Phương pháp học gõ phím khoa học và cách soạn thảo tiếng Việt hiệu quả

 Ở chương trình tin học THCS các em được học, làm quen và thao tác với bài học luyện gõ mười ngón, qua quá trình dạy tin học THCS nhiều năm tôi thấy nhiều học sinh khi thực hiện gõ bàn phím còn rất chậm và chưa đúng với phương pháp bởi các lí do sau:

+ Thời gian thực hành tại trường cho mỗi em không nhiều.

+ Các em hầu hết không không được trang bị máy tính ở nhà

+ Chưa nhớ vị trí các kí tự trên bàn phím.

+ Các em quen với việc gõ phím bằng 2 ngón trỏ.

+ Chưa xác định được nhóm phím cho từng ngón tay.

+ Nếu gõ có dấu các em chưa thuộc một trong hai kiểu gõ cơ bản (Telex hoặc Vni) và đồng thời chưa biết cách điều chỉnh chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt.

Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát học sinh khối trong 2 năm liên tiếp lớp 7 gồm 7A2 năm học 2010-2011, 6A7 năm 2011-2012 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành. Khi tổng hợp kết quả thu được:

Lớp 7A2 năm học 2010-2011 (sĩ số 41)

Lớp 6A7 năm học 2011-2012 (sĩ số 37)

Một số câu hỏi lý thuyết đưa ra với hình thức trả lời bằng phiếu học tập

Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím?

Hàng phím cơ sở gồm những phím nào? (từ trái sang phải)

Cách đặt trên trên hàng phím cơ sở?

 

