Mối liên hệ là nội dung có tính chất trụ cột, xương sống của địa lí . Đị a lí đi lên
từ các mối quan hệ. Các hiện tượng, đối tượng địa lí vốn đã có quan hệ chặt chẽ tr ong
thực tế, chúng được chọn lọc và trình bày tr ên bản đồ phù hợp với yêu cầu học tập địa
lí, nhưng không mất đi các mối liên hệ này. Do đó cần xác lập các mối liên hệ địa lí để
hình thành cho học sinh phương pháp tư duy logic, phương pháp nhận thức các đối
tượng là hiện tượng địa lí trong mối liên hệ biện chứng của nó. Ví dụ như quan hệ giữa
địa hình và khí hậu, trong một địa phương đị a hình càng cao thì khí hậu càng mát mẻ
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ địa lí trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phần trong mối liên hệ gồm: Mối liên hệ
nhân quả là mối liên hệ trong đó có sự tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật
hiện tượng. Chỉ có nguyên nhân mới sinh ra kết quả, trong khi đó kết quả không thể nào
sinh ra nguyên nhân ban đầu sinh ra nó. Thứ hai là qui luật địa lí, đây là những kiến
thức khái quát hoá biểu hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng mà quá trình địa lí
có bản chất cố định không thay đổi trong những điều kiện nhất định mỗi khi lặp lại, các
mối liên hệ nhân quả trong địa lí nói chung đều phổ biến sẽ là các qui luật. Thứ ba là
mối liên hệ thông thường, khác với mối liên hệ nhân quả, nguyên nhân không đóng vai
trò quyết định kết quả như vậy mà chỉ đóng vai trò nhất định nào đó.
Cách tiến hành rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ địa lí trên bản đồ như sau:
1. Củng cố và phát triển thêm vốn hiểu biết của học sinh về bản đồ.
Sở dĩ như vậy vì tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và
biết xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Điều quan trọng đối với kĩ năng này là giáo
viên cho học sinh biết các mối tương quan chủ yếu trên bản đồ. Các mối tương quan
này bao gồm:
*Các mối tương quan về vị trí (toạ độ mặt bằng hay độ cao). Ví dụ tương quan
vị trí giữa các vùng động đất, núi lửa, các vành đai sinh khoáng, các vùng núi trẻ với
những vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra
(hình 10 và hình 7.3).
* Tương quan về màu sắc thường được phân thành hai loại. Thứ nhất trong bản
đồ dùng một gam màu nhưng ở các cấp độ khác nhau, chúng thường biểu hiện đặc trưng
cường độ của hiện tượng như bản đồ phân bố dân cư-hình 25, màu đỏ mật độ >200
người/km2, vàng 101-20 người/ km2, cam 51-100 người/km2, xanh 10-50 người/km2,
trắng <10 người/km2. Thứ hai, trong bản đồ dùng nhiều màu sắc khác nhau biểu hiện sự
khác nhau trong chất lượng hiện tượng ví dụ như hình 32.3 biểu hiện các khu vực (màu
đỏ - Trung Đông, màu hồng châu Âu…).
*Tương quan kích thước kí hiệu như tương quan kích thước kí hiệu tròn của sản
lượng điện năng (hình 32.4), tương quan kích thước kí hiệu vuông thể hiện trữ lượng
dầu mỏ (hình 32.3)..., tuơng quan độ lớn kí hiệu đường như độ rộng của luồng vận tải
hàng hoá bằng đường biển trên thế giới (hình 37.3).
*Tương quan vế kết cấu (mật độ của các phần tử đồ hoạ) như hình 10 ta thấy
mật độ các núi lửa ở vành đai lửa Thái Bình Dương là dày đặc nhất so với các vành đai
khác như Địa Trung Hải, giữa Đại Tây Dương...
3
*Tương quan phương hướng đường chuyển động như hình 16.4 các dòng biển
trên thế giới ta thấy: mũi tên xanh thể hiện dòng biển lạnh thường xuất phát từ khoảng
30-400 vĩ tuyến thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương chảy về phía xích đạo có
hướng ngược lại với mũi tên đỏ thể hiện dòng biển nóng. Dòng biển nóng xuất phát từ 2
bên xích đạo chảy về phía Tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.
