THƯỜNG THỨC MĨTHUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
MĨTHUẬT
I. 45 TIẾT (30, 15)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Hiểu biết thêm vềlịch sửmĩthuật Việt Nam, vềcuộc đời - sựnghiệp và những
đóng góp to lớn cho nền văn hoá - nghệthuật của một sốhoạsĩtiêu biểu Việt
Nam và thếgiới.
- Hiểu được vẻ đẹp một sốtác phẩm mĩthuật và tranh thiếu nhi.
- Nắm được phương pháp dạy-học mĩthuật ởtiểu học.
Kĩnăng
- Cảm thụtác phẩm mĩthuật và tranh thiếu nhi.
- Vận dụng phương pháp dạy - học mĩthuật ởtrường phổthông.
- Tổchức được các hoạt động chủyếu trong bài dạy mĩthuật chính khoá và ngoại
khoá.
- Thiết kế được bài dạy mĩthuật và thực hiện các thao tác thực hành sưphạm.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học Mĩ thuật - Phần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyễn hoà với hồ nếp, chất
bột trên được quét lên giấy dó bằng chổi lá thông tạo những đường sọc chìm làm nền cho
các mảng màu trên tranh). Tranh có bao nhiêu màu là bấy nhiêu bản khắc, các mảng màu
được in trước, nét viền màu đen in sau. Màu lấy từ thiên nhiên như màu trắng điệp lấy từ vỏ
con điệp, màu đỏ son lấy từ bột sỏi son tán mịn, màu đỏ vang lấy từ cây vang trên rừng,
màu đen từ than rơm nếp, than lá tre, màu vàng lấy từ hoa hòe hay hạt dành dành, màu
xanh lấy từ lá chàm, … Do cách in và sử dụng chất liệu từ thiên nhiên nên các mảng màu
trong tranh Đông Hồ phẳng bẹt, có sắc độ đậm nhạt khác nhau.
+ Đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ to mập; màu sắc độc đáo, bình dị, ấm áp;
hình dáng của người, cảnh vật, hoa lá, … rất sinh động; bố cục theo lối ước lệ.
+ Khổ tranh Đông Hồ cùng cỡ, kích thước vừa phải, phù hợp với nhà tranh, vách đất
của người nông dân xưa kia.
Vinh hoa (Tranh Đông Hồ) Phú quí (Tranh Đông Hồ)
129
Gà Đại cát (tranh Đông Hồ)
Cá chép (tranh Đông Hồ) Đánh ghen (tranh Đông Hồ)
b) Tranh Hàng Trống
+ Tranh Hàng Trống là loại tranh khắc gỗ in trên giấy trắng. Tranh được in nét đen
trước, vẽ màu phẩm bằng bút lông sau. Đường nét trong tranh Hàng Trống thanh mảnh, nhẹ
nhàng, trau chuốt, nhiều chi tiết. Bảng màu của tranh Hàng Trống gồm những màu chính
như: màu đỏ son, đỏ tím (đỏ điều), đỏ tím thẫm, hồng tươi (cánh sen), hồng mát (hoa đào),
màu vàng thẫm (vàng nghệ), vàng nhạt (hoàng yến), màu đen mực nho, màu xanh lục, màu
130
xanh lam, màu hoa hiên, … được vẽ theo lối “cản màu” bằng bút lông nên mỏng, có hoà
sắc phong phú. “Cản màu” là lối vẽ dùng bút lông “vờn “ những mảng màu phẳng bên đậm,
bên nhạt; chỉ một nhát bút một lần lấy mực là nghệ nhân có thể diễn tả màu sắc thành đậm
nhạt, sáng tối, tạo được không gian và hình khối của cảnh vật, người, động vật, … trên tờ
giấy đã in nét. Trong quá trình vẽ, các nghệ nhân đã dùng bút để nẩy, tỉa các chi tiết tạo
được sự bay bướm, tinh tế, êm ái về cả nét lẫn màu.
+ Vẻ chất phác, mộc mạc của tranh Hàng Trống không còn giữ được nguyên vẹn như
tranh Đông Hồ.
+ Khổ tranh Hàng Trống to, phong phú về kích thước hơn tranh Đông Hồ.
