Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tuợng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên.
Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp học sinh vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới từng bộ phận. Chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong tiến học thì người thầy người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả trong tiết dạy - Trường THCS Tân An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến
* Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải thích) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập (hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
V. CÁC GIÁO NÁ SOẠN GIẢNG THEO ĐỀ TÀI VÀ CÓ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM
Ví dụ 1 : Môn địa lí 9- Giáo viên thực hiện: Đinh Văn Hải
Bài 9 Tiết 9
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN
- Giáo viên chia lớp ra thành 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn) GV phải chuẩn bị dàn ý, hệ thống câu hỏi cho 6 nhóm bằng cách : Giáo viên chép sẵn ra giấy hoặc photo giao cho nhóm trưởng và nhóm trưởng đọc cho cả nhóm chép hoặc photo đủ số lượng mỗi thành viên 1 bản thì càng tốt.
* Hệ thống cho 6 nhóm trong bài 9 như sau :
Nhóm 1 và nhóm 2 :
Trả lời câu hỏi ở phần I như sau :
Trình bày vị trí, vai trò của ngành lâm nghiệp ?
Hãy so sánh, đánh giá , nhận xét lại tài nguyên rừng trước đây, hiện nay như thế nào ?
Đọc, phân tích bảng 9.1, nhận xét, tổng diện tích rừng và từng loại rừng.
Nêu chức năng của mỗi loại rừng.
Nhóm 3 +4 :
Đọc hình 9.2 chỉ và nêu sự phân bố của các loại rừng.
Đọc hình 12.3 xác định các khu công nghiệp chế biến lâm sản.
Cơ cấu ngành công nghiệp gồm những hoạt động nào ?
Nhận xét ở hình 9.1 mô tả mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp.
Như thế nào là khai thác rừng hợp lí ? Cần làm những công việc cụ thể nào để giữ được tài nguyên rừng ?
Nhóm 5 +6 :
Ngành thủy sản có vai trò như thế nào ?
Dựa vào lược đồ hình 9.2 phân tích các hoạt động khai thác thủy sản nước mặn, nước ngọt, đọc tên những ngư trường lớn : (Xác định các ngư trường trên bản đồ)
So sánh bảng số liệu 9.2 nhận xét sự phát triển của ngành về khai thác và nuôi trồng ? Kể các loại thủy sản được nuôi thích hợp ở các nguồn nước ? Loại nào được nuôi trồng phổ biến.
Liên hệ địa phương Lagi ?
Đọc (ghi) tên các tỉnh thành có biển.
* Cho mỗi thành viên trong một nhóm chuẩn bị vào phiếu học tập ở nhà sau đó đến giờ lên lớp đến giờ học hội ý lại và ghi ra những ý đúng ghi vào bảng phụ lên để trình bày.
Ví dụ 2 : Môn Sử 6 – Giáo viên thực hiện : Phan Thị Hồng Lan
Tiết 10 bài 9
ĐỜI SỐNG NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Sau khi dạy hết phần 1 & 2 hoạt động cả lớp đến phần 3 giáo viên chọ học sinh hoạt động nhóm như sau :
Mục 3 : ĐỜI SỐNG TINH THẦN
Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn)
* Nhóm 1 + 2 :
Quan sát hình 26 trả lời những câu hỏi sau :
Cho biết trong những hoạt động ở Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long các nhà khảo cổ còn tìm thấy những gì ?
Có những loại hình nào ? Và làm bằng gì ?
Sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì ?
* Nhóm 3 + 4 :
Quan sát hình 27 cho biết những hình ảnh đó thể hiện điều gì ?
* Nhóm 5 + 6 :
Dựa vào nội dung SGK và suy nghĩ của mình em hãy cho biết :
Tại sao người ta chôn cất người chết cẩn thận ?
Việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì ?
Ví dụ 3: Môn công dân Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lộc
Bài15 tiết 28
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
Khi dạy nội dung phần 2: trách nhiệm pháp lý GV soạn hệ thống câu hỏi như sau:
1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trách nhiệm pháp lý
GV hỏi: Trách nhiệm pháp lý là gì? HS: trả lời nội dung 2( sgk)
GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với nội dung các loại trách nhiệm pháp lý:
Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để tiến hành thảo luận :
Nhóm 1+2: Thảo luận câu hỏi : Có mấy loại trách nhiệm pháp lý? Cho biết đối tượng áp dụng trách nhiệm pháp lý của từng loại
Nhóm 3+ 4: Thảo luận câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý?
Ví dụ 4: Môn Lịch sử lớp 9 – Giáo viện thực hiện : Lê Thị Hiếu
Tiết 10 Bài 8: NƯỚC MỸ
Ở nội dung phần III: Chính sách đối nội , đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh:
giáo viên chia lớp thành 6 nhóm với các yêu câu cho các nhóm như sau:
Nhóm 1+2+3 thảo luận nội dung câu hỏi: Nêu những nét chính về chính sách đối nội của Mỹ ?
