Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 11 - THPT (ban cơ bản) theo hướng tích cực

Trong những năm qua cùng với đổi mới chương t rình thì sách giáo khoa Địa lý

cũng có nhiều cải cách đáng kể về nội dung và phương pháp dạ y học mới. Hiện nay sách

g iáo kh oa đã thực hiện cải cách đến chương trình l ớp 11 s o với các sách giáo khoa cũ th ì đã

có nhiều ưu điểm hơn không ch ỉ ở việc bổ sung thêm kênh hình nh ư bản đồ, lược đồ, biểu

đồ. cũng k há phong phú và đa dạng. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn

Đị a Lý cũng đồng thời phải g ắn với việc tìm ra các phương ph áp k hai thác và sử dụng hiệu

quả kênh h ình trong sách giáo khoa.

 

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 11 - THPT (ban cơ bản) theo hướng tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 11 - THPT (BAN CƠ BẢN) THEO HƯỚNG TÍCH CỰC Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Hải, K56B Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ths Đoàn Thị Thanh Phương ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua cùng với đổi mới chương trình thì sách giáo khoa Địa lý cũng có nhiều cải cách đáng kể về nội dung và phương pháp dạy học mới. Hiện nay sách giáo khoa đã thực hiện cải cách đến chương trình lớp 11 so với các sách giáo khoa cũ thì đã có nhiều ưu điểm hơn không chỉ ở việc bổ sung thêm kênh hình như bản đồ, lược đồ, biểu đồ... cũng khá phong phú và đa dạng. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Địa Lý cũng đồng thời phải gắn với việc tìm ra các phương pháp khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội ở trong nước và thế giới đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc thì môi trường dạy học ở các trường THPT đang chuyển biến nhanh trong quá trình cải cách và thay đổi tâm lý và nhận thức của học sinh THPT đang có những thay đổi quan trọng khác về chất so với học sinh THCS. So với học sinh THCS, học sinh THPT trong đó có học sinh lớp 11 đã hoàn thiện hơn về mặt thể chất sự ổn định hơn về phát triển của bộ não và chức năng thần kinh. Hơn nữa học sinh THPT thể hiện mạnh mẽ ý thức, động cơ học tập, tính năng động, tính tích cực, chủ động trong các hoạt động nhận thức. Những đặc điểm này tạo nên những điều kiện cơ bản thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực chủ động tự giác độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của các em như vậy việc sử dụng kênh hình một cách khoa học trong giảng dạy và học tập Địa lý là điều rất cần thiết và tạo hứng thú cho học sinh giúp các em trong việc nắm các dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng địa lý thông qua những biểu tượng trực quan. Trong thực thế giảng dạy Địa lí ở trường THPT việc sử dụng kênh hình còn nhiều hạn chế do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hệ thống kênh hình. Nhiều người cho rằng đó chỉ là đồ dùng trực quan vì vậy việc sử dụng các bản đồ,lược đồ chỉ đẻ minh hoạ kiến thức mà giáo viên trình bầy.Kết quả thăm dò và điều tra ở trường THPT Tô Hiệu,THPT Chiềng Sinh, THPT Mai Sơn (Sơn La), cho thấy đã có một số bài sử dụng kênh hình nhưng phần lớn là sử dụng chưa đúng cách,chưa khai thác được óc tư duy của học sinh. 2. Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lý 11 (ban cơ bản) 2.1.Đặc điểm, nội dung và cấu trúc chương trình địa lý lớp 11 Sách giáo khoa Địa lí KT-XH lớp 11 được biên soạn theo tinh thần cải cách. Để chuyển tải được khối lượng kiến thức không nhỏ đó cuốn sách đã tạo ra một cấu trúc và hình thức trình bày phù hợp, thể hiện được phương pháp mới, động viên sự tiếp thu chủ động, tích cực của học sinh.Trong SGK ngoài kênh chữ còn có kênh hình. Hiện nay kênh 2 hình đã có nhiều tiến bộ và có nhiều cải tiến đáng kể so với trước đây, cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các lược đồ, biểu đồ... đã tăng nhưng tỉ lệ ít hơn so với các lớp THCS. Về chất lượng nhiều lược đồ, biểu đồ có nội dung khá phong phú, trình bày rõ ràng, phù hợp với nội dung bài học. Kênh hình của SGK Địa lí lớp 11 gồm 25 lược đồ,11 tháp dân số, 2 lát cắt và 50 bảng số liệu. Tuy vậy chất lượng của kênh hình trong SGK Địa lí 11 vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, điều chỉnh. Bộ môn Địa lí ở trường phổ thông được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm, và Địa lí kinh tế xã hội lớp 11 là sự nối tiếp và mở rộng những kiến thức. Nội dung sâu rộng hơn với lượng kiến thức và kĩ năng phù hợp với trình độ phát triển tư duy và đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 11. Chương trình Địa lí lớp 11 với tiêu đề Địa lí cơ sở được bố trí như sau: Phần 1: Địa lí tự nhiên. Phần2: Địa lí KT-XH. 2.2. Sử dụng kênh hình trong các khâu của quá trình dạy học địa lý - Cách sử dụng kênh hình khi soạn bài Trong khi soạn bài, kênh hình được sử dụng như một công cụ nghiên cứu và khi truyền thụ trên lớp, chúng trở thành đối tượng nghiên cứu. Giáo viên cần xác định được mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng và thái độ hành vi sau đó chuẩn bị