- Chưa vẽ được màu sắc phù hợp với nội dung.
3. Giải pháp khắc phục:
Qua kiểm tra và sau khi phân tích tìm ra nguyên nhân cơ bản, tôi đã tiến hành giải quyết ngay.
a. Về phía giáo viên:
Đối với giáo viên tôi đã tìm ra ngay cách khắc phục.
- Về phương pháp giảng bài mới, giới thiệu bài đi ngay vào chủ đề, đúng trọng tâm giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản khi vẽ tranh theo đề tài. Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ đồng thời vẽ vào bảng phụ các bước tiến hành vẽ tranh để giảm bớt thời gian lý thuyết, tăng thời gian làm bài cho học sinh.
- Sưu tầm các bức tranh của các hoạ sỹ; tôi tự vẽ một số bức tranh và chọn bài vẽ của học sinh năm trước về nội dung đề tài (chủ đề ) để gây hứng thú cho học sinh. Đồng thời đặt ra các câu hỏi liên hệ thực tế địa phương để các em hình dung các phong cảnh có thật, động tác, các dạng của nhân vật có thật để các em lựa chọn.
- Tranh đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, vì thế tuỳ theo sở thích, ý tưởng của từng em, tôi hướng cách làm bài theo chủ đề đó.
- Trong thời gian luyện tập tôi đi đến từng bàn để tìm ra những điểm yếu của học sinh để khắc phục lỗ hổng kiến thức.
- Quy định cho học sinh vẽ theo một khổ giấy A4 nhất định, nhằm mục đích tạo sự ngăn nắp đồng bộ khi đánh giá, so sánh kết quả học tập qua các bài vẽ.
- Học sinh sẽ so sánh giữa các bài vẽ của học sinh về bố cục (cách sắp xếp), hình ảnh, đường nét, màu sắc, nội dung đề tài. Học sinh sẽ thấy bài đạt, bài chưa đạt và chưa đạt chỗ nào, từ đó rút ra được bài học cho các bài sau.
b. Về phía học sinh:
Các nguyên nhân từ phía học sinh tôi đã giải quyết trong các bài học: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Đặc biệt trong bài kiểm tra học kỳ thời (vẽ tranh: Đề tài tự do (bài 17).
Mục đích yêu cầu của bài này là nhằm đánh giá khả năng nhận thức của bài vẽ học sinh, đồng thời là sự thể hiện bài vẽ của các em, đánh giá những kiến thức đã tiếp thu được của học sinh, những biểu hiện tình cảm, óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục hình vẽ và màu sắc.
- Trong các bài vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu đều có các bước tiến hành bài vẽ. Tôi luôn đặt câu hỏi và dùng bảng phụ để học sinh nhớ lại và so sánh các bước vẽ của ba phân môn (PM): Vẽ theo mẫu; Vẽ trang trí và Vẽ tranh đề tài, gồm bốn bước chung như sau:
Bước vẽ
Phân môn
Vẽ theo mẫu
Vẽ trang trí
Vẽ tranh
1
Vẽ phác khung hình chung của mẫu vật
Vẽ khung hình, kẻ các trục
Tìm, chọn nội dung đề tài
2
Vẽ phác khung hình từng mẫu,vẽ nét chính
Tìm, vẽ mảng cho hoạ tiết
Tìm bố cục( xếp mảnh chính, phụ)
3
Vẽ chi tiết
Vẽ hoạ tiết vào các mảng
Vẽ hình vào các mảng đã tìm
4
Vẽ đậm nhạt
Vẽ màu
Vẽ màu
Sau mỗi bài học, học sinh nhớ lại và nẵm vững các bước tiến hành (Tuy nhiên tuỳ từng bài cụ thể cần đi sâu vào bước nào là chính và quan trọng).
Vì thế đến bài 17 học sinh đã nắm được các bước vẽ để vận dụng vào bài vẽ.
- Giải quyết nguyên nhân học sinh chưa nắm vững các vận dụng các bước tiến hành vào bài vẽ:
Tôi chú trọng đến vấn đề chuẩn bị đồ dùng dạy học( thiết bị đồ dùng dạy học nếu có) về các bước vẽ:
Bài 17 là vẽ tranh tự chọn, vì thế rất phong phú đa dạng về đề tài tài như phong cảnh, tranh miêu tả, sinh hoạt, lao động, thể dục thể thao, văn nghệ, vui chơi, học tập.
