Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3

Như chúng ta đã biết dạy học Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Giải được các bài toán đơn giản có ứng dụng nhiều trong thực tế xây dựng nền móng toán học để các em học tiếp lên các bậc học trên đồng thời ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của các em ; góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán ; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết thực hành gồm 2 tiết (Tiết 92, 95). 3. Các biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3 Khi dạy đọc, viết số có bốn chữ số ở lớp 3, giáo viên cần rèn cho học sinh các kĩ năng như : - Hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số. - Xác định hàng tương ứng với từng chữ số trong số có bốn chữ số. - Rèn kĩ năng viết số có bốn chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong số đó. - Rèn kĩ năng đọc số có bốn chữ số. a. Bước 1: Hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số Để hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số ta xét một số 1423, có thể tổ choc các hoạt động như sau: * Hình thành số 1423 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lấy các tấm ô vuông như SGK đặt trên bàn: + Lấy lần thứ nhất: 10 tấm ô vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông, xếp thành một hàng. Ta lấy được 1000 ô vuông. + Lấy lần thứ hai: 4 tấm ô vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông, xếp thành một hàng. Ta lấy được 400 ô vuông. + Lấy lần thứ ba: 2 thanh ô vuông, mỗi thanh có 10 ô vuông, xếp thành một hàng. Ta lấy được 20 ô vuông. +Lấy lần thứ tư: 3 ô vuông nhỏ. Ta lấy được 3 ô vuông. * Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ số ô vuông đã có trên bàn hoặc đã lấy ra, các em có thể đọc như sau: + Một nghìn bốn trăm hai mươi ba ô vuông. + Một nghìn, bốn trăm, hai chục, ba đơn vị. + Một nghìn bốn trăm hai mươi ba. Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại số thẻ đã lấy được để biểu diễn cho số ô vuông trong mỗi hàng, sau mỗi lần HS nêu được thì viết số vào hàng tương ứng. Cụ thể là: + Hàng thứ nhất lấy được 1 thẻ 1000 (1000 ô vuông) viết 1 vào hàng nghìn. + Hàng thứ hai lấy được 4 thẻ 100 (400 ô vuông) viết 4 vào hàng trăm. + Hàng thứ ba lấy được 2 thẻ 10 (20 ô vuông) viết 2 vào hàng chục. + Hàng thứ tư lấy được 3 thẻ 1 (1000 ô vuông) viết 3 vào hàng đơn vị. Ta có bảng sau: Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1 4 2 3 - Từ kết quả ghi số ô vuông được lấy theo hàng như trên, giáo viên có thể hỏi: Số trên gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ? Học sinh nêu: Số trên gồm 1 nghìn 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị. * Hoạt động 3: Tổ chức cho HS ghi số: 1423 (Viết liền các số của hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị ta được số 1423). * Hoạt động 4: Tổ chức cho HS đọc số từ cách ghi trên. + Gọi HS đọc số 1423 ( gợi ý cho HS cách đọc tương tự như đọc số có ba chữ số). + HS rút ra cách đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba. Sau khi hình thành được được biểu tượng, cách viết, đọc số 1423, tiếp tục hình thành biểu tượng, cách viết, cách đọc một số nữa là số 4231 (Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt). Tiếp đó thông qua các bài tập thực hành có dạng dựa vào cấu tạo để viết số, đọc số. HS dần dần hình thành được biểu tượng về các số có bốn chữ số, biết đọc, viết số có bốn chữ số. Để học sinh hình