Phần thi bình thời trang của đội Thăng Long trong cuộc thi “nét đẹp tuổi hoa” của trường tiểu học Bà Triệu

Trải qua hàng nghìn năm, trang phục của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch.

 Xuất hiện trên sân khấu là bộ nam phục mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Nam giới thời đó thường mặc áo dài the, khăn xếp hoặc khăn đóng trong các dịp lễ hội.

 Xuất hiện trước thế kỉ 17 là bộ áo tứ thân, áo tứ thân gồm 2 vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau, khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu. áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù, bươn chải, gánh gồng tháo vát.

 Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài duyên dáng và lịch lãm, áo dài xuất hiện đầu tiên vào năm 1934 do hoạ sĩ Lê Phổ thiết kế. Ông đã kết hợp các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân tạo ra một kiểu vạt áo dài cổ kính, ôm sát thân người trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Từ đó đến nay trải qua bao thăng trầm, bao lần

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần thi bình thời trang của đội Thăng Long trong cuộc thi “nét đẹp tuổi hoa” của trường tiểu học Bà Triệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Thi Bình thời trang của đội Thăng long Trong cuộc thi “nét đẹp tuổi hoa” Của trường Tiểu học Bà Triệu Trải qua hàng nghìn năm, trang phục của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch. Xuất hiện trên sân khấu là bộ nam phục mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Nam giới thời đó thường mặc áo dài the, khăn xếp hoặc khăn đóng trong các dịp lễ hội. Xuất hiện trước thế kỉ 17 là bộ áo tứ thân, áo tứ thân gồm 2 vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau, khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu. áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù, bươn chải, gánh gồng tháo vát. Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài duyên dáng và lịch lãm, áo dài xuất hiện đầu tiên vào năm 1934 do hoạ sĩ Lê Phổ thiết kế. Ông đã kết hợp các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân tạo ra một kiểu vạt áo dài cổ kính, ôm sát thân người trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Từ đó đến nay trải qua bao thăng trầm, bao lần cách điệu, hình dạng chiếc áo dài vẫn cơ bản và giữ nguyên. Và đây là bộ quần áo nâu, một trang phục ưa thích của người dân lao động Hà Thành. Vải được nhuộm bằng củ nâu vừa bền màu, bền sợi rất phù hợp với công việc lao động ruộng đồng vất vả mà vẫn tôn lên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, cứng cáp và chất phác của người thôn quê. Thật nhí nhảnh, đáng yêu mà cũng rất nghiêm túc là bộ đồng phục học sinh mà chúng ta đang chiêm ngưỡng. Bộ đồng phục học sinh có tác dụng tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi học trò ở trong các nhà trường. Vào những năm đầu thế kỉ 19, bộ veston của nam giới bắt đầu xuất hiện và trở thành lễ phục của cả nước. Nam giới mặc veston đi giày tây là một mốt thời trang kéo dài đến tận bây giờ. Nhìn lại quá trình lịch sử, trang phục của người Thăng Long, Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên, vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo thì vẫn được bảo tồn như là một đặc điểm riêng vốn có của trang phục Hà Nội. Có nhà văn nói rằng: “Người Hà Nội trong bộ quần áo cần lao giản dị mà vẫn đượm vẻ phong lưu” đó quả là một nhận định tinh tế.

File đính kèm:

  • docBinh trang phuc Ha Noi xua va nay.doc
Giáo án liên quan