Mục tiêu của giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.
Ở bậc tiểu học, Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc trong đó môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kỹ năng hát kết hợp với gõ đệm cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đệm bằng thanh phách hoặc song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Thực hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách.
Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai điệu của bài hơn.
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.
Ví dụ : bài "Cùng múa hát dưới trăng"
+ Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất.
x x x xx x x x x
Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng “ Mặt” là phách lấy đà ta không gõ.
Tiếng "trăng" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "tròn", 'nhô" hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài.
+ Cách gõ thứ 2 :
Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu.
Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo một cách cứng nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ đệm cho giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" tốt hơn. Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm được cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp.
Ví dụ : bài "Tập tầm vông" ở lớp 1. Có đảo phách chỗ tiếng “vó, tay”.
x x x x x x xx x x xx
Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và
không hát đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai.
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng dẫn học sinh biết cách xác định nhịp, phách trong bài.
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát một cách chính xác và tốt nhất.
c) Phương pháp luyện tập, củng cố bài cũ.
Thông thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một bài hát từ đầu đến khi hoàn chỉnh phải thông qua 2 tiết học. Trong đó, tiết đầu dạy lời ca mới, tiết 2 củng cố; sửa chữa lời của tiết trước; dạy tiếp lời ca còn lại (lời 2 nếu có). Luyện tập củng cố cách gõ đệm theo tiết tấu; theo phách; theo nhịp (tuỳ theo từng bài), tập vận động phụ hoạ và trình bày bài hát.
Bắt đầu ở tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản. Thông thường sau tiết 1 các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời gian 1 tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải thực hiện hát mẫu hoặc cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu của bài . Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi từng bàn thậm chí từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng để các
em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho 1 em.
Giải quyết vấn đề này, giáo viên chỉ cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng 2 lần, sau đó hát mẫu lại câu hát đó và băt nhịp cho tập lại theo đúng bản nhạc.Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho mình.
Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, nhắc lại tính chất nhạc điệu của bài. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ nhiệm vụ cho các em.
VD: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể chỉ cho các em gõ theo tiết tấu của bài.
Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố 1 bài hát là hết sức đa dạng, tuỳ theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1 phương pháp thích hợp, duy chỉ có 1 điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người giáo viên vẫn phải luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em.
Cuối cùng là việc đánh giá, xếp loại, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, ngay cả khi các em thực hát chưa thật tốt.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Bằng sự nhiệt tình, tận tân của bản thân tôi cùng với sự cố gắng lỗ lực của học sinh. Qua một thời gian rèn kỹ năng hát kết với hợp gõ đệm cho học sinh tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc hát đúng giai điệu lời ca mạnh dạn biểu diễn các bài hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ hoạ thông qua đợt khảo sát cuối kỳ I năm học 2009 – 2010 đạt được kết quả như sau:
*Kết quả:
Lớp
Số HS
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)
Khối 1
187
TS
TL
TS
TL
Khối 2
150
4
14,3
78,6
2
7,1
Khối 3
156
10,7
71,4
5
17,9
Với kết quả trên, tuy không cao lắm nhưng cũng đã đem lại niềm vui cho thầy trò chúng tôi qua một thời gian khổ công luyện tập.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN :
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên học sinh luyện tập.
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Hơn nữa người giáo viên còn phải biết lưa chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số phương pháp nêu trên, qua thực tế giảng dạy tại trường tiểu học Long Bình Điền, tôi nhận thấy hiệu quả của các phương pháp này khá cao. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp này, quí thầy, cô có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp vói từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất. Và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau xây dựng nên những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với bộ môn Âm nhạc.
Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho lời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp.
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
Tiếp tục bổ xung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật.
Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội.
Cần phải có phòng học riêng đúng tiêu chuẩn phòng học âm nhạc.
Cần phải đầu tư các loại nhạc cụ có chức năng hiện đại để sử dụng trong việc dạy học.
Tất cả những điều trên sẽ góp phần giúp các em học tập tốt hơn.
BÀI HỌC RÚT RA:
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng hát kết hợp với gõ đệm cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải hát mẫu đúng lời ca giai điệu, cách trình bày bài hát, tư thế ca hát, nét mặt, sắc thái phải phù hợp với bài hát.
Giáo viên luôn phải tìm ra những phương pháp dạy cho từng đối tượng, từng lớp cho phù hợp.
Phải rèn luyện cho học sinh đứng và ngồi đúng tư thế ca hát, cách cầm nhạc cụ gõ, mặnh dạn tự tin, biểu diễn tự tin thoải mái.
Luôn chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú, tập kĩ sử dụng đàn đệm cho các bài hát, các động tác phụ hoạ trước khi lên lớp.
Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình rèn luyện kỹ năng hát kết hợp với gõ đệm cho học sinh. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng về ca hát và các hoạt động văn nghệ trong trường cho học sinh tiểu học.
Buôn Hồ, ngày 08 tháng 06 năm 2010
Người thực hiện
Trương Thị Lương
File đính kèm:
- SKKN Nhac TH.doc