- Xã hội hoá giáo dục hiện nay đang là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học đang được tăng cường, đặc biệt khu vực miền núi được hết sức chú trọng.
Thế nhưng, trong thực tế nhiều năm được phân công dạy lớp 2 , do cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, sự quan tâm đến việc học của con em ở nhà rất ít, không có người kèm cặp .Nhiều em xin nghỉ học để giúp việc gia đình. Có nhiều lớp có cả 2 dân tộc Kinh và Kor cùng học chung một lớp. Chính với những lý do trên nên chất lượng học tập của các em còn rất thấp. Có nhiều em lên lớp mà không đủ chuẩn (cụ thể là lên lớp mà đọc không được chữ)
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giảng dạy giúp học sinh học tốt môn tập đọc ở lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát âm địa phương ( l /n, tr/ ch , s/x, r/d/gi đối với các địa phương phía Bắc ; an/ang, ac/at , dấu hỏi / dấu ngã đối với các địa phương ở phía Nam )
4/ Củng cố :
-Hỏi HS về nội dung bài vừa học ?
- HS nhắc lại một số quy tắc viết chính tả ?
5/ Dặn dò : - Lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà.
- Nhận xét tiết học .
Trên đây là chuyên đề : "Phương pháp giảng dạy giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả " lớp 2 . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn .
PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG TH NGUYỄN DU
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH ,LUYỆN TẬP
MÔN : TOÁN- Lớp 2 -Năm học : 2008 -2009
Người thực hiện : Nguyễn Thị Bình
Ngày báo cáo : 5 / 12/ 2008
A- Mục tiêu :
-Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành về:
+ Cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
+ Nhân và chia trong phạm vi các bảng tính .
+ Giải một số phương trình đơn giản dưới dạng bài " Tìm x "
+ Tính giá trị của biểu thức .
+ Đo và ước lượng độ dài , khối lượng , dung tích .
+ Nhận biết hình và bước đầu tập vẽ hình tứ giác , hình chữ nhật , hình vuông , đường thẳng , đường gấp khúc .
+ Tính độ dài đường gấp khúc , tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác .
+ Giải một số dạng bài toán đơn về cộng, trừ , nhân ,chia .
- Tập phát hiện , tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2, chăm chỉ ,tự tin , hứng thú trong học tập và thực hành Toán .
B- Phương pháp dạy học các nội dung thực hành , luyện tập :
1/ Giúp HS đều tham gia vào hoạt động thực hành , luyện tập theo khả năng của mình bằng cách :
- Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong SGK , không tự ý lước qua hoặc bỏ qua bài tập nào , kể các bài tập HS cho là dễ . ( Có thể giảm tải một số bài theo quy định của công văn 896 nếu không đủ điều kiện ) .
- Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài .Sau mỗi bài , HS nên tự kiểm tra ( hoặc GV tổ chức kiểm tra ) , nếu đã làm xong thì nên chuyển sang làm bài tiếp sau .
- GV nên có kế hoạch giúp HS , đặc biệt là những HS làm bài chậm về phương pháp làm bài và nên giúp HS khá , giỏi làm được càng nhiều bài tập trong SGK càng tốt , cần giúp HS khai thác các nội dung tiềm ẩn trong các bài tập .
2/ Tạo ra sự hổ trợ , giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS
- Khi cần thiết có thể cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập . Nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn , kể cả cách giải của GV , của SGK, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp.
3/ Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập.
- Tập cho HS thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, có làm sai,...không.
- Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo điểm cho GV.
- Khuyến khích HS tự nói ra những hạn chế của mình, của bạn và nêu cách khắc phục.
4/ Giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài thực hành, luyện tập.
5/ Tập cho HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình , với các cách giải đã có sẵn .
- Sau mỗi tiết học, tiết luyên tập , GV nên tạo cho HS niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong học tập ( bằng cách khuyến khích , nêu gương ...)
- Tập cho HS thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài làm của mình .GV không nên áp đặt HS theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất .
C - Quy trình giảng dạy :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lại các kiến thức của bài học trước hoặc kiến thức có liên quan đến bài luyện tập ,thực hành .
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài luyện tập, thực hành.
b) Hướng dẫn HS ôn lại các kiến thức có liên quan đến các bài tập
c) Hướng dẫn HS giải các bài tập SGK .
-Kiểm tra kết quả thực hành , luyện tập của HS sau mỗi bài tập .
-GV có thể linh hoạt triển khai các hoạt động trong mỗi bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học của mình .
4/ Củng cố :
- GV nên sử dụng các trò chơi học tập dựa theo nội dung bài luyện tập .
5/ Dặn dò : - Ôn lại các kiến thức đã học .
- Làm các bài tập trong vở bài tập và các bài tập đã giải ở lớp
vào vở trắng.
- Nhận xét tiết học .
PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG TH NGUYỄN DU
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM
MÔN : TOÁN- Lớp 2 -Năm học : 2008 -2009
Người thực hiện : Trần Thành
Ngày báo cáo : 4 / 3/ 2009
A- Mục tiêu : Giúp cho giáo viên :
- Hiểu được cách tiếp cận dạy học lấy học sinh làm trung tâm .
- Biết được các dấu hiệu đặc trưng của dạy học lấy học sinh làm trung tâm .
- Xác định được các hoạt động mà GV và HS có thể tiến hành dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong quy trình một bài học .