doc21 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp học gõ phím khoa học và cách soạn thảo tiếng Việt hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xác cần đạt được là 80%. Tuy nhiên với 2 tiết luyện gõ phím bằng phần mềm MARIO thì không đủ thời gian để học sinh có thể thực hiện hoàn thành hết tất cả các bài luyện tập của phần mềm. Do đó tôi không yêu cầu học sinh phải thực hiện gõ nhanh và hết mỗi bài luyện tập mà tập trung chú ý thực hiện gõ đúng vị trí các ngón tay với các phím tương ứng và thực hiện mỗi bài luyện tập một ít để tất cả mọi học sinh đều có thể thực hiện qua các bài luyện tập và bước đầu hình thành cho các em kỹ năng gõ phím. Từ đó làm cơ sở cho các em thực hiện các bài luyện tập thực hành ở phần soạn thảo và đặc biệt các em sẽ được luyện tập việc gõ phím ở chương trình lớp 7 và lớp 8. Khi đó các em có thể luyện gõ với tốt độ nhanh hơn sau khi đã được làm quen với kỹ năng ở lớp 6. Tuy nhiên với quá trình thực hiện trên thực tế các em phải gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu thì điều đó làm cho các em thêm khó khăn hơn trong việc gõ phím. Do đó để giúp các em có thể thực hiện tốt việc gõ dấu tiếng Việt tôi đề ra phương pháp như sau: * Biết được một trong hai kiểu gõ và cách chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey): - Yêu cầu mỗi học sinh phải nhớ một trong hai kiểu gõ dấu phổ biến nhất là kiểu Telex hoặc kiểu Vni. Hai kiểu đó được thể hiện ở bảng dưới đây. Để có dấu Kiểu TELEX Kiểu VNI Sắc ( / ) s 1 Huyền ( \ ) f 2 Hỏi (?) r 3 Ngã ( ~ ) x 4 Nặng ( . ) j 5 Để có chữ ă aw a8 â aa a6 đ dd d9 ê ee e6 ô oo o6 ơ ow hoặc [ o7 ư uw hoặc ] u7 Để gõ được nhanh và thành thạo thì chúng ta phải luyện tập, do điều kiện thực tế của học sinh không có đủ mỗi em một máy tính và thời gian trên lớp để tập gõ còn hạn chế nên để các em gõ tốt được thì giáo viên phải chuẩn bị một mô hình bàn phím máy tính trên giấy rồi sau đó phô tô cho các em mỗi bạn một bản để học gõ và giao nhiệm vụ cho các em về nhà phải học thuộc các chữ cái ở trên bàn phím, từ đó các em không phải đi tìm các chữ cái khi gõ văn bản. Qua cách này giúp các em thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím. Nhưng để đạt được kết quả cao thì giáo viên phải kiểm tra công việc đã giao cho các em để xem các em về nhà có học bài hay không. Từ đó có biện pháp thích hợp như nhắc nhở, khuyến khích các em về nhà luyện tập, tuyên dương những em có kết quả gõ tiến bộ,... Trong các tiết thực hành giáo viên phải thường xuyên kiểm tra xem các em đã gõ tốt chưa và nhận xét kết quả thực hành trong cuối tiết. * Biết được cách chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey): Trong các tiết thực hành phần soạn thảo văn bản của lớp 6 và nhập dữ liệu vào trang tính của bảng tính Excel trong chương trình lớp 7. Tôi thấy học sinh còn chưa biết cách chỉnh dấu ở Unikey để gõ dấu tiếng Việt, máy trên phòng máy có máy thì sử dụng Unikey, vì vậy giáo viên cần chuẩn bị 2 phần mềm Vietkey và Unikey để hướng dẫn các em gõ dấu (nếu máy ở gia đình các em cài Vietkey). Bàn phím chỉ là bảng chữ cái tiếng Anh vì vậy để gõ dấu tiếng Việt ta cần phải cài thêm vào máy phần mềm hỗ trợ gõ dấu tiếng Việt là Unikey (Vietkey). Để khắc sâu cho học sinh biết tác dụng của một trong hai phần mềm này có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh như sau đối với học sinh lớp 6 khi tiến hành dạy bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN. ? Trên bàn phím các em có thấy các chữ cái tiếng việt như: ă, â, đ … không? Hs: Thưa thầy, không. ? Vậy các em có thấy trên bàn phím có các dấu: sắc, huyền, hỏi, nặng khôn?. Hs: Thưa thầy, không. ? Vậy làm sao chúng ta có thể gõ văn bản bằng chữ tiếng việt? Hs: Cài đặt phần mềm hỗ trợ. Gv: Để gõ được văn bản bằng chữ việt các em phải sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ tiếng việt như: Unikey (Vietkey). Sau khi giới thiệu xong phần mềm Unikey (Vietkey) thì giáo viên phải củng cố kiến thức cho học sinh biết tác dụng của phần mềm Unikey (Vietkey). ? Phần mềm Unikey (Vietkey) có tác dụng gì? Hs: Dùng để hỗ trợ gõ dấu trong tiếng việt. ? Vậy không có phần mềm này chúng ta có gõ dấu tiếng việt được không? Hs: Thưa thầy, không Gv: Cho học sinh nắm được cách chọn bảng mã phù hợp với font chữ đã chọn Font chữ Bảng mã tương ứng .Vntime, .VnArial,.... TCVN3 VNI- Times, VNI- Helve,VNI-Revue… VNI-WINDOWS Time New Roman, Arial, Tahoma,... UNICODE (Font chữ chuẩn) Gv: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng phần mềm Vietkey (Unikey) ( Thao tác này giáo viên phải làm chậm và làm 2- 3 lần để Hs quan sát được) Sau đây là cách hướng dẫn các em kiểm tra và điều chỉnh chương trình Unikey: + Trước hết phải kiểm tra chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt đã có cài đặt và được khởi động chưa bằng cách quan sát xem biểu tượng của chương trình có xuất hiện ở góc bên phải thanh công việc chưa . Nếu biểu tượng là thì nháy chuột vào để đổi sang biểu tượng . + Hiển thị hộp điều khiển bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng Unikey hoặc