đồ dùng cần thiết, đặc biệt là kênh hình (gồm bản đồ, biểu đồ, lược đồ...) để nghiên cứu kênh hình đó tương ứng với nội dung ở đề mục nào. trên cơ sở hướng dẫn sử dụng đã được xác định giáo viên tiến hành phân tích và đưa ra chỉ tiêu đánh giá; từ đó chọn nội dung kênh hình phù hợp và xác định phương pháp truyền thụ tại lớp. - Sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra kiến thức: Giáo viên có thể sử dụng các bản đồ giáo khoa treo tường, kênh hình trong SGK Địa lí 11 hoặc biểu đồ, lược đồ tự vẽ để kiểm tra kiến thức học sinh, dưới hình thức vấn đáp hoặc trắc nghiệm. - Sử dụng kênh hình khi giảng bài mới: Trong mỗi giờ giảng,người giáo viên vừa trang bi kiến thức Địa lí,vừa rèn luyện kỹ năng Địa lí đồng thời hướng dẫn học sinh phương pháp học Địa lí bằng kênh hình. Đối với việc trang bị kiến thức cho học sinh thì việc hình thành biểu tượng, khái niệm và quy luật Địa Lí là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để hoàn thành nhiệm vụ này rất cần thiết đến vai trò của kênh hình và các phương tiện thiết bị dạy học khác. Nếu bài giảng gắn liền với kênh hình thì học sinh phải luôn làm việc, vừa nhìn vừa nghe, suy nghĩ và ghi chép; qua đó phát huy tính tích cực của các em và tham gia xây dựng bài một cách hứng thú. Những câu hỏi mà giáo viên đặt ra không đơn thuần là gợi lại kiến thức, mà phải kích thích học sinh suy nghĩ, tìm hiểu bài. - Sử dụng kênh hình để củng cố kiến thức: Đây là khâu khá quan trọng giúp cho giáo viên nắm bắt được tình hình tiếp thu kiến thức vừa học của học sinh. Để thực hiện được khâu này giáo viên có thể sử dụng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, mô hình, tranh ảnh .... kết hợp với một số câu trắc nghiệm ngắn gọn giúp học sinh củng cố lại bài học và nhớ kiến thức lâu hơn. 3 - Sử dụng trong khâu tự học của học sinh: Giáo viên cần đưa ra các bài tập về nhà cho các em. Giáo viên cần chuẩn bị các bài tập nhận thức gắn với kênh hình trong SGK, các bản đồ câm (lược đồ), bài tập vẽ biểu đồ, đồ thị, sưu tầm tranh ảnh... 2.3. Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lý lớp 11 (ban cơ bản) Dạy học Địa lí có nhiều phương pháp thực hiện điều đó và kênh hình trong dạy học Địa lí được sử dụng với hai chức năng: Minh họa và làm nguồn tri thức. Theo quan điểm dạy học tích cực thì chức năng làm nguồn tri thức có vai trò quan trọng. Để hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, giáo viên có thể sử dụng hai cách sau: * Giáo viên dựa vào kênh hình để đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh căn cứ vào đó tìm ra lời giải đáp. Như vậy quá trình dạy học tựa như một cuộc đàm thoại giữa thầy và trò. Trong quá trình đó học sinh luôn phải suy nghĩ động não để tìm tòi, phát hiện tri thức. * Giáo viên căn cứ vào nguồn tri thức nêu thành một số vấn đề, ghi lên bảng, sau đó học sinh tự làm với nguồn tri thức. Khi đó giáo viên có nhiệm vụ kiểm tra việc khai thác tri thức của học sinh, bổ sung và xác nhận kết quả công việc làm của học sinh. Kênh hình có thể khai thác từ nhiều nguồn khác nhau và thực hiện phương pháp trên đòi hỏi giáo viên chuẩn bị trước thật kĩ thìviệc lĩnh hội tri thức của học sinh thuận lợi hơn. KẾT LUẬN Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 11 là một hướng mới, có tác dụng lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông. Hiện nay phương pháp này đã và đang được sử dụng trong nhiều trường học và rất thích hợp với quá trình giảng dạy địa lí. Trong quá trình nghiên cứu, bài làm đã xác định được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kênh hình. Đề tài đã xây dựng hệ thống phương pháp sử dụng kênh hình cho học sinh nhằm rèn luyện cho các em những kĩ năng Địa lí ở nhiều khâu khác nhau như bài soạn, truyền thụ trên lớp, củng cố kiến thức, tự học... các hình thức đưa ra đều nhằm giúp học sinh khai thác triệt để những kiến thức Địa lí qua kênh hình từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Đề tài cũng đã nghiên cứu tính hiệu quả của phương pháp bằng cách tiến hành thực nghiệm với nhiều loại kĩ năng khác nhau. đó là các kĩ năng đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, kĩ năng phân tích biểu đồ tranh ảnh Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế do thời gian không cho phép nên bài làm chỉ thực nghiệm một số bài trong trường,... rất mong thầy cô và các bạn quan tâm đóng góp cho bài. 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức. Lí luận dạy học địa lý . NXB ĐHSP HN, 1991 [2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lý luận dạy học địa lý. NXB ĐHQG Hà Nội, 2003. [3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Kỹ thuật dạy học địa lý ở trường phổ thông. NXB Giáo dục 1999. [4] Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK địa lý 10. NXB Giáo dục 2007. [5] Nguyễn Thị Thu Hằng. Thiết kế bài giảng trong dạy học Địa Lý. Thông tin khoa học, tháng 8/2003.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap khai thac va su dung kenh hinh trong dayhoc Dia ly 11.pdf
Giáo án liên quan