Như chúng ta đã biết dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay là áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học cổ truyền nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh; sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. Giúp các em học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Những gì mà học sinh nghĩ được, nói được, làm được thì giáo viên không làm thay, nói thay. Để thực hiện được điều này giáo viên đã và đang gặp không ít khó khăn nhất định.
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học phân môn địa lí lớp bốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Bắc Bộ.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GVNX rút ND ghi nhớ.
4- Củng cố: TRÒ CHƠI: TRÚC XANHTìm từ thích hợp để hoàn thành các câu tục ngữ, ca dao sau:
GV đưa ra một số câu tục ngữ, ca dao... yêu cầu HS tìm từ thích hợp để điền nghi vào bảng con.
GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
GDBVMT: Việc chăn nuôi gà, lợn, vịt,… gây tác hại gì đến nguồn nước?
* GDKNS, liên hệ. GV giáo dục HS tôn trọng và có ý thức bảo tồn thành quả lao động của người dân.
5- Nhận xét - Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
Nhận xét tiết học.
Hát.
HS trả lời
HS khác nhận xét
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
* Phương pháp quan sát, vấn đáp – tìm tòi.
HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, nhân dân có nhiều nghiệm về trồng trọt lúa nước.
- Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa.
-HS theo dõi
* PP thảo luận nhóm
HS thảo luận theo nhóm 4.
-Mùa đông từ tháng 1,2,3 khi đó nhiệt độ thấp hơn 200C.
-Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông: ngô, khoai, su hào, bắp cải, cà chua…
+Khó khăn: nếu rét quá lúa và cây bị chết.
-HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
+ ĐBBB trồng đều các loại rau sứ lạnh như: bắp cải, hoa súp lơ, xà lách, cà rốt…
+ Một số vật nuôi ở ĐBBB là lợn, gà , vịt …
HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
2 HS đọc ghi nhớ.
* PP trò chơi học tập
Mỗi HS tìm và viết vào bảng, giơ bảng
HS trả lời
* Các chất thải không được xử lí sẽ ngấm xuống nguồn nước, làm nguồn nước bị ô nhiễm.
-Lắng nghe
V. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
* Về chất lượng:
* Về chất lượng: Từ đầu năm học tháng 9 đến thời điểm viết chuyên đề tháng 12/2013.
Qua kiểm tra miêng, kiểm tra 5 phút từng tháng dạy phân môn Lịch sử & Địa lí tôi đã thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt; cụ thể điểm hàng tháng như sau:
THÁNG
9-10 ĐIỂM
7-8 ĐIỂM
5-6 ĐIỂM
DƯỚI 5 ĐIỂM
9
0
2
16
4
10
2
5
12
3
11
3
6
11
2
12
6
9
7
0
* Kết quả về tình cảm bộ môn:
Nay các em đã thấy được tầm quan trọng của môn học từ đó các em đã yêu thích, hứng thú học Địa lí hơn.
* Kết quả năng lực học tập của học sinh:
Tự tin, chủ động hơn, phát huy tính tích cực của mình trong giờ học. từ đó các em thêm yêu quý quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
* TÓM LẠI:
Qua chuyên đề trên chúng ta thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học cho HS đối với phân môn địa lí cũng quan trọng không kém các môn học khác. Giáo viên phải hình thành cụ thể, rõ ràng, có lôgic, không được đưa các em vào thế áp đặt, phải để các em làm chủ bài học, làm chủ kiến thức của mình, để từ đó các em chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực, kĩ năng quan sát, sử dụng, nhận xét, so sánh, phân tích, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận theo mục tiêu của môn địa lí. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người và có ý thức bảo vệ môi trường.
Qua thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa, phân môn Địa lí thì hầu hết GV đã tiếp cận được phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. HS đã lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, các kĩ năng được hình thành. Chất lượng dạy học được khẳng định ngày càng vững chấc, ổn định.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ giáo viên; chúng tôi đã rút ra được một số
thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi:
- Học sinh có kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích.
- Học sinh không bị thụ động, không bị áp đạt kiến thức.
- HS tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. Từ đó các em dễ dàng rút ra khái niệm, nội dung chính của bài học giúp các em hiểu, nhớ và vận dụng tốt hơn.
b) Khó khăn:
- Có giáo viên thiếu sự đầu tư về thiết bị, đồ dùng trực quan để phục vụ cho việc dạy học cho HS.
- Một số GV đưa kiến thức một cách áp đạt dẫn đến HS tiếp thu một cách thụ động, học vẹt không nắm vững trọng tâm để chủ động kiến thức.
- Do 1 số HS không chủ động nên chưa nắm vững kiến thức, chưa làm chủ kiến thức dẫn đến mau quên và khó vận dụng .
- Một số HS chưa biết cách chuẩn bị đồ dùng để phục vụ cho việc học tập của mình.
* Từ những bài học kinh nghiệm trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, giải pháp sau:
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP.
Một là : Thay đổi tư duy dạy học. GV phải biết dạy học tích cực nhằm tạo cho HS tham gia hứng thú và trách nhiệm. Nó gắn cho người dạy vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác, kèm cặp và giúp đỡ giúp HS tích cực, tự giác, năng động khám phá nguồn tri thức với sự định hướng, giúp đỡ của GV.
