A.Lý thuyết
I. Các kiến thức liên quan:
1) Tính chất chia hết của số nguyên.
2) Tính chất của số chính phương.
3) Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
4) Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 ( a 0) có 2 nghiệm x1; x2 thì :
ax2 + bx + c = a(x – x1)(x – x2).
II.Các phương pháp giải phương trình bậc 2 với nghiệm nguyên:
- Phương pháp đánh giá
+Sử dụng điều kiện có nghiệm ∆ ≥ 0 để chặn khoảng giá trị của biến.
+Đưa về tổng các bình phương để đánh giá
- Sử dụng điều kiện ∆ là số chính phương.
- Đổi vai trò của ẩn
- Đưa về phương trình ước số.
- Tham số hóa để đưa về phương trình ước số.
- Rút ẩn này theo ẩn kia, rồi tách phần nguyên.
- Nếu phương trình có các nghiệm đều nguyên ta có thể áp dụng hệ thức Vi-ét.
PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI VỚI NGHIỆM NGUYÊN
A.Lý thuyết
I. Các kiến thức liên quan:
1) Tính chất chia hết của số nguyên.
2) Tính chất của số chính phương.
3) Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
4) Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 ( a ¹ 0) có 2 nghiệm x1; x2 thì :
ax2 + bx + c = a(x – x1)(x – x2).
II.Các phương pháp giải phương trình bậc 2 với nghiệm nguyên:
- Phương pháp đánh giá
+Sử dụng điều kiện có nghiệm ∆ ≥ 0 để chặn khoảng giá trị của biến.
+Đưa về tổng các bình phương để đánh giá
- Sử dụng điều kiện ∆ là số chính phương.
- Đổi vai trò của ẩn
- Đưa về phương trình ước số.
- Tham số hóa để đưa về phương trình ước số.
- Rút ẩn này theo ẩn kia, rồi tách phần nguyên.
- Nếu phương trình có các nghiệm đều nguyên ta có thể áp dụng hệ thức Vi-ét.
Ví dụ 1: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
x2 - xy + y2 = 2x - 3y - 2 ( 1)
Giải:
Coi (1) là phương trình bậc 2 đối với ẩn y ta được:
y2 + ( 3 - x)y + ( x2 - 2x +2 ) = 0 (2)
∆ = - 3x2 + 2x + 1
Để phương trình (2) có nghiệm thì
∆ ≥ 0 Û - 3x2 + 2x + 1 ≥ 0 Û -1/3 ≤ x ≤ 1
mà x là số nguyên suy ra x Î{0; 1}
+) Với x = 0 thay vào (2) ta được y2 + 3y + 2 = 0 ta có y1 = - 1; y2 = -2
+) Với x = 1 thay vào (2) ta được y2 + 2y + 1 = 0 ta có y3 = - 1
Kết luận: Vậy các nghiệm nguyên (x;y) của phương trình là : (0; -1); (0; -2); (1; -1)
Ví dụ 2: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
x2 + 2y2 + 3xy - x -y + 3 = 0 (1)
Giải:
Viết phương trình đã cho về phương trình bậc hai đối với ẩn x ta được
x2 + ( 3y - 1)x + ( 2y2 - y + 3) = 0 (2)
Có ∆ = y2 - 2y -11
Xét điều kiện cần để phương trình 2 có nghiệm nguyên :
∆ là số chính phương Û y2 - 2y -11 = k2 ( k ÎN)
Û (y - 1)2 - k2 = 12 Û ( y - 1 +k)(y - 1 - k) = 12
Do y - 1 + k và y - 1 - k cùng tính chẵn lẻ và y - 1 + k > y - 1 - k nên ta có bảng sau:
y - 1 + k
6
-2
y - 1 - k
2
-6
y - 1
4
-4
y
5
-3
+) Với y = 5 thay vào phương trình (2) ta được
x2 + 14x + 48 = 0 ta có x1 = -8; x2 = - 6
+) Với y = - 3 thay vào phương trình (2) ta được
x2 - 10x + 24 = 0 ta có x3 = 6; x4 = 4
Kết luận: Nghiệm nguyên (x;y) của phương trình là: ( -8;5); (-6;5); (6;-3); (4;-3).
Ví dụ 3:Cho phương trình: ( p là tham số)
Tìm các số hữu tỉ p để phương trình có ít nhất một nghiệm nguyên.
Giải:
Phân tích: nếu ta coi là phương trình bậc 2 với ẩn x thì ∆ = -8p2-68p -131 đến đây ta chặn được p nhưng không thể tìm được p.
