Trong giai đoạn mới hiện nay, Đảng ta đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đó là nhiệm hàng đầu bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững (Theo nghị quyết hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ưng Đảng khoá VIII). Mục tiêu phát triển giáo dục bậc tiểu học từ nay đến 2020 , nghị quyết Trung ương 2 cũng chỉ rõ : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học”. Thế kỉ 21 là thế kỉ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc điều khiển xã hội, phát triển kinh tế ở trình độ cao không có con đường nào khác là con đường học vấn. Trong đó môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn tiếng việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ ràng và có thể kiểm soát được như đọc câu nào, đoạn nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì?
Trong việc đọc để hiểu nghĩa từ ngữ trong bài thì những từ ngữ khó đối với học sinh bao gồm cả từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen. Đối với loại từ ngữ này, nếu SGK có chú giải thì cho học sinh đọc chú giải, nếu SGK không có chú giải thì cho học sinh biết được nội dung ý nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh. Có thể dùng các biện pháp:
+ Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa
+ Tìm từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa
+ Tìm từ có nghĩa giống với từ cần giải nghĩa
+ Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.
Đối với từ thực có thể dùng hiện vật, tranh ảnh, mô hình để học sinh nắm nghĩa từ ngữ. Còn đối với từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung bài đọc thì loại từ ngữ này, nhiều khi là những từ ngữ rất bình thường, HS đều có thể hiểu nghĩa, nhưng khi được dùng trong văn cảnh, từ ngữ mang đến cho người đọc những ý nghĩa sâu sắc. Giảng loại từ ngữ này chủ yếu là giảng cách dùng từ ngữ của tác giả và hiệu quả của việc sử dụng từ ngữđặc sắc đó trong bài. Trong việc đọc để tìm hiểu nội dung bài
thì trước hết cần nắm vững được nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm) tình tiết của câu chuyện, những nội dung dễ nhận ra ở các câu văn thơ. Sau đó là nắm ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ.
Để tìm hiểu nội dung bài, tôi thường dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK. Tôi tổ chức cho HS trao đổi để tìm ra nội dung bài. Trong phần đọc hiểu, ta cần quan tâm đến việc gắn giáo dục, liên hệ vào cuộc sống thực tại của các em. Thao tác này có tác dụng rất lớn, tác động trực tiếp tới tâm tư, tình cảm, mơ ước...của các em, giúp các em có những tình cảm, cách nhìn và việc làm thực tế hơn trong cuộc sống đời thường. Ví dụ: khi dạy bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”, qua liên hệ giáo dục, học sinh chắc chắn sẽ nhìn thấy được tác hại của việc bắt chim, hái hoa, từ đó các em sẽ không vô tình làm những việc như thế nữa. Hoặc khi dạy bài: “ Cây đa quê hương” từ hình ảnh cây đa - một vẻ đẹp hiện hữu của quê hương tác giả, giáo viên cho học sinh liên hệ tới việc những hình ảnh đẹp ở quê hương. Từ những hình ảnh các em cho là đẹp đó sẽ kéo các em gần gũi , yêu quý quê hương của mình hơn.
2.4. Luyện đọc nâng cao :
ở phần này với những văn bản văn xuôi thì GV nên quan tâm đến việc rèn cho học sinh đọc hay bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào các từ ngữ gợi cảm. Rèn được việc này đồng nghĩa với việc học sinh có khả năng đọc biểu cảm nội dung của bài. Từ việc học sinh cảm nhận mình đọc hay hơn sẽ khích lệ các em ham thích đọc bài hơn. Ví dụ đọc bài “ Sông Hương” HS phải biết đọc nhấn giọng ở các từ diễn tả các sắc độ của màu sắc như xanh thẳm, xanh biếc, xanh non, ửng hồng.
Ngoài ra với những mẩu chuyện thì tôi sử dụng nhiều hình thức đọc phân vai bởi tôi thấy hình thức này tạo hứng thú học tập cho HS thật bất ngờ. Có những bài đọc mà tôi không thể ngờ được là HS lại có thể thể hiện được như thế. Nhưng để đạt được điều này: Tôi cho rằng Gv không thể đứng ngoài trò chơi sắm vai của HS được mà bắt buộc phải hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc của từng nhân vật có như vậy hiệu quả đọc mới có thể cao.