Tố nữ (Tranh Hàng Trống)
131
Tứ nghề (tranh Hàng Trống)
2.4. Tìm hiểu một số tranh dân gian Việt Nam
a) Đấu vật (tranh Đông Hồ) (xem hình 65, trang 134)
Tranh diễn tả cảnh đấu vật trong lễ hội mùa xuân. Tuy không nhiều nhân vật nhưng
tranh đã gây cho người xem một không khí sôi động, hào hứng. Bốn cặp đô vật dự giải đấu
được sắp xếp cân đối. các đấu thủ đều mình trần đóng khố, để lộ thân mình mạnh khoẻ, nở
nang với những cặp tay, chân rắn chắc. Hình dáng các đô vật có động, có tĩnh, từng cặp đô
vật nằm trong những dạng hình học khác nhau tạo sự phong phú và cân bằng. Ba cặp đang
vật nhau được sắp xếp tạo thành một hình tam giác cân vững vàng, mỗi cặp thể hiện một
thế vật khác nhau; qua tư thế của các đô vật, người xem thấy được cảnh đấu vật diễn ra từ
lúc ban đầu đến khi kết thúc. Ở mỗi góc tranh phía trên là hai đô vật ngồi đợi thi đấu với
dáng ngồi thu lu, bó gối như đang chống lại cái rét “ngọt” của buổi đầu xuân chứ không
phải cái rét cắt da, cắt thịt của mùa đông. Hai chuỗi tiền thưởng hai bên làm cho bố cục
tranh thêm chặt chẽ và tạo không khí đấu vật thêm hào hứng. Tranh không sử dụng nhiều
màu nhưng vẫn gây được cảm giác vui tươi của lễ hội.
65
Đấu vật (Tranh Đông Hồ)
b) Hứng dừa (tranh Đông Hồ) (xem hình 66, trang 135)
Tranh Hứng dừa diễn tả cảnh sinh hoạt hái dừa của nam nữ thanh niên nông thôn.
Một chàng trai mình trần vạm vỡ trèo cây chuẩn bị thả hai trái dừa xuống cho chị nông dân
trẻ phốp pháp đang đứng dưới, hớn hở tung tà váy hứng nhận. Dưới gốc cây là hai nhân
vật, một người nấp sau thân cây liếc nhìn chị nông dân một cách kín đáo, một người ngại
ngùng quay mặt đi. Ngoài tính trào lộng vui cười, tranh Hứng dừa còn tạo nên một cảnh hái
dừa thật nên thơ, trữ tình của người lao động.
132
Hình các nhân vật, cảnh vật trong tranh Hứng dừa mang tính khái quát cao, nghệ nhân
đã sử dụng thủ pháp phóng to, thu nhỏ để nêu bật nhân vật chính. Đường nét trong tranh to
khỏe, dứt khoát, những đường cong của lá, thân dừa, của nhân vật, của mô đất, … đã tạo
nhịp điệu vui, liền mạch trong tranh. Sự sắp xếp mảng hình, chữ làm cho bố cục tranh cân
đối, chặt chẽ; chữ là câu thơ nói lên nội dung tranh - đó là ước vọng chính đáng của nam nữ
thanh niên trong việc xây dựng hạnh phúc cho mình: “Khen ai khéo dựng nên dừa. Đấy
trèo, đây hứng cho vừa một đôi”.
Qua tranh Hứng dừa, các nghệ nhân đã cho chúng ta thấy lao động không những đem
lại ấm no mà còn đem lại một cuộc sống vui tươi, hạnh phúc cho con người.
Hứng dừa (tranh Đông Hồ)
c. Lý ngư vọng nguyệt (tranh Hàng Trống) (xem hình 67, trang 136)
Trong tranh Lý ngư vọng nguyệt, hình cá được đặt ở vị trí chính, chếch chéo góc
nhưng vẫn tạo cảm giác dễ chịu cho người xem bởi đường nét uốn lượn uyển chuyển của
thân cá ở tư thế đang bơi; vây cá xòe ra, có hướng hơi ngược về phía sau; đuôi cá là một
đường cong mềm mại. Những đường hướng khác nhau của thân, vây, mang, … cá tạo sự
sinh động, hài hòa với khuôn khổ tranh hình chữ nhật đứng. Xung quanh cá là những mảnh
rong, rêu, tôm, cua, tép được vẽ rất kĩ, đầy đù chi tiết bằng những nét mảnh, chìm trong
màu xanh loãng đã tạo chiều sâu cho nước. Khoảng trống ở góc trên tranh là vầng trăng ẩn
hiện nhẹ nhàng, xa xôi, tương phản với hình cá đậm màu, nhiều chi tiết.
133
Một chút màu vàng da cam nhạt thấp thoáng lướt nhẹ, nhoà vào màu đen ở mình cá,
ở đường viền mang, vây và đuôi cá với những độ đậm nhạt vừa phải, tạo cho hình cá như
chìm, nổi trong nước. Mắt cá mở tròn, hướng thẳng vào bóng trăng, râu cá rung rung bên
cạnh những nét cong lặp đi lặp lại của đường vành môi khiến cho ta có cảm giác như cá
đang hớp, đang vờn bóng trăng.
Tranh Lý ngư vọng nguyệt có một bố cục động về hình, nhuần nhuyễn về màu sắc
và đẹp về trang trí. Toàn bộ tranh là hoà sắc lạnh của trăng nước đêm thu.
