I. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Vị trí
Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới đã sát nhập hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu. Cơ sở của việc sát nhập này là xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp đồng thời coi trọng yêu cầu thực hành của môn học.
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trọng trong chương trình tiểu học. Trước hết Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học luyện từ và câu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
(Tuần 19 – TV3 – T2 – tr.8-9)
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hóa.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
II. Chuẩn bị
- 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng trả lời bài tập 1 và bài tập 2.
BT1:
Con đom đóm
được gọi bằng
Tính nết
của con đom đóm
Hoạt động
Của con đom đóm
BT2:
Tên các con vật
Các con vật
được gọi bằng
Các con vật được tả
như tả người
- SGK TV 3, T1 có bài thơ Anh Đom Đóm để làm bài tập 2.
- Bảng phụ viết sẵn BT3 và BT 4.
III. Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
Trong học kì 1, các em đã học về so sánh. Trong học kì 2 này, chúng ta bắt đầu làm quen với biện pháp nhân hoá. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là nhân hoá, các con vật, sự vật được nhân hoá bằng những cách nào, đồng thời ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của BT1, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, HS trao đổi theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Con đom đóm
được gọi bằng
Tính nết
của con đom đóm
Hoạt động
Của con đom đóm
Anh
chuyên cần
lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, cò những con vật nào nữa được gọi và được tả như người (nhân hoá)?
- Một HS đọc thành tiếng bài Anh Đom Đóm (SGK TV3, T1, tr. 143-14)
- HS làm bài cá nhân vào vở hoặc vở bài tập, 4 HS làm bài trên tờ phiếu GV đã chuẩn bị sẵn.
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả, lớp trao đổi, nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng, HS đối chiếu với bài của mình để tự sửa chữa.
Lời giải:
Tên các con vật
Các con vật
được gọi bằng
Các con vật được tả
như tả người
Cò Bợ
chị
ru con: Ru hỡi! Ru hời! / Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc.
Vạc
Thím
lặng lẽ mò tôm
Bài tập 3
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT 3.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT: nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
- HS làm bài độc lập nhanh ra giấy nháp(viết bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào trong các câu a, b, c).
- Gọi 3 HS lên gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?
- Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng::
Câu a: Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
Câu b: Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
Câu c: Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I.
- HS viết vào vờ lời giải đúng.
Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu của BT.
GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT: Đây là BT ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Các em chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi. Nếu không nhớ chính xác thời gian bắt đầu, kết thúc học kì II, tháng được nghỉ hè, thì nói khoảng thời gian cũng được.
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân (nhiều HS).
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Ví dụ:
Câu a: Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 19 tháng 1. / từ giữa tháng 1. / từ đầu tuần trước…
Câu b: Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc. / Khoảng cuối tháng 5 học kì II kết thúc…
Câu c: Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè…
3. Củng cố, dặn dò
- Cho vài HS nhắc lại những điều mới học về nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối…bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả người là nhân hóa.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại các bài tập. Tìm trong sách Tiếng Việt các từ ngữ nhân hoá ở các bài tập đọc tả con vật, đồ vật.
---***---
3.Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 4:
Bài: Mở rộng vốn từ: cái đẹp
(Tuần 23- TV4 – T2 – tr. 52)
I. Mục đích yêu cầu
- Làm quen với những câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp, biết nêu hoàn cảnh sử dụng của các câu tục ngữ đó.
- Tiếp tục mở rộng hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao hơn của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
- Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Gọi 2 HS làm lại bài tập 2 phần luyện tập của bài trước Dấu gạch ngang (HS đọc bài làm viết đoạn văn của mình; lớp, GV nhận xét.
B Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30 phút)
Bài tập 1
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT1.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. GV nhấn mạch: chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ ở BT1.
- HS trao đổi nhóm đôi để chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ và làm bài vào vở bài tập hoặc vào vở.
- HS phát biểu ý kiến, GV gọi HS phát biểu đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS nhẩm đọc thuộc các câu tục ngữ. Nhiều HS thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ nói trên.
- Gọi 1 HS khá , giỏi làm mẫu
- HS suy nghĩ (có thể trao đổi với bạn bên cạnh),viết ra giấy nháp trường hợp sử dụng một câu tục ngữ có ở BT 1.
- HS trình bày.