Bên cạnh đó cũng nên tổ chức cho HS thi đọc thật hay một đoạn mà em thích nhất. Việc này cũng khích lệ đáng kể trong việc thể hiện những kiến thức mà các em đã tiếp thu được của tiết Tập đọc vào phần đọc bài của mình.
Với những văn bản thơ thì yêu cầu ở phần này là phải rèn học thuộc lòng. ở những bài tập đọc kiểu này, GV nên tạo chỗ dựa trí nhớ cho HS bằng cách hoạt động nhẩm thuộc nhóm đôi. Hoạt động này cũng giúp HS có khả năng tự giúp nhau thuộc bài và cuối cùng là thi đọc thuộc lòng theo hình thức cá nhân, nhóm, dãy bàn,...
Tuy nhiên Gv phải quan tâm đến tính vừa sức ở các đối tượng HS. Với đối tượng khá giỏi có thể yêu cầu học thuộc lòng cả bài hoặc ít hơn một chút. Còn với HS trung bình thì chỉ yêu cầu HS đọc thuộc lòng một khổ thơ hoặc vài dòng thơ.
2.5. Phần củng- cố dặn dò
Nhiều GV thực hiện các phần trên rất tốt nhưng đến phần này thì lại để ngỏ mà chưa khép lại được vấn đề. Theo tôi, chí ít phần này ta phải có được những nhận xét về quá trình hoạt động cả tiết học hoặc đúc rút lại những nội dung cơ bản, ý nghĩa của bài học để khép lại vấn đề đã nêu ra ở phần mở bài. Sau đó có thể dặn dò HS về nhà đọc, đọc cho người thân nghe và có thể kể cho gia đình biết hôm nay, trong giờ học này, cô khen con hay khen lớp điều gì. Như vậy việc đọc lại bài học và chuẩn bị bài sau sẽ có tác dụng hơn.
Phần thứ ba: Kết quả
1. Những kết quả đạt được:
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi có được thông qua thực tế chỉ đạo chuyên môn và giảng dạy. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp.Thực ra điều làm tôi vỡ vạc được nhiều nhất ở phân môn Tập đọc này là ở các chuyên đề của Phòng GD tổ chức, ở các tiết dự giờ đồng nghiệp. Thông qua những tiết dự giờ như vậy, tôi học được rất nhiều. Hơn thế nữa việc học hỏi kinh nghiệm trong sách báo cũng không thể bỏ qua, nhất là tạp chí “Thế giới trong ta”, mạng Internet bởi thông qua những bài viết, những tiết tham
dự “Giáo án hay, giờ học tốt” có những nét sáng tạo rất đáng kể mà ta nên áp dụng. Bên cạnh đó, tôi thấy việc kết hợp kiểm tra hướng dẫn với khích lệ việc học phân môn Tập đọc ở nhà sẽ giúp các em đọc đúng, đọc diễn cảm.... nhằm học các môn học khác tốt hơn.
Qua việc, chỉ đạo, phổ biến, áp dụng những kinh nghiệm đó vào giảng dạy thì chất lượng đọc của HS lớp 2C lớp mà GV áp dụng theo hướng của sáng kiến này cho thấy:
Đầu năm học:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
10
31,2
8
25
12
37,6
2
6,2
Cuối học kỳ I:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
15
46,9
12
37,5
5
15,6
0
0
Cuối năm học:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
19
59,4
13
40,6
0
0
0
0
Nhìn vào bảng tổng hợp trên, tôi biết cũng chưa làm được nhiều song trước thực tế là đối tượng HS ở một miền quê nơi tôi đang công tác thì theo nhận định chủ quan của cá nhân tôi, GV phải cố gắng rất nhiều mới đạt được kết quả như vậy. Cho tới hiện nay, hầu như HS lớp 2C đã phát âm chuẩn, ít khi đọc ngọng các tiếng có phụ âm, vần dễ lẫn như ở trên tôi đã nêu. Các em biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, cường độ cũng như tốc độ đọc vừa phải, hầu như các em không đọc quá to hay quá bé, không
còn ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng, đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 50 tiếng/phút. Một điều rất mừng là sau học kỳ I, tình trạng HS đọc trung bình, yếu đã giảm đáng kể.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình chỉ đạo và dạy các môn học ở Tiểu học, tôi thấy: Để đạt được hiệu quả và chất lượng cao ở mỗi môn học không phải là việc dễ làm. Hơn nữa “sản phẩm” của chúng ta là những “sản phẩm” không được phép có phế phẩm. HS tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng rất hiếu động song lại có tâm lý thích bắt chước. Chính vì vậy những lời nói, cử chỉ, thao tác của GV được coi là mẫu cần phải hết sức chuẩn chỉ. Trong tiết học Tập đọc, thao tác mẫu của GV được coi là quan trọng nhất là việc đọc mẫu của GV. Khi đọc mẫu, tối thiểu nhất GV phải làm được là đọc đúng, chính xác, rõ ràng và thể hiện được ý nghĩa biểu cảm của văn bản.