thành chắc chắn biểu tượng về các số có bốn chữ số, cần chia các số có bốn chữ số thành các dạng khác nhau: + Số có bốn chữ số mà cả bốn chữ số đều khác 0. + Số có bốn chữ số mà chữ số hàng trăm có giá trị là 0. + Số có bốn chữ số mà chữ số hàng chục có giá trị là 0. + Số có bốn chữ số mà chữ số hàng đơn vị có giá trị là 0. Qua các bài dạy các dạng số có bốn chữ số HS có thể tự nhận thấy rằng một số được gọi là số có bốn chữ số khi nó có đủ các chữ số ở tất cả các hàng: Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị, trong đó chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị có thể bằng 0 nhưng chữ số hàng nghìn phải khác 0. b. Bước 2: Dạy đọc, viết số có bốn chữ số Việc dạy đọc, viết số là hoạt động liền ngay sau khi hình thành biểu tượng số. Vì thế việc dạy đọc, viết các số vẫn dựa vào hình ảnh trực quan đó là các thẻ số đã được mô tả ở trên. Như vậy có thể thấy học sinh có thể dựa vào kinh nghiệm đã tích luỹ được ở toán lớp 2 để học đọc, viết số tương ứngvới các hình ảnh trực quan. Mặt khác với việc sử dụng các hình ảnh trực quan- thẻ số có mức độ trừu tượng và khái quát cao hơn các hình ảnh trực quan học sinh có khả năng đọc, viết các số có nhiều chữ số. Căn cứ vào quy ước về giá trị biểu diễn của các thẻ số, khi thấy 1 thẻ số 1000 HS tự hình dung ra được là có 1000 ô vuông. Hoặc chỉ cần viết, chẳng hạn 7 ở cột hàng nghìn . HS tự hiểu được số 7 ở đây biểu thị cho 7 thẻ số dạng 1000 tức là có 7000 đơn vị, Đây là sự tiếp tục củng cố về “ Giá trị theo vị trí (theo hàng) của chữ số đã được chuẩn bị từng bước ở lớp 1, lớp 2. Nội dung dạy đọc, viết các số có bốn chữ số đều có cùng cấu trúc, cụ thể là: + Dạy học đọc, viết các số có tất cả các chữ số đều khác 0. Trong trường hợp này giáo viên rèn cho học sinh khi đọc đến chữ số hàng chục ta đọc thêm từ “mươi’’ rồi đọc đến chữ số hàng đơn vị. + Dạy học đọc, viết các số có các chữ số ở hàng cao nhất khác 0 và các chữ số còn lại đều là 0 hoặc có ít nhất một chữ số là 0. Trong trường chữ số 0 đứng ở hàng trăm đọc là không trăm, chữ số 0 đứng ở hàng chục đọc là linh, chữ số 0 đứng ở hàng đơn vị đọc là mươi. + Trong quá trình dạy học đọc, viết các số đều có các bài luyện tập về đọc, viết một nhóm các số liên tiếp nhau. Dạng bài tập đọc, viết số này giúp làm rõ dần đặc điểm của dãy số tự nhiên (nếu thêm 1 vào một số thì được số liền sau nó ; nếu bớt 1 ở một số thì được số liền trước nó) và cũng để củng cố kĩ năng đọc, viết các số một cách chắc chắn cho học sinh. Như vậy, khi dạy học đọc, viết các số nên căn cứ vào nội dung bài học để xác định có những hoạt động nào, trong đó học sinh tham gia mức nào, Sử dụng đồ dùng trực quan gì để HS tự nêu được cách đọc, viết các số. * Trong khi dạy học sinh đọc số có bốn chữ số tôi lưu ý cho học sinh cách đọc số có bốn chữ số ở một số trường hợp sau : Trường hợp 1: Số có 4 chữ số mà có chữ số 1 đứng ở hàng đơn vị: + Nếu chữ số hàng chục là 0 hoặc 1thì chữ số 1 ở hàng đơn vị được đọc là “một”. Ví dụ: 1301: Đọc là Một nghìn ba trăm linh một. 1311: Đọc là Một nghìn ba trăm mười một. + Nếu chữ số hàng chục lớn hơn 1 thì chữ số 1 ở hàng đơn vị đọc là “mốt”. Ví dụ : 8721: Đọc là Tám nghìn bảy trăm hai mươi mốt. Trường hợp 2: Chữ số 5 trong số có bốn chữ số. + Chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị: Nếu chữ số ở hàng chục là 0 thì đọc chữ số 5 ở hàng đơn vị là “năm” (Ví dụ: 2005: Đọc là Hai nghìn không trăm linh năm). Nếu chữ số