- Các bước vẽ của phân môn vẽ tranh là:
*Bước 1:Tìm và chọn nội dung đề tài.
Tôi gợi mở về đa dạng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Gợi ý cho các em nhớ lại về những việc mà học sinh đã thấy, đã làm gây hứng thú cho học sinh, tạo cho các em liên hệ đến cách sắp xếp nhân vật hình tượng vào trong tranh( theo các bước 2,3).
Ví dụ:
a-Vẽ tranh phong cảnh.
b-Vẽ tranh lao động.
c-Vẽ tranh chọi gà.
* Bước 2 tìm bố cục( xếp đặt mảng chính, mảng phụ)
- Giáo viên hướng dẫn: muốn thể hiện nội dung cần phải vẽ những gì ? hình vẽ thể hiện được cái động, cái tĩnh của người và cảnh vật như thế nào? Vẽ ở đâu( trong nhà, ngoài đồng, làng, bản, thành phố, nhà trường)
Đâu là các hình ảnh chính của chủ đề, hình ảnh phụ hỗ trợ cho chủ đề phong phú hơn. Hình ảnh chính phụ được quy vào các mảng to, nhỏ để làm rõ trọng tâm của bức tranh, cụ thể là: Sắp xếp hình mảng không lặp đi, lặp lại,không đều nhau, cần có các mảng trống sao cho bố cục không chật quá hoặc trống trải, phải có gần, có xa, ví dụ:
a b c
a. Chọn tranh phong cảnh( mảng chính là ngôi nhà và lùm cây);
b. Cảnh lao động trồng cây( mảng chính là các bạn trồng cây)
c. Trò chơi chọi gà (mảng chính là gà đang chọi nhau)
Cánh phác mảng bố cục như sau:
a b c
Giáo viên dùng ĐDDH đã chuẩn bị treo lên bảng để học sinh quan sát cách phác mảng tìm bố cục trong tranh; giáo viên hướng dẫn: bố cục trong tranh các em cần đưa vào các hình cơ bản như: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn học sinh quan sát và hiểu hơn.
*Bước 3: Vẽ hình vào các mảng:
Dựa vào các mảng hình đã phác để vẽ các hình dạng cụ thể( con người, cảnh vật) tôi hướng dẫn. Hình dạng nhân vật nên có sự khác nhau, có dạng động , có dạng tĩnh các hình ảnh trong tranh cần ăn nhập với nhau, hợp lý thống nhất để thể hiện nội dung đã chọn.
Trên đây cũng là những cái học sinh chưa làm được vì chưa liên hệ thực tế, hình vẽ còn phiến diện giống nhau.
Thông thường học sinh vẽ tranh bao giờ cũng vẽ hình luôn chứ không phác vẽ mảng chính mảng phụ trước sau đó mới vẽ, vì thế trước khi học sinh làm bài, tôi yêu cầu học sinh phác mảng trước, đồng thời gọi một số học sinh đứng dậy nói về ý tưởng của mình, vẽ về chủ đề gì. Tôi nói rõ ý nghĩa của việc phác khung hình là để cho khi vẽ hình vào đó sẽ không bị khập khiểng, về tỷ lệ ( to, nhỏ) và nhân vật trong tranh sẽ có mối liên hệ chặt chẽ hơn tạo cho bức tranh thêm sinh động .
Là một đề tài rộng lớn (tự chọn) cho nên học sinh dễ liên hệ thực tế khi vẽ tranh, mọi việc làm đều khác nhau, dáng người khác nhau, phong cảnh mỗi nơi một khác nhau.
a b c
Ví dụ khác: khi vễ ngôi nhà không thể nhất thiết phải vẽ ở một hướng nhìn phía trước mà từ hai bên nhìn lại, hoặc nhìn từ một góc nghiêng
Ngoài ra tôi còn lấy mình làm các động tác khác nhau khi làm bất cứ việc gì, ở mỗi công việc có một tư thế khác nhau như đi, cúi, đứng vv... Sau đó dùng đồ dùng dạy học cho học sinh quan sát một số động tác khác nhau.