nháy chuột phải vào biểu tượng ở góc bên phải thanh công việc hoặc nhấn Ctrl +Shift + F5 (đối với Unikey) + Chọn bảng mã phù hợp với Font chữ Font chữ Bảng mã tương ứng .Vntime, .VnArial,.... TCVN3 VNI- Times, VNI- Helve, VNI-Revue... VNI-WINDOWS Time New Roman, Arial, Tahoma,... UNICODE (Font chữ chuẩn) + Chọn kiểu gõ thích hợp + Cuối cùng chọn lệnh Hs: Chú ý giáo viên thực hiện cách sử dụng phần mềm Gv: Gọi 2 -3 học sinh lên bảng thực hiện việc chỉnh dấu để gõ chữ tiếng việt Hs: Lên bảng thực hiện Trong chương trình tin 6 các em phải chỉnh và gõ được dấu trong trang soạn thảo, cách chỉnh dấu trong bảng tính như sau: - Khởi động chương trình soạn thảo văn bản, chọn chọn font chữ, cỡ chữ (chọn cỡ chữ từ 12 - 14) - Khởi động Vietkey (Unikey), chọn bảng mã tương ứng với font chữ, chọn kiểu gõ (Vni hoặc Telex) (Với phần mềm Vietkey trong thẻ kiểu gõ nhớ chọn " bỏ dấu tự do" và chỉnh xong nháy nút Tasbar, còn Unikey chọn phím chuyển CTRL + SIFT và chỉnh xong nháy nút "Đóng") Gv: Cho học sinh dưới lớp thực hành chỉnh dấu tiếng việt cho bảng tính với font Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu gõ mà em biết gõ theo kiểu gõ đó. Hs: Thực hành Gv: Kiểm tra và nhận xét kết quả thực hành của học sinh, sửa sai cho những nhóm học sinh còn mắc phải lỗi trong thực hành. 2. Khả năng áp dụng Đối với những biện pháp đã nêu trên tôi đã tiến hành thực hiện cho học sinh khối lớp 6 trong năm học 2011-2012 đến đầu học kỳ II năm học 2012-2013. Cụ thể trong tiết dạy môn tin học 6 tiết với nội dung phần phần lí thuyết tôi cố gắng truyền đạt những kiến thức cơ bản về việc đặt tay và gõ phím kèm theo một sô hình ảnh minh họa với cách đặt tay như hình minh họa ở trên. Bên cạnh đó là phần quan trọng trong các giờ thực hành để giúp các em làm quen và dần hoàn thiện với những gì đã học ở lí thuyết. Trong tiết lí thuyết các em đã nắm được nội dung trọng tâm của bài học, nhắc lại được những kiến thức cơ bản của bài theo cách hiểu của các em không dập khuôn, máy móc theo sách giáo khoa. Đối với những em khá - giỏi thì có thể vận dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành. Trong tiết thực hành các em đã thực hiện tốt được các yêu cầu đơn giản của bài thực hành, đối với các em khá - giỏi thì còn làm đuợc những yêu cầu phức tạp hơn. Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6 và khối 7, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Nội dung – Mức độ Số học sinh Trước khi thực hiện chuyên đề Sau khi thực hiện chuyên đề Tỷ lệ tăng, giảm KQ Tỷ lệ KQ Tỷ lệ Phiếu học tập 78 20 25.6% 50 64.1% +38.5% Thao tác nhanh, đúng 78 8 10.3% 20 25.6% +15.4% Thao tác đúng 78 25 32.1% 35 44.9% +12.8% Thao tác chậm 78 37 47.4% 20 25.6% -21.8% Chưa biết thao tác 78 8 10.3% 3 3.8% -6.4% Thao tác với Unikey 78 12 15.4% 60 76.9% 61.5% 3. Lợi ích kinh tế - xã hội Tuy thời gian áp dụng chỉ với một số tiết dạy. Nhưng qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn nâng lên rõ rệt, phần đông học sinh hứng thú trong học tập, thoải mái mỗi lúc đến tiết học học sinh hoạt động tích cực hơn, sôi nổi hơn và đa số học sinh thực hành một cách khao học theo đúng cách đặt tay và gõ phím một cách chủ động. Không những vậy ở những phần thực hiện với thao tác soạn thảo thì các em đã tự tin nhiều khi thực hiện gõ phím. Điều đó, để một lần nữa khẳng định vai trò của việc cần thiết của việc gõ phím đúng cách đúng quy tắc sẽ giúp học sinh có thể hoàn thành bài tập của mình một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Điều đặc biệt quan trọng là học sinh yêu thích và hứng thú tìm hiểu sâu sắc hơn môn học. Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Để học sinh thao tác tốt ngoài việc thực hiện trên lớp giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh thực hành thêm và tự khám phá kiến thức ở nhà (nếu ở nhà có máy tính). Đối với học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau có điều kiện tốt hơn mỗi giáo viên có những biện pháp thích hợp tùy theo điều kiện của học sinh và của nhà trường. PHẦN C: KẾT LUẬN Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Trên đây là những giải pháp và kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế giảng dạy của bản thân khi áp dụng vào việc hướng dẫn học sinh thực hành luyện gõ bàn phím. Nó đã có những ảnh hưởng tích cực đến hứng thú và kết quả học tập môn Tin học của học sinh. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thấy có tiến bộ hơn. Học sinh nắm kiến thức nhanh hơn, linh hoạt hơn. Về thực hành các em đã có những tiến bộ trong việc nhập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình tìm hiểu, dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, rất mong nhận được sự góp ý của quý cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để có được những giải pháp tốt nhất, khả thi nhất trong việc tạo sự hứng thú, niềm đam mê học tập môn Tin học cho học sinh. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

File đính kèm:

  • doc(Thầy Phong) SKKN Phương pháp học gõ phím khoa học và cách soạn thảo tiếng Việt hiệu quả.doc
Giáo án liên quan