- Luôn tạo cho HS những tâm thế học tập tốt, khích lệ HS đúng lúc, kịp thời, tuyệt đối không tiết kiệm lời khen. Điều đó giúp HS có hứng thú học tập tốt.
- Quan tâm chỉnh sửa kịp thời những lỗi sai của HS, giúp HS tự đánh giá được kết quả đọc của mình và biết so sánh với kết quả đọc của bạn. Từ đó các em sẽ cố gắng vươn lên để đọc được tốt hơn.
- Tổ chức tốt các trò chơi luyện đọc, giúp HS ham thích môn học, có những cách thể hiện tốt.
- Liên hệ giáo dục phải sát hợp với thực tế của lớp, trường, địa phương và cuộc sống thực của các em.
3. kết luận và kiến nghị
Việc dạy cho học sinh kỹ năng đọc tốt không phải là việc làm một sớm một chiều. Song thông qua tất cả các môn học trong trường Tiểu học, Gv đều có thể rèn đọc cho HS ở mọi lúc, mọi nơi. Phân môn Tập đọc có tác dụng và vai trò quan trọng đối với HS Tiểu học, là nền móng để các em đi vào kho tàng tri thức bằng ngôn ngữ của mình.
Việc nghiên cứu, viết bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn không chỉ
riêng tôi mà mọi GV Tiểu học đều sẽ hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc trong bộ môn Tiếng Việt để trong quá trình giảng dạy, rèn tốt cho HS kỹ năng đọc và khả năng cảm thụ học của HS.
Tuy nhiên, với khả năng của bản thân còn hạn chế, bài viết cũng chỉ đáp ứng được phần nào khía cạnh của việc dạy phân môn Tập đọc mà thôi. Trong việc trình bày hướng thực hiện, cách giải quyết vấn đề còn nhiều khiếm khuyết mà tôi chưa nhận ra. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự cảm thông của các cấp lãnh đạo và của đồng nghiệp. Đặc biệt với tư tưởng cầu thị, tôi rất mong sự góp ý chân thành, chỉ bảo tận tình của các cấp lãnh đạo và của đồng nghiệp để tôi thấy được cái chưa được của bản sáng kiến kinh nghiệm này, từ đó sẽ biến lý luận thành thực tiễn góp phần giáo dục toàn diện cho HS. Bên cạnh đó, tôi cũng mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau để việc giảng dạy phân môn Tập đọc đạt hiệu quả như:
- Các cấp lãnh đạo cần tăng cường tổ chức các chuyên đề Tập đọc, đây chính là hình thức học tập, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm dạy học. Tạo điều kiện cho GV từng bước nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Tăng cường quan tâm việc cung cấp thiết bị, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, băng đĩa hình, ti vi, đầu đĩa phục vụ bài dạy.
- Nếu có thể tìm nguồn hỗ trợ nào đó để cung cấp và tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với những văn bản đọc ngoài chương trình học để các em có điều kiện tiếp xúc với những văn bản lạ, bớt đi hạn chế khi đọc những văn bản đọc mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi và một số kiến nghị, đề xuất nhằm đẩy cao chất lượng đọc của HS. Một lần nữa tôi mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- SKKN lop 2 ren doc dien cam.doc