Phụ đạo học sinh yếu với sự tham gia của tập thể học sinh

Trong mỗi nhà trường, điều đáng quan tâm nhất chính là chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục chính là thước đo cho mỗi nhà trường. Một trường học có ít học sinh giỏi nhưng không còn học sinh yếu kém thì chưa đáng tự hào nhưng có thể yên tâm về chất lượng; trường có học sinh khá, giỏi nhưng còn học sinh yếu, kém thì đúng là tồn tại điểm yếu kém đáng để cho người làm công tác giáo dục đau đầu. Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi thường dễ dàng hơn so với phụ đạo học sinh yếu vì đối tượng để bồi dưỡng đã có sẵn gốc tức là có sẵn kiến thức, kĩ năng, chỉ cần được gợi ý đúng phương hướng là các em sẽ phát huy sự sáng tạo. Ngược lại, học sinh yếu, kém lại hổng nhiều kiến thức, thiếu kĩ năng hoặc đạt được kiến thức, kĩ năng nhưng không bền vững. Nhà trường không còn học sinh yếu, kém sẽ dễ dàng nâng cao chất lượng học sinh đặc biệt là nâng cao được chất lương học sinh khá, giỏi. ngược lại, trường còn học sinh yếu kém thì trước tiên cần phải nâng số học sinh yếu, kém lên được lực học trung bình mới có được sự yên tâm để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ đạo học sinh yếu với sự tham gia của tập thể học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không nhỏ. 2. Thực trạng về phụ đạo học sinh yếu ở trường Tiểu học Xuân Lẹ 2.1. Thuận lợi Trường Tiểu học Xuân Lẹ là trường vùng cao giáo dục gặp nhiều khó khăn. Trong 5 năm trở lại đây, chất lượng học sinh đã được nâng cao vượt bậc, được cấp Phòng ghi nhận và biểu dương. Tuy nhiên số việc tồn tại học sinh yếu hiện nay vẫn là vấn đề đau đầu của giáo viên cũng như quản lý. Trong các cuộc hội thảo chuyên môn, nhà trường đã xác định một số yếu tố thuận lợi trong công tác phụ đạo học sinh yếu: - Phía HS: Tinh thần và thái độ học tập có chuyển biến tốt, tham dự đầy đủ các buổi học phụ đạo. - Phía nhà trường và giáo viên: Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ tốt cho công tác phụ đạo, ngay đầu năm nhà trường đã có xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu và được giáo viên hưởng ứng tốt, tích cực tham gia giảng dạy. 2.2. Những khó khăn Bên cạnh đó còn những khó khăn bức xúc chung rất khó có thể giải quyết triệt để nếu không có sự đồng tâm của tập thể giáo viên, cụ thể là: - Học sinh: Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai, học vẹt không có khả năng vận dụng kiến thức, nói chung các kĩ năng cơ bản: nghe -đọc –nói -viết của các em chưa hoàn chỉnh. Không biết làm tính, yếu các kĩ năng tính toán cơ bản, cần thiết như (cộng, trừ, nhân, chia). Khả năng phân tích, so sánh còn hạn chế. - Giáo viên: Chưa xác định được cách phụ đạo học sinh, chưa biết phải bắt đầu từ đâu, luôn lúng túng khi xây dựng nội dung phụ đạo, nên kết quả thường không cao. Chính vì vậy công tác phụ đạo hiện nay luôn được các nhà trường và giáo viên đặc biệt quan tâm. Có thể kể ra một số cách mà nhà trường đã áp dụng: - Thầy giúp trò vượt khó do thầy Hiệu trưởng phát động từ năm học 2009 đến 2011. - Tăng buổi: Nhà trường đang thực hiện dự án đảm bảo chất lượng trường học áp dụng theo T30 nay thí điểm tăng lên thành T 35(áp dụng ở điểm trường chính) nhưng số buổi tăng chỉ dành cho học sinh yếu, kém. - Dạy kèm tận nhà Trong mỗi cách làm nêu trên đều đem lại kết quả nhất định, số học sinh yếu kém giảm xuống rõ rệt. Nhưng như phần đặt vấn đề đã nói, hiện nay số cặp vợ chồng đi làm ăn xa mỗi ngày, mỗi năm thêm tăng cao. Họ để lại con cho ông, bà thậm chí là hàng xóm trông nhờ. Những học sinh này thường trong tốp học sinh yếu của nhà trường. Chưa hết, những học sinh yếu kém còn là những em học sinh thiểu năng trí tuệ hoặc sức khỏe yếu; đặc biệt chiếm số nhiều là các em học sinh có tính cách không bình thường như các bạn trong lớp làm các bạn ngại chơi