Phần thứ nhất : Lí do chọn đề tài
Phần thứ hai : Thực trạng
1.Thực trạng của giáo viên
2.Thực trạng của học sinh
Phần thứ ba : Các giải pháp và tổ chức thực hiện
I/ Các giải pháp
1.Đối với giáo viên
2.Đối với học sinh
3.Đối với phụ huynh
II/ Tổ chức thực hiện
Phần thứ tư : Kết quả
Phần thứ năm: Kết luận
Lời cảm ơn
Tài liệu tham khảo
15 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Quảng Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học sinh vẽ sơ đồ :
28 m
Ngày thứ nhất : | |
2m
Ngày thứ hai : | | | .. m vải ?
1m
Ngày thứ ba : | | |
Có những bài toán biểu thị mối quan hệ giữa tìm hai số khi biết hiệu
và tổng giữa hai số.
Ví dụ : Hiệu của hai số là 12. Tổng của hai số đó là 60. Tìm hai số đó. Với bài toán này giáo viên cần phân tích và hướng dẫn học sinh tóm tắt theo sơ đồ. ?
Số bé : | |
12 60
Số lớn : | | |
?
Hoặc : Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 127 kg cà chua, thửa ruộng thứ hai thu hoạch được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất.Hỏi cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kilôgam cà chua? Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời hoặc vẽ sơ đồ:
Cách 1: Thửa 1: 127 kg cà chua
kg cà chua ?
Thửa 2 : gấp 3 lần thửa 1
127 kg
Cách 2: Thửa 1 : | |
. kg ?
Thửa 2: | | | |
Học “ Giải toán có lời văn” phần tóm tắt bài toán là rất quan trọng, nhất thiết học sinh phải học được cách tóm tắt bài toán và biết cách ghi tóm tắt. Do đó giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài từ đó chắt lọc những từ, những con số đặc trưng của bài toán để ghi nhớ lại nội dung bài toán một cách tường minh . Việc tóm tắt bài toán là khâu cần thiết , có tính chất bắt buộc khi dạy học giải toán có lời văn . Có hai hình thức tóm tắt là “ tóm tắt bằng lời” và “tóm tắt bằng sơ đồ” . Mỗi hình thức tóm tắt đều có ưu điểm của nó tuỳ từng bài mà GV có thể vận dụng cho thích hợp .
“ Tóm tắt bằng lời “ giúp HS thấy rõ giả thiết ,kết luận của bài toán các con số viết tương ứng như là đặt tính dọc , giúp HS dễ nhận ra đáp số
Ví dụ :
8 áo : 1 hộp
187 250 áo : hộp ?
Hoặc : 20 tấn hàng : 1 toa xe .
180 tấn hàng : ..toa xe ?
Hoặc : 240 gói : 18 kg muối
1 gói : .. g muối ?
“ Tóm tắt bằng sơ đồ “ giúp HS thấy rõ mỗi quan hệ ‘ nhiều hơn , ít hơn ‘ từ đó lựa chọn phép tính giải dễ dàng mà không nhầm lẫn
2.Lập kế hoạch giải toán :
Giáo viên nên để cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức, tìm cách giải sau đó dùng phương pháp phân tích bắt đầu từ câu hỏi chính của bài toán lập thành một hệ thống câu hỏi, dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để giúp cho một số học sinh yếu nắm được nội dung yêu cầu và từ đó các em sẽ tìm ra phương pháp giải bài toán.
Ví dụ : Một người thợ dệt vải, ngày thứ nhất dệt được 28 m vải, ngày thứ hai dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2 m vải, ngày thứ ba dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1 m vải. Hỏi cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải? Giáo viên cần nêu câu hỏi :
?Muốn biết cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải, trước tiên ta phải làm gì?
? Tính số mét vải ngày thứ hai người đó dệt được ta phải thực hiện như thế nào?
? Tính số mét vải ngày thứ ba người đó dệt được ta phải thực hiện phép tính gì?
Có những bài toán chỉ dựa vào các công thức để tính kết quả, giáo viên cũng nên đặt các câu hỏi gợi mở giúp học sinh nhớ lại các công thức đã học có liên quan đến bài học từ đó học sinh tự áp dụng các công thức này để tính toán.
Ví dụ : Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài là 12 cm, chiều rộng là 8 cm . Với bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu lại công thức tính diện tích hình chữ nhật :
S = a x b
từ đó học sinh áp dụng và thay các số liệu để được kết quả của bài toán :
S = 12 x 8 = 96 cm2
Hoặc : Một sân bóng đá hình chữ nhật có diện tích là 7140 m2, chiều dài là 105 m.
a)Tìm chiều rộng của sân bóng đá.
b)Tính chu vi của sân bóng đá.