Do đó ta cần đổi vai trò của ẩn
Coi phương trình (*) là phương trình bậc hai ẩn p ta có: ∆’ = -2x2 + 5x -2....
Ví dụ 4: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
x2 - 2x - 11 = y2Û (x2 - 2x -1) - y2 = 12 Û (x - 1- y)(x - 1+y) = 12....
Ví dụ 5: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
5x - 3y = 2xy -11Û (2x+3)y = 5x + 11
do x nguyên 2x + 3 ≠ 0 Þ y = 2+(x+5)/(2x+3) ....
Ví dụ : Giải phương trình nghiệm nguyên
(1)
( HSG Bắc Ninh 2012 – 2013)
Coi là phương trình bậc 2 ẩn x ta được
(x2)2 – x2 (y2 + 4) – 2y4 – 7y2 – 5 = 0
có D = (y2 + 4)2 - 4(– 2y4 – 7y2 – 5 ) = 9y4 + 36y2 +36 = (3y2 + 6)2
nên (1) Û..
NX: Nếu vế phải của (1) là số nguyên khác 0 ta được phương trình ước số.
Ví dụ: Tìm các số nguyên dương thoả mãn (1)
Nhận xét: Nếu coi phương trình (1) là phương trình bậc hai ẩn x ta được:
2x2 – x(y + 7) – y2 + 2y – 7 = 0
Có: D= (y +7)2 – 4.2(– y2 + 2y – 7 ) = 9y2 +2y + 105 Không thuận lợi.
Do đó ta coi phương trình (1) là phương trình bậc hai ẩn y ta được:
y2 + y(x – 2) – 2x2 – 7x + 7= 0
Có: D = (x – 2)2 – 4(– 2x2 – 7x + 7) = 9x2 +24x -24
D không là một bình phương vậy xử lý thế nào?
Ví dụ 6:Cho phương trình :
(m – 1 )x2 - ( 2m + 1 )x + m2 – 2m + 4 = 0
Tìm tất cả các giá trị nguyên của m để phương trình có các nghiệm đều là số nguyên .
Ví dụ 6: Tìm tất cả các số tự nhiên a sao cho phương trình :
x2 - a2 x + a +1 = 0 có nghiệm nguyên .
( Bắc Ninh, ngày 14/7/2001)
Giải:
Với a = 0 phương trình đã cho vô nghiệm suy ra a
Giả sử x1,x2 là hai nghiệm của PT đã cho.
Theo Vi-ét ta có:
Với a nếu phương trình có 1 nghiệm nguyên thì nghiệm còn lại cũng là số nguyên
Trừ từng vế của (1) và (2) ta được :
Vì và nên: ≥ 1 và
- 10; - 10(- 1)(- 1) 00
Mà a + 1 > 0 2 - a 0a , do a 0 < a a
+) Với a = 1 pt đã cho trở thành x2 - x + 2 = 0 (PT này vô nghiệm)
+) Với a = 2 pt đã cho trở thành x2 - 4x + 3 = 0
PT này có hai nghiệm x1 = 1; x2 = 3 nguyên.
Vậy với a = 2 thì PT đã cho có nghiệm nguyên.
Bài tập:
Bài 1:Tìm tất cả các giá trị nguyên của a sao cho với các giá trị đó phương trình :
x2 + ax + a = 0 có nghiệm nguyên .
Bài 2:Cho phương trình :
(m – 1 )x2 - ( 2m + 1 )x + m2 – 2m + 4 = 0
Tìm tất cả các giá trị nguyên của m để phương trình có các nghiệm đều là số nguyên .
Bài 3:Tìm tất cả các số nguyên a để phương trình:
x 2 – ( 3 + 2a ) x + 40 – a = 0 có nghiệm nguyên.
(Vào 10 Bắc Ninh năm học 2001 - 2002)
Bài 4: Tìm x, y nguyên thoả mãn:
7x2 + 13y2 = 1820
Bài 5: Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau:
2x6 – 2x3y + y2 = 64
Chuyên ngữ Hà Nội năm 2002
Bài 6: Tìm nghiệm nguyên của mỗi phương trình sau:
a) 2xy – 4x – y = 1 b) 2xy –x – y + 1 = 0
c)6x2 + 7y2 = 229 d) 8x2 – 5y2 + 10x + 4 = 0
Bài 7: Tìm các số hữu tỉ x để x2 + x + 6 là số chính phương.
Bài 8: Tìm tất cả các số nguyên dương x, y sao cho:
2(x +y) + xy = x2 + y2
Sư phạm Hà Nội năm học 2007 - 2008