cùng, ngại ngồi cùng bàn. Tóm lại, các biện pháp đã thực hiện tuy có đem lại hiệu quả nhất định nhưng số lượng học sinh yếu so với sĩ số toàn trường hiện nay vẫn là nhiều. Dưới đây là học lực của các học sinh yếu mà tôi chịu trách nhiệm phụ đạo: Họ tên học sinh Tốc độ đọc Khả năng tính toán Hoàng Thị Ngọc Oanh 50 tiếng/ phút Chưa biết trừ có nhớ, chưa biết nhân chia cho số có một chữ số… Lữ Thị Thu Thúy (bị mắt kém) 60 tiếng / phút Chưa biết trừ có nhớ, chia ngoài bảng Cầm Bá Tuấn( hs trí tuệ chậm phát triển) 30 tiếng/ phút, không đọc được các tiếng chứa nhiều âm tiết… Chưa biết trừ có nhớ, nhân chia ngoài bảng… Ảnh: 3 học sinh được các bạn trong lớp chung tay phụ đạo(kèm): Bên trái là em Thúy; Giữa là em Oanh; Bên phải là em Cầm Bá Tuấn 3. Các biện pháp thực hiện Từ thực trạng nêu trên tôi đã tìm tòi và áp dụng cách làm mới đem lại hiệu quả cao hơn. Dưới đây là cách làm tôi đã áp dụng vào thực tiễn dạy lớp 4A và 4B: 3.1. Xây dựng nhóm học tập nhỏ cùng đoàn kết, thi đua Lớp 4A có 20 học sinh trong đó có em Hoàng Thị Ngọc Oanh cùng em Lữ Thúy là học sinh yếu. lớp 4B có sĩ số là 10 em do tôi làm chủ nhiệm trong đó học sinh yếu là em Cầm Bá Tuấn – Một học sinh có biểu hiện thiểu năng trí tuệ. Tôi cũng thường xuyên được dạy cả hai lớp để tiện được áp dụng biện pháp mới vào phụ đạo. Tôi đã phân các nhóm học tập ỏ lớp 4B như sau: Nhóm 1: Cầm Bá Định Cầm Thị Mong (nhóm trưởng) Lương Thị Trang Nhóm 2: Lương Văn Huy Hoàng Văn Nam( Nhóm trưởng) Vi Mạnh Tuấn Nhóm 3: Cầm Thị Minh Nguyệt Trương Thị Phượng Trương Công Nam( Nhóm trưởng) Các nhóm tổ chức thi đua đạt nhiều điểm tốt, giúp nhau cùng tiến bộ và đặc biệt thi đua giúp bạn học yếu trong lớp. Cuối tuần, trong giờ sinh hoạt lớp có báo cáo sự kết quả giúp bạn trước lớp, tôi đã tuyên dương các nhóm vượt trội và động viên hai nhóm còn lại. Ỏ lớp 4A tôi bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm chia nhóm học tập theo đặc thù riêng của lớp. 3.2. Lập thời gian biểu, xây dựng chương trình và tập huấn cho các nhóm kèm bạn Ngoài thời khóa biểu phụ đạo chung của trường vào hai buổi, tôi đã lên thời khóa biểu cho các nhóm kèm bạn vào các chiều thứ hai, thứ ba và thứ tư. Đồng thời tôi cũng cho các nhóm nhận chương trình của mình sẽ nhận bài nào để kèm bạn cùng việc ghi chép sự tiến bộ của bạn được kèm để cuối tuần báo cáo vào tiết sinh hoạt lớp. Trong tuần đầu tiên, tôi trực tiếp hướng dẫn cho các em cách kèm bạn riêng từng môn để các em bắt đầu làm quen, từ những tuần sau các nhóm phải tự quản trong việc kèm bạn, tất nhiên việc giám sát của giáo viên là điều cần thiết. Dưới đây là kế hoạch cụ thể ( xin trích 3/18 tuần) KẾ HOẠCH CỤ THỂ Tuần: 4 Thứ/ngày Nội dung kèm bạn Toán Tiếng Việt Thứ ba 11/9 Ôn luyện: 54 – 18: trang 63 Toán 2: - Làm bài tập 2; 3 Luyện đọc đoạn 1 bài Chiếc áo len- Tiếng Việt 3 tập 1 trang 20: Luyện đọc đoạn 1 Nghe – viết 3 dòng của đoạn 1 Thứ tư 12/9 Nghe- viết khổ thơ 1,2 bài: Quạt cho bà ngủ- trang 23 – TV 3 tập 1. Nhận xét sự tiến bộ của bạn ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 5 Thứ/ngày Nội dung kèm bạn Toán Tiếng Việt Thứ ba 18/9 Ôn bảng trừ: trang 69 – Toán 2 Luyện đọc: đoạn 1,2 bài Người mẹ- trang 29 – TV3 tập 1 Thứ tư 19/9 Nghe- viết: 3 dòng đầu bài ông ngoại- TV3 trang 34 Nhận xét sự tiến bộ của bạn Tuần: 6 Thứ/ngày Nội dung kèm bạn Toán Tiếng Việt Thứ ba 25/9 Ôn luyện: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số - trang 65 Toán 2 Luyện đọc đoạn 2 bài: Người lính dũng cảm- TV3 trang38 Thứ tư 26/9 Luyện viết: khổ thơ đầu bài Mùa thu của em- TV trang 42 Nhận xét sự tiến bộ của bạn ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ảnh: Nhóm 3 kèm bạn đọc theo lịch được phân công 3.3. Kèm đọc ngoài giờ: kèm đọc trong thư viện Học sinh rất thích đọc truyện và các loại sách, báo …. Vì vậy việc rèn