hàng chục khác 0 thì chữ số 5 ở hàng đơn vị đọc là “lăm” (Ví dụ: 2415: Đọc là Hai nghìn bốn trăm mười lăm). + Chữ số 5 đứng ở hàng nghìn, trăm, chục khi đọc ta đọc là “năm” (Ví dụ: 5555 Đọc là Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm). * Trong khi dạy học sinh viết số có bốn chữ số tôi lưu ý cho học sinh cách viết số có bốn chữ số ở một số trường hợp sau : Trường hợp 1: Dựa vào cách đọc số để viết số: Hướng dẫn học sinh viết từ trái sang phải viết bắt đầu từ chữ số hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Ví dụ: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy. Viết là 5947 Trường hợp 2: Dựa vào cấu tạo số để viết số: Trường hợp này khó nên học sinh thường lúng túng. Vì vậy tôi lưu ý học sinh đọc kĩ đầu bài và chỉ ra được các hàng tương ứng với từng chữ số. Ví dụ: Viết số gồm : Tám nghìn, năm trăm, năm chục. Tám nghìn: Chữ số 8 ở hàng nghìn Năm trăm: Chữ số 5 ở hàng trăm Năm chục: Chữ số 5 ở hàng chục Hàng đơn vị không có thì ghi chữ số 0. Viết số gồm : Tám nghìn, năm trăm, năm chục: Viết là: 8550. * Trong khi dạy học sinh viết số có 4 chữ số tôi còn lưu ý cho học sinh một số bài tập về viết một nhóm các số liên tiếp nhau. Dạng bài tập này cần cho học sinh nhận xét để tìm ra quy luật của dãy số Ví dụ: Bài 3 (trang 95) Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a, 3000 ; 4000 ; 5000 ; ........; ........; ......... b, 9000; 9100 ;9200 ; ..........; .........; ........ c, 4420 ; 4430 ; 4440 ;..........;..........;......... Hướng dẫn học sinh tìm ra quy luật của dãy số: Dãy số phần a là dãy số tròn nghìn. Số viết tiếp vào dãy số này là 6000 ; 7000 ; 8000. Dãy số phần b là dãy số tròn trăm. Số viết tiếp vào dãy số này là 9300 ; 9400; 9500. Dãy số phần c là dãy số tròn chục. Số viết tiếp vào dãy số này là 4450 ; 446 ; 4470. V. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy môn toán lớp 3 tôi thấy tỉ lệ học sinh biết đọc, viết số có bốn chữ số được nâng lên. Các giờ học toán đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú nhiều hơn cho học sinh. Sau đây là số liệu khảo sát cụ thể : TT Lớp Tổng số học sinh HS biết đọc, viết số có bốn chữ số Tỉ lệ HS đọc, viết các số có bốn chữ số chưa đúng Tỉ lệ HS đọc đúng, viết đúng các số có bốn chữ số Số lượng % Số lượng % 1 3A 33 0 0 33 100 2 3B 36 2 5,5 34 94,5 3 3C 36 1 2,78 35 97,22 4 3Đ 36 1 2,78 35 97,22 5 3E 36 2 5,5 34 94,5 6 3G 37 1 2,78 36 97,22 2. Bài học kinh nghiệm Để rèn kĩ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh, giáo viên cần rèn cho học sinh những kĩ năng sau : - Nhận biết các số có bốn chữ số. - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng. - Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng liền kề nhau. - Biết xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm số có không quá bốn số cho trước. - Biết sắp xếp các số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. - Cần rèn cho học sinh biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức đã học để đọc, viết số có bốn chữ số đạt hiệu quả cao. Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết số có bốn chữ số đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy. Tôi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đinh Thị Hoài CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… PHÒNG GD – ĐT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docRen ki nang doc viet cac so co bon chu so cho hoc sinh lop 3.doc
Giáo án liên quan