- Lớp, GV nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả phần giải mẫu), GV giải thích: bài tập yêu cầu các em tìm các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, các em cần tìm các từ đi kèm với từ đẹp. Ví dụ: đẹp tuyệt vời…
- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát giấy khổ to cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả. Yêu cầu các nhóm thực hiện dưới hình thức thi đua tìm nhanh được nhiều từ, dán nhanh trên bảng lớp sẽ thắng cuộc.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn nhóm tìm được nhiều từ đúng và nhanh.
Lời giải: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, ….
Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT 3.
- HS đặt câu cá nhân vào vở nháp.
- HS lần lượt nêu các câu đã đặt (nhiều HS).
- Lớp, GV nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò (7-8 phút)
- GV nêu tình huống cho HS lựa chọn câu tục ngữ phù hợp:
Hôm chủ nhật, chị và Hà đi chợ mua cặp. Thấy chiếc cặp xinh quá, Hà liền đòi mua. Nhưng chị Hà lại thấy một chiếc cặp không xinh lắm nhưng rất bền. Chị Hà nói: “…”
Nếu trong tình huống đó, em là chị Hà, em sẽ sử dụng câu tục ngữ nào?
+ Cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó lên đóng vai theo tình huống trên.
+ Lớp bình chọn cặp đóng vai hay và sử dụng câu tục ngữ phù hợp với tình huống trên
Lời giải: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt..
- Dặn HS về nhà học thuộc 4 câu tục ngữ trong BT1; Chuẩn bị mang tới lớp ảnh chụp gia đình để học bài câu kể Ai là gì? (giới thiệu các thành viên trong gia đình).
---***---
4.Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 5
Bài: Từ đồng nghĩa
(Tuần 1, TV5 – T1 – tr. 7)
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. Chuẩn bị
Bảng lớp viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1 (phần nhận xét): xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
III. Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Đây là bài đầu tiên của chương trình lớp 5 nên không kiểm tra.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức(18 phút)
a. Hướng dẫn HS nhận xét (15ph)
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT 1.
- 1 HS đọc các từ in đậm đã viết sẵn trên bảng lớp:
+ xây dựng – kiến thiết
+ vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm
- HS suy nghĩ làm việc cá nhân theo các gợi ý:
+ Nghĩa của các từ in đậm ở đoạn văn a giống nhau hay khác nhau?
+ Nghĩa của các từ in đậm ở đoạn văn b giống nhau hay khác nhau?
- HS phát biểu ý kiến.
- Lớp và GV nhận xét chốt lại giải đúng: Nghĩa của những từ này giống nhau, cùng chỉ một hoạt động, một màu.
- GV nhấn mạnh: Những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp
- HS phát biểu ý kiến
- Lớp trao đổi, nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
+ Xây dựng, kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau. (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế).
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa khi đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
b. Hướng dẫn HS ghi nhớ (3 ph).
- GV ghi vắn tắt nội dung ghi nhớ trên bảng, yêu cầu HS độc ghi nhớ trong SGK:
+ Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong lời nói.
+ Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc, lựa chọn cho đúng.
- HS nhẩm học thuộc ghi nhớ, sau đó không nhìn sách, không nhìn bảng trình bày được các ý chính cần ghi nhớ.
3. Hướng dẫn HS luyện tập (18 phút)
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trình bày ý kiến
- Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
+ nước nhà – nước – non sông.
+ hoàn cầu – năm châu
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập (cả phần giải mẫu).
- HS làm việc cá nhân: tìm từ đồng nghĩa với các từ, ghi nhanh vào giấy nháp.
- HS nối tiếp nêu các từ đồng nghĩa với các từ đã cho.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Lời giải:
+ Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh tươi, mĩ lệ,…
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, vĩ đại, khổng lồ,…
+ Học tập: học, học hành, học hỏi,…
Bài tập 3:
- HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu): mỗi em phải đặt 2 câu, mỗi câu phải chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa.
- HS làm việc cá nhân đặt câu vào vở.
- HS đọc các câu đã đặt (nhiều em).
- Lớp, GV nhận xét bổ sung.
Ví dụ:
+ Quang cảnh quê hương em vô cùng tươi đẹp.
+ Cô giáo em rất xinh.
…..
3. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài học.
---***---
File đính kèm:
- PP day mon Luyen tu cau.doc