Hai là : Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn. Khi sử dụng các PP, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức, và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy - học để không chỉ giúp học sinh nắm được trí thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ khác nhau mà qua đó cũng hình thành ở học sinh tính linh hoạt, tính mềm dẻo của tư duy. GV cần sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Để thực hiện phương pháp trên yêu cầu giáo viên xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm. Phải có sự chuẩn bị bài dạy tốt, chuẩn bị đồ dùng dạy học, hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp với các trình độ của học sinh lớp mình. Các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tự luận, trắc nghiệm. Các tiết học GV lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn với một vấn đề này hay vấn đề khác của chương trình địa lí, như: Thi đố, trò chơi, dạ hội , việc sinh hoạt có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp thích hợp sẽ đem lại kết quả lớn trong học tập, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trí tượng tượng, trí nhớ … của học sinh như vậy sẽ thu được thành công.
Ba là: Nắm vững nội dung chương trình địa lí 4. GV tổ chức hướng dẫn HS huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự học sinh chiếm lĩnh tri thức mới rồi vận dụng tri thức mới đó trong học hành. Vì vậy GV là người tổ chức, hướng dẫn, hợp tác như vậy đòi hỏi GV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng kịp thời với mục tiêu, yêu cầu hiện nay của dạy học. Nhờ cách dạy học như vậy mà GV nắm được khả năng của từng HS , từ đó có thể giúp HS phát triển năng lực, sở trường của cá nhân song việc trình bày và giảng dạy của GV phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ tránh tham lam. Lời nói hấp dẫn, sinh động với những ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với HS.
Bốn là: Để HS tự hình thành các kiến thức mới; kết thúc tiết học GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị sẵn các đồ dùng học tập như tranh ảnh, lược đồ, … không những HS mà GV cần phải chuẩn bị kỹ các phương tiện dạy học, cùng với HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có thể, …
Năm là : Giáo viên sắp xếp thời gian phù hợp, đặt tình huống hợp lí để các em tự suy nghĩ và tự giải quyết – tránh sự khuôn mẫu, giống nhau giữa các bài tập.
Sáu là : việc bao quát lớp, quan tâm đều đến các đối tượng học sinh, không thiên về những em khá, giỏi mà phải coi trọng nhất những em yếu, kém, trung bình về học lực. Cần gọi các em thường xuyên nêu ý kiến, nhận xét, phát biểu ý kiến tạo cho các em sự tự tin. Tránh sự nóng nảy, chê bai khi các em làm sai mà phải hướng dẫn một cách có hệ thống từ dễ đến khó cho đến khi các em liên hệ, hiểu được để tạo cho các em biết bận rộn suy nghĩ tư duy để được giáo viên gọi.
Bảy là : tạo được sự thi đua học tập ở các em, nhất là đối với các em yếu kém có động viên, khích lệ kịp thời.
Tám là: Kiểm tra sự hiểu bài và vận dụng của học sinh không nên yêu cầu học sinh học thuộc lòng. Nên đa dạng hóa kiểm tra như: nói, viết, vẽ,... Các đề kiểm tra nên kết hợp các dạng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra được toàn diện khách quan.
* Một số đề xuất:
- Đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao hay thấp một phần phụ thuộc vào cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cùng với chương trình kiên cố hóa trường lớp học, địa phương ưu tiên kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học như : Sách tham khảo cho GV, sách đọc liên quan đến địa lí cho HS, các loại băng hình nhất là máy để có thể dạy giáo án điện tử, tư liệu về địa lí, bản đồ, nam châm, tranh ảnh vv… để làm cho giờ học nhẹ nhàng hơn, HS lĩnh hội kiến thức tích cực hơn trong giờ dạy- học, mở mang kiến thức về địa lí cho các em.
- GV cần nâng cao nhận thức về phân môn địa lí nhằm giúp các em nhận thức được một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học, nhằm nâng cao hiệu quả.
- Ngoài việc giảng dạy và tổ chức của giáo viên chuyên môn thì tổng phụ trách Đội cần thường xuyên phối kết hợp với địa phương, các đoàn thể, những người có kiến thức về địa lí tổ chức sinh hoạt các buổi ngoại khóa, những buổi nói chuyện về kiến thức địa lí để HS hiểu thêm về địa lí Việt Nam cũng như kiến thức địa lí địa phương.
- Mối quan hệ tương tác giữa GV & HS, môi trường và các điều kiện tối thiểu cần có để đổi mới phương pháp dạy học địa lí vì vậy nhà trường, chính quyền địa phương, gia đình cần tạo điều kiện môi trường đủ nhằm phát triển toàn diện cho HS. Ngoài giờ học chính khóa nên tổ chức những buổi ngoại khóa, tham quan dã ngoại mang tính thực tế hơn .
* Từ cơ sở lí thuyết đến thực tiễn giảng dạy lớp 4 môn Lịch sử và Địa lí chung, phân môn Địa lí nói riêng. Chúng tôi đã thu được kết quả nhất định. Do điều kiện biên soạn và thử nghiệm của giáo viên còn hạn hẹp chuyên đề khó tránh khỏi một vài hạn chế về nội dung, hình thức trình bày và diễn đạt. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo nhà trường và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề có tính khả thi và đạt hiệu quả cao khi dạy phân môn Địa lí góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.
Buôn Đôn, ngày 07 tháng 12 năm 2010
Người viết chuyên đề
Lê Thị Huyền
File đính kèm:
- SKKN Phuong phap day dia ly lop 4.doc