2. Cung cấp dần các mối liên hệ địa lí làm cơ sở cho việc rèn luyện kĩ năng
Việc cung cấp dần các mối liên hệ địa lí được thực hiện thường xuyên liên tục
qua các bài như mối liên hệ tự nhiên (trong chương 3, 4), các mối liên hệ giữa tự nhiên
và kinh tế xã hội, giữa kinh tế xã hội và kinh tế xã hội (chương 5, 7, 8, 9, 10). Cuối tiết
học giáo viên nên giúp học sinh rút ra các mối liên hệ địa lí được học trong bài.
3. Giúp học sinh tự phân biệt được các mối liên hệ địa lí thông thường, các mối liên
hệ nhân quả và các qui luật địa lí
Tập cho học sinh phân biệt mối liên hệ địa lí thông thường với mối liên hệ nhân quả
bằng cách luôn đặt câu hỏi để các em suy nghĩ, phân tích và trả lời: phải chăng cứ có cái này
thì có cái kia. Chỉ khi nào câu trả lời được khẳng định thì lúc đó mới có thể phát biểu theo
kiểu vì...nên. Trong trường hợp câu trả lời phủ định thì đó là mối liên hệ thông thường. Chẳng
hạn có thể nói vì “Na Uy nằm ở vĩ độ cao nên có khí hậu lạnh” chứ không thể nói vì “Na Uy
vì nằm cạnh biển nên ngành đánh cá và hàng hải phát triển” bởi đây không phải là mối liên hệ
nhân quả, mang tính qui luật, cứ có cái này tất yếu phải có cái kia. Trong thực tế cũng có
nhiều nước nằm ven biển nhưng hai ngành này không hoặc chưa phát triển. Việc khai thác tự
nhiên còn phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triẻn của mỗi nước.
Đối với loại mối liên hệ nhân quả và mối liên hệ mang tính qui luật nên dùng kí
hiệu mũi tên như: nằm ở vĩ độ cao khí hậu lạnh (bài 11), dùng các kí hiệu gạch
ngang để chỉ các mối liên hệ thông thường như: nhiều rừng- công nghiệp gỗ phát triển
(bài 31), quốc gia hải đảo - đánh cá phát triển (bài 29)
4. Dạy và rèn luyện học sinh qui trình phát hiện mối liên hệ địa lí trên bản đồ
Để tìm được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ cần tiến hành theo
qui trình sau:
- Xác định mục đích làm việc. Ví dụ Bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố
các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ thì mục đích là: Nhận xét
được mối liên hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
với ranh giới của các mảng kiến tạo.
- Xác định những kiến thức có liên quan. (nhắc lại kiến thức có liên quan và nêu lí do tại sao
phải dựa vào các kiến thức đó). Ví dụ như bài 10 ta phải nhắc lại kiến thức có liên quan là khái
niệm về động đất, núi lửa, thế nào là núi trẻ và cách phân biệt chúng với núi già (ở lớp 6) và nội
dung thuyết kiến tạo mảng. Sở dĩ như vậy vì đang thực hành về sự phân bố động đất, núi lửa, các
vùng núi trẻ cần cho học sinh nhớ lại thế nào là động đất, núi lửa và thế nào là núi trẻ. Đối với
thuyết kiến tạo mảng: vì khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hoặc tách giãn xa
nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa.
4
- Qui tắc về trình tự tiến hành công việc cần chú ý những điểm gì để học sinh
làm bài tốt hơn.
Tiếp tục ví dụ bài 10 GV gợi ý cho học sinh:
+ Xác định tên các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới
cần dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới để đọc được tên 4 vành đai chính (vành đai động
đất, núi lửa Thái Bình Dương, giữa Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Đông Phi), tên các
dãy núi trẻ (Coocđie, Andet, Himalaya).
+ Chú ý cho HS tương quan về kết cấu (mật độ của các phần tử đồ hoạ) của
chấm tròn đỏ_kí hiệu núi lửa, ta thấy mật độ các chấm tròn đỏ_núi lửa ở vành đai nào là
dày đặc nhất? (học sinh sẽ quan sát và trả lời vành đai lửa Thái Bình Dương là dày đặc
nhất so với các vành đai khác như Địa Trung Hải, hay giữa Đại Tây Dương, Đông
Phi…) Diện tích vùng phân bố của vành đai động đất nào là lớn nhất? (học sinh quan
sát và sẽ trả lời vành đai động đất Thái Bình Dương là lớn nhất)
+ Để nhận xét được sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
cần quan sát hình 7.3 Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển. Nhận xét tương quan vị trí giữa
các vùng động đất, núi lửa, các vành đai sinh khoáng, các vùng núi trẻ với những vùng tiếp
xúc giữa các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra.