Nhón 4+5+6: thảo kuận câu hỏi: Nêu những nổi bật về chính sách đối ngoại của Mỹ
* Các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy các giáo án trên của các giáo viên khi bàn bạc và rút ra những đặc điểm chung là:
Giáo viên phải chọn nội dung thảo luận, ghi lên bảng phụ
Phân nhóm và quy định nội dung cho từng nhóm hoạt động
Quy định thời gian hảo luận
Tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến
Đại diện nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ
Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập( hoặc vở ghi)
Cử một đại diện của nhóm lên thuyết minh phần nội dung thảo luận của nhóm( bất kì một học sinh nào không nhất thiết phải cử học sinh khá , giỏi. Vì đây là nội dung cả nhóm đã thống nhất)
Giáo viên cho các nhóm khác góp ý bổ sung nội dung của nhóm vừa trình bày cho đầy đủ
Giáo viên gút lại và cho học sinh chỉnh sửa những nội dung còn thiếu sót
VI- NHỮNG KINH NGHỊÊM SAU MỘT NĂM HỌCTHỂ HIỆN CHUYÊN ĐỀ “ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ TRONG TIẾT DẠY”
- Ưu điểm :
* Giáo viên : Chuẩn bị tốt nội dung các câu hỏi thảo luận cho học sinh rất rõ ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm bài học. Vì thời gian có hạn, đối với những tiết dạy có nhiều đòi hỏi sự hoạt động tập thể thì giáo viên phân nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Câu hỏi thảo luận được ghi cụ thể trên bảng phụ kể cả phân công nhóm đã giúp học sinh nắm được yêu cầu làm việc của mình mà không nhầm lẫn.
* Học sinh : Chuẩn bị đồ dùng học hoạt động nhóm, phân công cụ thể người viết bảng, nhóm trưởng điều hành. Học sinh đã quen cách hoạt động nên làm việc rất nhanh, trình bày bảng phụ đủ, ngắn gọn hình thành cho các em tính dạn dĩ khi đứng trước tập thể trình bày kết quả. Qua các tiết làm việc như vậy giúp các em có thói quen làm việc tập thể, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học. Từ đó, học sinh rất hứng thú hơn nữa kiến thức các em tự tìm ra sẽ khắc sâu thêm.
- Khuyết điểm :
* Giáo viên : Chưa thống nhất, qui định rõ thời gian trên bảng phụ ghi câu hỏi cho một hoạt động nên học sinh chưa hình thành khả năng. Phân bố thời gian cho từng ý trong nội dung cần làm. Khi giáo viên gõ hiệu lệnh thì nhiều nhóm còn lún túng vì chưa hoàn thành.
Lúc gọi đại diện nhóm lên trình bày đa số giáo viên gọi các học sinh khá, giỏi hoặc nhóm trưởng lên , những em còn lại khi giáo viên gọi lên thì nhút nhát, không thể trình bày rõ trứơc lớp được.
Có những tiết dạy, giáo viên nêu quá nhiều nội dung thảo luận mà không lựa chọn những nội dung trọng tâm của bài , làm mất nhiều thời gian
* Học sinh : Vẫn còn nhiều em chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến đùn đẩy trách nhiệm cho nhóm trưởng trình bày.
- Thống nhất các bước tiến hành :
+ Ghi rõ các câu hỏi dành cho từng nhóm trên bảng phụ có cả thời gian hoạt động.
+ Trong thời gian các nhóm làm việc giáo viên báo quát lớp, khảo sát các nhóm, nhắc nhở những học sinh chưa tập trung.
+ Gõ hiệu lệnh kết thúc hoạt động thì một trong các nhóm có cùng nội dung sẽ lên trình bày kết quả. Giáo viên gọi bất kì 1 học sinh nào trong nhóm, nhất là những học sinh ít hoạt động để rèn cho các em thói quen trình bày trước lớp. Các nhóm còn lại sẽ bổ sung những gì chưa hoàn chỉnh. Sau đó giáo viên chuẩn xác kiến thức rồi nhận xét, đánh giá. Nếu nóm nào hoạt động tốt, đồng bộ có thể ghi điểm và tuyên dương trước lớp.
VII . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
ở đối tượng học sinh:
+ Học sinh : khoảng 90% đã biết cách thảo luận , mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. Một số học sinh khá giỏi thộc bài ngay tại lớp
+ Học sinh thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập
+ Khoảng 60% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.
Ở giáo viên:
+ Giáo viên chuẩn bị soạn giảng một cách chu đáo, logic được nội dung kiến thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi và dàn ý tối ưu trong phần thảo luận. Hình thành được bài giảng một cách chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp theo phương pháp dạy học mới.
+ Tiết kiệm được thời gian trong một tiết giảng 45 phút giáo viên không phải làm việc nhiều chủ yếu hướng dẫn học sinh chủ động bàn bạc thảo luận phát huy tính tự lập , khai thác và hoàn thành kiến thức trong bài.
VIII. HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ
+ Sáng kiến không những sử dụng trong những bộ môn của tổ mà còn phổ biến rộng ra ở các bộ môn khác
+ Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các tiết dạy, có phổ biến dạy thực nghiệm ở tất cả các giáo viên trong tổ và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy , sau mỗi đợt thi đua.
+ Các tiết dạy áp dụng đề tài sáng kiến thời gian đầu thường không kịp giờ( Vì kĩ năng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh cũng như phương pháp thảo luận chưa khoa học). Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa học, rút ngắn được ½ thờI gian so với lúc đầu.
+ Giáo viên cần phải có biện pháp kiểm tra bài soạn ở nhà của học sinh một cáh thường xuyên, tránh không để cho các em chép bài của nhau mà phải bàn bạc thảo luận và thống nhất với nhau để hiểu nội dung của bài.
VIII. KẾT LUẬN :
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học các bộ môn ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể.
Tân An ngày 23 tháng 4 năm 2007
Nhóm giáo viên thực hiện chuyên đề
TỔ SỬ- ĐỊA – CÔNG DÂN
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem II Tan An.doc