Học sinh sẽ áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật : S = a x b và vận dụng để tìm chiều rộng của sân bóng đá là 7140 : 105 = 68 m. Sau đó áp dụng công thức tính chu vi của sân bóng đá là P = ( a + b) x 2
= (105+ 68) x 2 = 346m
3.Hướng dẫn trình bày câu trả lời
-Trình bày câu lời giải cũng là một phần quan trọng và bắt buộc của bài “ Giải toán có lời văn”. Do vậy GV cần hướng dẫn HS nhận biết được bài toán hỏi về vấn đề gì mà giúp HS ghi câu trả lời cho chính xác, phù hợp
Ví dụ :
Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài là 12 cm, chiều rộng là 9 cm.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật là :
12 x 9 = 108 ( cm2 )
Đáp số : 108 cm2
Có những bài toán , chúng ta cần phải dựa vào câu hỏi của bài toán mà đặt lời giải .
Ví dụ : Quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài 791 km, quãng đường từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường đó 144km. Hỏi quãng đường từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài bao nhiêu kilômét?
GV chỉ cần hướng dẫn HS sửa lại câu hỏi của bài toán là được lời giải .
Quãng đường từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 144 = 935 ( km)
Đáp số : 935 km
*Ngoài ra còn có các bài toán có tính chất trắc nghiệm yêu cầu GV phải hướng dẫn HS nắm và hiểu đề bài biết tính ra kết quả và khoanh vào kết quả đúng . Yêu cầu của dạng toán này là học sinh không phải ghi câu lời giải hay giải thích gì khác.
Ví dụ : Diện tích khu đất hình chữ nhật như hình vẽ bên là :
250 m
400m
A.100 m2 B. 100 000 cm2
C. 100 000 m2 D. 1000 m2
Qua các bước hướng dẫn HS ở như trên HS về nhà cần phải ôn lại kiến thức vừa học trên lớp, làm lại ngay các bài tập và học thuộc các kiến thức cần thiết mà giáo viên yêu cầu.
Trong quá trình làm bài ở lớp giáo viên nên cho học sinh trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải của một bài tập. Sự hỗ trợ của các bạn giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài và khả năng tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân. Nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm,đánh giá kết quả để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót ( nếu có).Dần dần học sinh có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lý nhất cho phương pháp làm bài của mình, tạo cho học sinh có niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em cảm thấy vui vì những kết quả đã đạt được của mình, của bạn.Như vậy sẽ giúp học sinh có nhu cầu làm thêm nhiều bài tập để giúp học sinh khai thác sâu trong quá trình thực hiện một số bài thực hành có trong SGK, từ đó học sinh có hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học tập toán.
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ
?&@
Qua quá trình thực hiện và giảng dạy với những hình thức tổ chức và phương pháp trên tôi thấy HS đã hiểu và làm được các bài tập đạt kết quả cao trong học tập với kết quả cụ thể như sau :
Năm học 2008 – 2009
Giai đoạn
Tổng số HS
Số HS biết tóm tắt và đặt lời giải
Chất lượng
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Đầu năm
Giữa kỳ I
39
39
20
25
3
6
7
10
10
9
19
14
PHẦN THỨ NĂM
KẾT LUẬN
?&@
Qua quá trình thực hiện những giải pháp trên bản thân tôi tự rút ra được những kinh nghiệm để áp dụng cho quá trình giảng dạy tiếp theo
Trong giảng dạy thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Tìm hiểu kỹ bài, đầu tư soạn giảng, lập kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao trình độ và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, giúp giáo viên linh hoạt, chủ động trong tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập.
Cần phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học tổ chức linh hoạt ,hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học tập được tốt hơn .
Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình, phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
Phối hợp với phụ huynh kịp thời thông báo kết quả học tập của các em
Cần tổ chức nhiều hình thức học tập trong một tiết học tạo không khí sôi nổi , vui vẻ dân chủ trong hoạt động dạy học .
Trên đây là những phương pháp giảng dạy mà bản thân tôi cho là tâm đắc mà tôi đã tích luỹ được trong thời gian giảng dạy vừa qua . Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để GPHI được hoàn thiện hơn .
LỜI CẢM ƠN
?&@
Qua quá trình công tác tại trường Tiểu học Quảng Lập . Tôi đã rút ra được nhiều điều bổ ích về phương pháp dạy – học “Giải toán có lời văn” , cho học sinh lớp 4. Để hoàn thành giải pháp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trường Tiểu học Quảng Lập đã tận tình giúp đỡ tôi.
Trong khi thực hiện, tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý xây dựng của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn chỉnh hơn.
Quảng Lập , ngày 04 tháng 12 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hà
Ý kiến BGH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
?&@
1 . Sách giáo khoa Toán 5 NXB GD – Đỗ Đình Hoan (chủ biên) .
2. Toán 5 – Sách giáo viên- NXBGD – Đỗ Đình Hoan (chủ biên).
3 . Câu hỏi và đáp về việc dạy toán ở tiểu học – NXBGD Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Aùnh
4.Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới – Nhà xuất bản giáo dục -PGS.TS. Đỗ Đình Hoan.
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 –NXBGD.
File đính kèm:
- GPHI TOAN HA.doc