những em học sinh yếu trong lúc các em ở thư viện rất hiệu quả. Mặc dù ở điểm trường lẻ nhưng các em học sinh vẫn có sách và có phòng đọc riêng nên tôi đã yêu cầu các em học sinh ở lại ăn trưa và nghỉ lại trường tranh thủ đọc sách và chỉ giúp bạn tập đọc những mẩu truyện ngắn nhằm rèn kĩ năng đọc. Biện pháp này đã làm tăng tốc độ đọc của học sinh yếu lên rõ rệt. Em Tuấn và em Oanh đã bước đầu biết trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài của phân môn tập đọc( đọc hiểu) 3.4. Kèm bạn bằng phương pháp trải nghiệm ở môn Toán Những học sinh học lực yếu là những em khả năng tư duy trừu tượng kém hơn các bạn khác trong lớp. Từ kinh nghiệm dạy nhiều năm trước tôi thấy việc học sinh được tự thực hành, tự đong đếm ở một số trường hợp đem đến sự khắc sâu làm tăng trí nhớ dẫn đến tăng khả năng thực hành. Từ kinh nghiệm này tôi đã áp dụng để hướng dẫn cho các nhóm kèm bạn bằng cách trải nghiệm thực tế ở một số bài toán về đại lượng và đo đại lượng: Các bài toán về đại lượng đo độ dài, khối lượng: học sinh yếu được các bạn hướng dẫn được đo, cân.. và ghi lại trong vở rồi thực hiện phép tính và các bài toán đơn giản. Các bài toán về chu vi, diện tích: Học sinh yếu được đo, ghi lại đơn vị, được chỉ dẫn các lưu ý về việc phải cùng đơn vị đo…. Và việc áp dụng công thức vào tính. Sau 8 tuần, 3 học sinh khối 4( em Tuấn, Oanh, Thúy) đã tiến bộ lên rất nhiều ở phần giải toán cũng như phần các phép tính và hình học. 4. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng các biện pháp trên thì cả 3 học sinh học lực yếu của khối 4 đã tiến bộ rõ rệt cả về đọc và làm Toán. Đã có bài kiểm tra đạt điểm trung bình của môn Toán, tốc độ đọc được nâng cao, các bài chính tả đã viết tương đối đúng. Dưới đây là bảng ghi lại học lực của các em tại thời điểm đầu tháng 3 năm 2014 do khối 4 thực hiện: Họ tên học sinh Tốc độ đọc Khả năng làm Toán Hoàng Thị Ngọc Oanh 118 tiếng/ phút, trả lời được câu hỏi dễ Cộng, trừ tốt, làm được tính nhân với số có ba chữ số, chia cho số có hai chữ số dạng đơn giản Lữ Thị Thu Thúy 120 tiếng/ phút Cộng trừ, nhân đến ba chữ số, chia cho số có hai chữ số dạng đơn giản Cầm Bá Tuấn 110 tiếng/ phút, trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài Cộng, trừ, nhân với số có một chữ số, chia cho số có hai chữ số dạng đơn giản Tóm lại, so với đầu năm 3 học sinh nêu trên đã tiến bộ rất nhiều nhờ 4 biện pháp tôi đã áp dụng, tôi tin chắc rằng cách làm của tôi là đúng đắn và có thể áp dụng cho cả cấp học. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Phụ đạo học sinh yếu là công tác đòi hỏi người thầy không chỉ kiên trì mà còn phải linh động, sáng tạo và mạnh dạn. Với một số biện pháp nêu trên mà tôi đã áp dụng cho thấy kết quả là rất thiết thực. Nếu bốn biện pháp trên mà được áp dụng rộng rãi trong các khối lớp có học sinh yếu tôi tin rằng sẽ đem lại hiệu quả cao giúp việc xóa học sinh yếu kém trở nên dễ dàng hơn. 2. Đề xuất Đối với giáo viên: Cần kiên trì trong phụ đạo học sinh yếu, cần tôn trọng và phát huy sự tự nỗ lực của cá nhân học sinh yếu và ghi nhận và động viên khuyến khích kịp thời sự cố gắng của tập thể học sinh được giao nhiệm vụ kèm bạn. Đối với Ban giám hiệu và tổ chuyên môn: Cần giám sát chặt chẽ học lực của học sinh để lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm tổ chức phụ đạo đồng thời kiểm tra và lắng nghe ý kiến đề xuất của giáo viên được phân công phụ đạo nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Xuân Lẹ ngày 15/3/2014 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi thực hiện, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người thực hiện: XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN Vi Hoàng Thành

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem Phu dao hoc sinh yeu voi su tham gia cua tap the hoc sinh.doc