*Bước 4: vẽ màu. cũng là bước giải quyết nguyên nhân học sinh chưa vẽ được màu sắc phù hợp với nội dung
Thông thường học sinh thường dùng màu nguyên chất để vẽ chưa biết pha trộn tạo màu mới, vì vậy màu thường quá sặc sỡ, sự tương phản lớn giữa màu nóng màu lạnh. Tôi đã giải thích về sự pha trộn màu này và màu khác, giải thích sự hợp lý, khi màu nào đứng với màu nào. Ví dụ: khi vẽ về phong cảnh mùa thu của vùng rừng núi thì trước mắt là một màu xanh già điểm nhưng màu cây có lá vàng úa đỏ như lá vàng hoặc hoa gạotuy nhiên khi sử dụng màu phải dựa vào cảm xúc của người vẽ( học sinh).
Vì thế tôi tạo sự thoải mái không gò ép các em khi vẽ màu, mà chỉ đặt cho các em câu hỏi dễ gần với thực tế như: Cây có nhiều lá và màu sắc của lá có giống nhau hay không? ( không giống nhau vì có lá già, lá non, màu xanh cũng sẽ có màu xanh đậm, màu xanh nhạt ) sau khi giải thích xong. Tôi cho học sinh xem một số bức tranh đẹp của một số học sinh trước đã vẽ và những bức tranh tôi đã sưu tầm được để các em có cảm hứng thêm.
Khi học sinh làm bài tôi nhắc em nào có những thắc mắc về đề tài, dáng người, con vật, cảnh vật tôi sẽ trợ giúp bằng cách hướng dẫn hoặc thị phạm trên bảng.
4. Kết quả:
Sau khi thực hiện áp dụng phương pháp mà tôi đã nêu để đánh giá tính khả quan như các biện pháp trên tôi đã tiến hành tổ chức kiểm tra và kết quả tôi thu được như sau:
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng
Số lượng
5
36
43
10
94
Tỷ lệ %
5.3%
40%
45.7.%
9%
100%
So sánh kết quả giữa khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả thu được khi sử dụng phương pháp đã nêu. Ta thấy được tỷ lệ tăng giảm như sau:
Trước khi điều tra
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng
Số lượng
0
18
26
50
94
Tỷ lệ %
0%
20%
27.%
53%
100%
Kết quả đạt được
Số lượng
5
36
43
10
94
Tỷ lệ %
5.3%
40%
45.7.%
9%
100%
Tỷ lệ % tăng, giảm
5.3%
20%
18.7%
0%
44%
Tỷ lệ %
0%
0%
%
40%
40%
IV. Kết luận chung
Trong thực tiễn dạy học" Cách vẽ tranh đề tài" được sử dụng với những dụng ý khác nhau, nó có thể tạo tiền đề xuất phát sáng tạo trong một bài vẽ mới; vừa để củng cố kiến thức ở bài trước. “ Cách vẽ tranh đề tài” cụ thể không thể dùng vào dụng ý đơn nhất mà nó thường bao hàm những ý đồ nhiều mặt khi sử dụng cả trong phân môn Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí.
Trong thực tế không có một công thức nào để giải được nhiều bài toán trong toán học, thì trong mĩ thuật cũng vậy. chúng ta có thể thông qua việc dạy học một số bài cụ thể mà truyền dần vào học sinh cách thức kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong cách vẽ các bức tranh.
Sau thời gian giảng dạy được một học kỳ. Tôi rút ra bài học cho bản thân mình một kinh nghiệm nhỏ như tôi đã trình bày ở trên. Vậy kính mong hội đồng khoa học nhà trường tham khảo và góp thêm ý kiến cho tôi những kinh nghiệm hay hơn.
V. ý kiến đề xuất
-“ Phương pháp vẽ tranh đề tài” dùng tuỳ trong mỗi trường hợp cụ thể để phát huy khả năng học tập của mỗi học sinh.
Đối với bộ môn mỹ thuật tôi có một đề xuất như sau:
+ Cần phải có phòng học riêng cho bộ môn mỹ thuật.
+ Cần phải có bảng vẽ, giá vẽ cho học sinh.
+ Cần phải có đồ dùng dạy học của khối 6 đầy đủ hơn theo chương trình thay sách giáo khoa.
Hữu Kiệm, ngày 20 tháng 4 năm 2007
Người viết
Nguyễn Sỹ Bằng
File đính kèm:
- SKKN(1).doc