Rèn tính kiên trì nhẫn nại trong khi viết

Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nét người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”.

 Chữ viết đúng đẹp là một trong những yếu tố quan trọng nhât để góp phần hình thành nhân cách những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ của học sinh đó cũng là mong muốn nguyện vọng của toàn ngành và xã hội đặt ra. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chữ viết của học sinh còn xấu, trình bày tùy tiện cẩu thả.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn tính kiên trì nhẫn nại trong khi viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI RÈN TÍNH KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI TRONG KHIVIẾT A.MỤC TIÊU: Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nét người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”. Chữ viết đúng đẹp là một trong những yếu tố quan trọng nhât để góp phần hình thành nhân cách những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ của học sinh đó cũng là mong muốn nguyện vọng của toàn ngành và xã hội đặt ra. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chữ viết của học sinh còn xấu, trình bày tùy tiện cẩu thả. Chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp nhưng lại rất khó viết, đặc biệt là đối với các em học sinh đầu cấp, các nét cong, nét lượn mềm mại và thay đổi liên tục trong một con chữ. Để tạo dáng thẩm mỹ các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không “thuần túy” như ở chữ cái viết thường. Qua việc thực hành của học sinh, người giáo viên lại một lần nữa rèn cho học sinh tính kiên trì,nhẫn nại của các em. Vì lý do nêu trên, nên tôi chọn đề tài: “Rèn tính kiên trì nhẫn nại trong khi viết” B. NỘI DUNG : Về nội dung ở lớp 2 học sinh học viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện cách viết các chữ viết thường và tập nói nét chữ từ chữ hoa sang chữ thường. Về hình thức rèn luyện: Trong mỗi tiết tập viết học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái viết hoa sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng (có nội dung phù hợp với chủ điểm và tương đối dễ hiểu) có chữ hoa ấy. Số lượng, nội dung và hình thức như vậy là phù hợp với học sinh lớp 2. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lớp 2 học môn tập viết để viết đẹp là rất khó. Ở lớp một các em mới làm quen với chữ hoa qua hình thức tập tô trong giai đoạn luyện tập tổng hợp ở học kỳ II. Chính vì vậy khi viết chính tả, chữ hoa của các em mới dừng ở mức độ gần giống với hình dáng theo mẫu chữ quy định, một số em còn thao tác ngược hoàn toàn với quy trình viết hoặc nhấc bút tùy tiện không biết đâu là điểm nhấn của con chữ để tạo độ mềm mại, đẹp. Còn một lý do nữa rất bức xúc là trong giờ dạy tập viết còn một số giáo viên chưa chú ý và coi trọng tính luyện tập, thực hành của học sinh mà đi sâu quá vào việc giải thích quy trình viết chữ, nên học sinh không được luyện viết nhiều và luyện viết còn mang tính hình thức. Vì vậy để học sinh lớp 2B viết đúng tiến tới viết đẹp chữ hoa hiện hành, từ đó trình bày đẹp một đoạn văn, đoạn thơ là mối quan tâm và trăn trở của tôi cũng như các đồng nghiệp. C. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN: Các yêu cầu cần đạt của việc làm mới: - Viết chữ hoa đúng quy định về hình dáng kích cỡ và viết đúng thao tác, nét chữ mềm mại. - Biết nối các chữ hoa với chữ thường, biết điều chỉnh khoảng cách các con chữ và viết đúng độ cao các con chữ khó viết. - Thực hành viết kết hợp với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát triển tư duy cho học sinh. - Rèn phẩm chất đạo đức như: tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. 2. Phương pháp thực hiện: - Phương pháp luyện tập 1 trong 3 phương pháp: trực quan, đàm thoại gợi mỡ, luyện tập) là phương pháp có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học phân môn tập viết ở lớp 2. Vậy để việc luyện tập thực hành của học sinh có hiệu quả, sản phẩm là chữ viết của các em đúng và đẹp, theo tôi người giáo viên cần tiến hành như sau: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như là các phân môn của bô môn tiếng việt và ở các môn học khác. Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút và ngồi viết đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên. Trong quá trình luyện tập của học sinh, tôi thường lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau: Ví dụ: Khi học sinh luyện viết vở bài: A Chữ hoa. Ở dòng đầu tiên viết chữ hoa A cỡ nhỡ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ chữ viết mẫu trong vở để xác định điểm đặt bút, độ lượng của phần đầu và độ uốn của phần lưng chữ. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh viết từng chữ một, chữ sau rút kinh nghiệm của chữ trước để viết đẹp hơn. Cũng hướng dẫn tương tự với dòng chữ cỡ nhỏ (học sinh viết từng dòng một). Trước khi học sinh luyện viết chữ ghi từ ứng dụng “Anh em thuận hòa”, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ cách nối từ chữ sang chữ, học sinh cũng viết từng chữ một để khắc sâu trí nhớ và rút kinh nghiệm cho chữ sau. Đồng thời chú ý độ cao các con chữ. Chữ hoa A, chữ h thường cao 2 đơn vị. Chữ t cao 1,5 đơn vị. Chữ n,e,m,u,â,o,a, cao hơn 1 đơn vị chữ.Ở dòng đầu của chữ ghi cụm từ ứng dụng “ Anh em thuận hòa” giáo viên cần cho học sinh nhắc lạo khoảng cách giữa các chữ trước khi luyện viết. D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: -Qua thời gian nhận lớp và vận dụng các giải pháp vào việc “rèn tính kiên trì nhẫn nại trong khi viết” .Tôi nhận thấy lớp đạt được những kết quả như sau : Giáo viên nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch đẹp: tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Cụ thể là: - Nhiều em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, sạch. - Một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp nhưng giờ đã được điểm 7 – 8 môn học này. - Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chứ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn. - Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận. - Lớp đạt lớp Vở sạch chữ đẹp. E – KẾT LUẬN Qua gần một năm giảng dạy và áp dụng việc làm mới “Rèn tính kiên trì nhẫn nại trong khi viết ”.Tôi nhận thấy kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả sau: So với đầu năm thì chất lượng chữ viết của các em có tiến bộ đáng kể. Chữ viết chưa rõ ràng, giờ học có vẻ căng thẳng, vậy mà giờ đây đa số các em viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, nhất là hạn chế được việc viết cẩu thả. Việc làm mới “Rèn tính kiên trì nhẫn nại trong khi viết ”. Chỉ là kinh nghiệm của bản thân tôi nhằm nâng cao chất lượng chữ viết bộ môn Tiếng Việt ở lớp 2B do tôi chủ nhiệm. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân.Vì thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Vĩnh, ngày 11 tháng 04 năm 2010 Người viết V¨n ThÞ HiÕu

File đính kèm:

  • docREN TINH KIEN TRI NHAN NAI KHI VIET.doc
Giáo án liên quan