- Biết thiết kế kế hoạch bài học theo PPDH lấy HSLTT.
- Dạy học lấy HSLTT là tạo cơ hội cho HS học tập thông qua : Trải nghiệm ,tương tác,giao tiếp,rút kinh nghiệm .
+ Trải nghiệm : Học qua thực tế ,học từ kinh nghiệm ,thông qua việc làm và qua khám phá tìm tòi .
+ Tương tác : Chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè và học hỏi từ bạn bè cũng như người lớn .
+Giao tiếp : chia sẻ những hiểu biết đã học và cách học với người khác.
+ Rút kinh nghiệm : Suy nghĩ về kinh nghiệm học tập của mình , vận dụng những điều đã lĩnh hội để áp dụng vào tình huống khác.
B- Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm :
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm :
- GV là người gợi mở , hỗ trợ HS tìm ra kiến thức dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết đã có .
- HS có cơ hội thực hành , tương tác với bạn bè và với môi trường xung quanh .
- HS có vai trò tích cực trong học tập .
- HS có cơ hội học tập thông qua quan sát , tìm hiểu , khám phá , thử nghiệm , trao đổi với nhau và tự rút kinh nghiệm .
- GV quan tâm đến toàn bộ quá trình học tập và cách học của HS cũng như kết quả mà HS đạt được hằng ngày dựa trên những nhận xét , đánh giá kịp thời của GV.
- HS thường làm việc theo cặp hay theo nhóm .
- GV tập trung vào dạy HS đáp ứng nhu cầu theo trình độ tiếp thu của mọi đối tượng HS .
Khi tiến hành dạy học LHSLTT , cần có các kỹ năng cơ bản ở các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1 : Chuẩn bị kế hoạch bài học.
- Xác định mục tiêu của bài dạy.
- Viết mục tiêu dưới dạng cụ thể , ngôn từ phù hợp.
- Soạn cẩn thận nội dung từng phần trong bài dạy để đạt được mục tiêu đề ra .
- Lựa chọn nội dung cho từng hoạt động sao cho HS lĩnh hội và tự khám phá kiến thức mới .
- Cách chia nhóm ,phân bố thời gian , làm và sưu tầm đồ dùng dạy học .
- Dự kiến các tình huống sư phạm .
* Giai đoạn 2 : Thực hiện kế hoạch bài học .
- Kỹ năng giao tiếp và trình bày .
- Giải thích, hướng dẫn , minh hoạ .
- Đặt câu hỏi ( khuyến khích , hướng dẫn suy nghĩ của trẻ ).
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Khen thưởng , khuyến khích , giúp đỡ HS trong học tập .
- Tổ chức trò chơi, quản lý lớp học .
-Tổ chức sắp xếp đồ dùng dạy học .
- Kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề ...
* Giai đoạn 3 : Đánh giá rút kinh nghiệm .
- Xem xét các đánh giá , đánh giá kết quả học tập của HS lần cuối ,nội dung bài học .
- Đánh giá chính bản thân của GV ( việc làm được, việc chưa làm được , phải làm thế nào để kết quả đạt tốt hơn ...)
-Sử dụng các thông tin đánh giá về thiết kế bài học và dạy học cho các bài tiếp theo ....
C - Quy trình giảng dạy :
I - Mục tiêu : Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ .
II - Chuẩn bị : Giáo viên - Học sinh .
III- Hoạt động dạy và học :
Ổn định
1/ Giới thiệu bài :
Giới thiệu kiến thức mới .
- GV liên kết bài học trước và định hướng cho bài học mới .
- Gợi ý để HS có thể tự khám phá , khai thác trong phần phát triển bài .
2/ Các hoạt động day - học :
- Cách tổ chức cho HS hoạt động
- Các hoạt động à Mục tiêu à Các bước hoạt động .
- Nhiệm vụ của GV .
- Nhiệm vụ của HS
- Cần hình dung cụ thể các hoạt động để HS lĩnh hội được các kiến thức và kĩ năng mới .
3/ Kết luận :
- Tổ chức trò chơi nhằm củng cố kiến thức .
- Đặt câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của HS.
- Nhận xét và chuẩn bị cho bài sau .
PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG TH NGUYỄN DU GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC- Lớp 2 -Năm học : 2009 -2010
Người thực hiện : Nguyễn Thị Bình
Ngày dạy : 16 /9 /2009
Bài dạy : TRÊN CHIẾC BÈ
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu được nghĩa của các từ khó.
- Hiểu được nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi . I.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên đọc bài: “Bím tóc đuôi sam” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HS nhận xét – GV bổ sung - ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn cách đọc .
- Đọc từng câu, từng đoạn.
- GV ghi từ khó HS tìm lên bảng
--GV chia đoạn
- GV rút ra từ mới sau mỗi đoạn- Ghi bảng
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nối nhau đọc từng câu.
- HS tìm từ khó
- HS luyện đọc từ khó
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp
- HS giải nghĩa từ ( nếu có thể)
- HS luyện đọc câu khó do GV chuẩn bị .
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Nhận xét nhóm đọc tốt nhất.
- Đọc đồng thanh cả lớp.( đoạn 3)
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài.
- Cả lớp cùng nhận xét khen nhóm đọc tốt.
- HS chú ý lắng nghe .
File đính kèm:
- chuyen de day mon tap doc lop 2.doc