- Kiểm tra kết quả khi thực hiện. Sau khi làm mẫu giáo viên yêu cầu học sinh
giải thích, nhắc lại trình tự công việc đã làm và ghi trình tự đó vào vở để về nhà thực
hiện bài tập tương tự theo mẫu mà giáo viên đã làm trên lớp.
Khi xác lập mối liên hệ địa lí trên bản đồ để giải thích sự vật hiện tượng thì chúng ta
cần phải liên hệ với các bản đồ có nội dung liên quan. Ví dụ như để giải thích lượng mưa
của một khu vực (bài 13) ngoài bản đồ khí hậu thì ta phải tìm hiểu bản đồ địa hình, dòng
biển, gió. Sở dĩ như vậy vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới lượng mưa. Cần tìm
hiểu tất các mối liên hệ địa lí giữa các thành phần nhưng chú ý đến các yếu tố trội chi
phối các thành phần khác bởi trong địa lí điều quan trọng là làm rõ tính độc đáo của
từng nơi. Ví dụ giải thích mưa nhiều trên 2000 mm ở phía tây Canada (hình 13.2) ta đối
chiếu với bản đồ khí áp (khí áp thấp), gió (gió tây ôn đới), dòng biển (dòng biển nóng),
địa hình (núi cao chắn gió), tổng hợp các yếu tố trên gây mưa nhiều nhưng đặc biệt chú
ý đến yếu tố trội là địa hình cao chắn gió gây mưa lớn (dẫn đến sự khác biệt mưa nhiều
hơn Tây Âu mặc dù hai khu vực này có nhiều điểm tương đồng về gió, dòng biển, áp).
KẾT LUẬN
Để phương pháp rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên hệ địa lí trên bản đồ thành
công đòi hỏi giáo viên và học sinh phải:
+ Xác lập được mối liên hệ địa lí trên bản đồ và xem xét chúng thuộc mối liên
hệ nào.
+ Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, kể cả
kiến thức thực tiễn và kiến thức qua sách báo ti vi để hình thành, nắm bắt và hiểu sâu
các mối liên hệ.
5
+ Nên biểu hiện các mối liên hệ địa lí bằng sơ đồ cho trực quan, sinh động dễ
hiểu. Nếu nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại thì giáo
viên nên sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học mối liên hệ địa lí
+ Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sử dụng bản đồ trong đó có kĩ
năng phát hiện mối liên hệ địa lí trên bản đồViệc rèn luyện kĩ năng phát hiện mối liên
hệ địa lí trên bản đồ chương trình địa lí nói chung và SGK lớp 10-ban cơ bản nói riêng
là rất cần thiết có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học địa lí.
Phải quan tâm hơn nữa đến việc tiến hành phương pháp rèn luyện kĩ năng phát
hiện mối liên hệ địa lí trên bản đồ chương trình SGK lớp 10-ban cơ bản. Muốn vậy cần:
+ Tăng số giờ về bản đồ trong chương trình giảng dạy.
+ Tăng số giờ thực hành và các bài tập về bản đồ trong học tập địa lí. Trình độ của
học sinh ngày càng cao do đó dạy bản đồ không chỉ dừng lại ở việc dạy các em nhận xét bản
đồ mà hình thành cho các em để học sinh hiểu sâu sắc vấn đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Văn Đức. Lí luận dạy học địa lí - phần đại cương.
[2] Lâm quang Dốc. Bản đồ giáo khoa.
[3] Lâm quang Dốc. Hướng dẫn sử dụng atlat địa lí Việt Nam.
[4] Lê Thông (Tổng chủ biên). Địa lí 10
[5] Nguyễn Minh Tuệ. Địa lí 10 (sách giáo viên).
File đính kèm:
- Phuong phap ren luyen ky nang phat hien moi lien hedia li tren ban do.pdf