68 69
Lý ngư vọng nguyệt (Tranh Hàng Trống) Ngũ hổ (tranh Hàng Trống)
d) Ngũ hổ (tranh Hàng Trống) (xem hình 69, trang 136)
Tranh Ngũ hổ là loại tranh thờ có tính nghệ thuật trang trí cao với những đường nét,
hình vẽ, mảng màu, những khoảng động, khoảng tĩnh được sắp xếp hài hòa với nhau.
Tranh có bố cục chặt chẽ, đối xứng: bốn ông hổ ở bốn góc vươn mình chầu vào ông hổ
ở trung tâm. Năm ông hổ với những thân khối chắc khoẻ, dáng hình phong phú, ông
đứng, ông ngồi … dáng điệu oai phong, đường bệ với những con mắt hừng hực, những
chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng cong để bật chồm dậïy tạo nên những nhịp
điệu vừa vui, vừa động. Khoảng chính giữa, phần trên tranh, bên cạnh mảng lớn gồm
hổ, mây, cờ, ấn, kiếm với nhiều màu sắc là một khoảng trời xanh tĩnh, sâu thẳm,
khoảng trời được khuôn trong những đường viền cong của đầu, mình, đuôi hổ tạo
thành một hình trang trí rất đẹp. Giữa khoảng trời, chùm sao Thất tinh lấp lánh, phía
trên chùm sao là hình mặt trời đỏ nổi bật trong vành đen sẫm. Màu sắc trong tranh Ngũ
hổ lộng lẫy, uy linh, cách thể hiện hình và màu mang tính ước lệ, tượng trưng.
134
2.5. Nhận xét chung
a) Tranh dân gian là loại tranh khắc gỗ nhưng do lối khắc, vẽ, cách in, cách sử dụng
chất liệu khác nhau nên hình thức của dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống mang
hai phong cách riêng.
b) Nội dung tranh dân gian phong phú, vui tươi, trong sáng, rõ ý, dễ hiểu.
c) Tranh có vẻ đẹp hài hòa, bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt, hình mang tính khái
quát cao, vừa hư vừa thực, các nghệ nhân đã sử dụng thủ pháp phóng to, thu nhỏ
trong tranh để làm nổi bật nhân vật trung tâm hoặc phân biệt vị trí trong xã hội.…
Đặc biệt trong tranh có in thơ hoặc chú thích làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thể
hiện rõ nội dung.
d) Tính biểu trưng (gợi nhiều hơn tả, hình tượng có tính khái quát cao, lược bỏ các
chi tiết thừa) được sử dụng để nhấn mạnh, làm nổi bật trọng tâm đề tài của tranh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau:
- Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai -Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật
học, NXB Giáo dục, 1998.
" Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc trang trí đình làng
+ Học cá nhân: Bạn hãy đọc thông tin của hoạt động để tìm hiểu nghệ thuật chạm
khắc trang trí đình làng.
+ Học theo nhóm (5, 6 SV): Cả nhóm phân tích một tác phẩm trang trí đình làng in
trong tài liệu về nội dung, hình dáng các nhân vật, cách sắp đặt nhân vật, cảnh vật để thể
hiện rõ nội dung của tác phẩm.
+ Một nhóm lên trình bày kết quả phân tích, các nhóm khác góp ý, bổ sung dưới sự
hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, sinh viên ghi chép những ý chính.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam
+ Học cá nhân: Bạn hãy đọc thông tin của hoạt động để tìm hiểu xuất sứ, cách in
tranh, chất liệu, nội dung và nghệ thuật thể hiện của hai dòng tranh dân gian Đông Hồ,
Hàng Trống.
+ Thảo luận theo nhóm (5, 6 SV) để làm rõ sự khác nhau trong hình thức thể hiện
của hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
+ Một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung dưới sự
hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, sinh viên ghi chép những ý chính.
Đánh giá hoạt động 2
Bạn hãy trả lời câu hỏi sau:
1. Vì sao trang trí đình làng mang đậm nét dân gian? Kể tên một số đình làng và một số tác
phẩm trang trí đình làng tiêu biểu?
2. Hãy nêu những hiểu biết của bạn về hai dòng tranh dân gian Việt Nam? Tìm hiểu nội
dung, nghệ thuật của một tranh dân gian Đông Hồ hoặc tranh dân gian Hàng Trống in trong
tài liệu.
3. Kể tên một số tranh dân gian Việt Nam mà bạn biết?
135
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Trang trí đình làng mang đậm nét dân gian vì tác giả là những nghệ nhân nông dân, đề tài
trong tác phẩm rất đời thường, gần gũi với người nông dân, tác phẩm của họ chủ yếu phục
vụ đông đảo quần chúng nhân dân, ….
2. (xem thông tin cho hoạt động)
3. (xem thông tin cho hoạt động)
File đính kèm:
- Phuong phap day hoc mi thuat Phan 4.pdf