I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
II. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN 4
1) THỰC TRẠNG 4
2) NGUYÊN NHÂN 5
III. GIẢI PHÁP 5
IV. KẾT QUẢ 10
V. KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
12 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại và đề xuất một số cách dạy các bài tập trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 tại trường tiểu học Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̃ng thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh làm bài tập tốt hơn, có kết quả cao. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp phân loại các dạng bài tập trong phân môn “Luyện từ và câu”.
Dạng 1: Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ. Có thể được chia làm 3 dạng cơ bản.
Dạng bài tập ghép từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng.
Dạng bài tập dựa tranh tìm từ tương ứng
Dạng bài tập gọi tên các con vật được vẽ ẩn trong tranh.
Dạng 2: Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa.
Dạng 3: Các từ cùng chủ điểm ngoài văn bản.
Dạng 4: Dạng bài tập tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn.
Dạng 5: Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ.
Dạng 6: Loại bài tập giúp học sinh nắm nghĩa của từ.
Dạng 7: Kiểu bài tập dùng từ đặt câu.
Dạng 8: Loại bài tập về dấu câu.
Dạng bài tập ghép từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng.
Ví dụ:
Chọn tên cho mỗi người, mỗi vật được vẽ dưới đây.
( Sách giáo Khoa Tiếng Việt 2/ trang 8)
Các từ cho sẵn: Học sinh, nhà, xe đạp, mía, trường học, chạy...
Dạng bài tập dựa tranh tìm từ tương ứng.
VD: Viết tên các con vật trong tranh
(Tiếmg việt 2 Trang 134)
Dạng bài tập gọi tên các con vật được vẽ ẩn trong tranh.
Ví dụ:
Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bứa tranh sau và cho biết mỗi vật làm gì?
(Tiếmg việt 2 Trang 90)
Dạng bài tập này vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết (nghĩa của vật) của từ, từ nào biểu thị sự vật, con vật vừa có tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ. Đây là hình thức luyện tập về từ ở mức độ đơn giản nhất.
Cách dạy:
Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Gọi 1, 2 học sinh làm mẫu.
Sau đó các em nhìn vào tranh để giải quyết bài tập.
Gọi học sinh đứng dậy đọc cách làm bài của mình để cả lớp nhận xét, sửa chữa bổ xung.
Mở rộng vốn từ theo quan điểm ngữ nghĩa:
Mở rộng vốn từ theo quan điểm ngữ nghĩa là dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ (nói cách khác giữa các từ trong ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau về mặt nghĩa như đồng nghĩa, trái nghĩa để tiến hành tìm các từ có quan hệ với nhau về nghĩa, gần nghĩa) nhằm mở rộng và phong phú hóa vốn từ của học sinh.
Dựa vào đặc trưng tính chất của hoạt động liên tưởng khi tìm từ ngữ kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan điểm ngữ nghĩacó thể chia thành các dạng cơ bản như sau:
Bài tập “ tìm chủ ngữ cùng chủ điểm”. Bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm được chia làm hai dạng nhỏ.
Các từ ngữ cùng chủ điểm nằm trong một văn bản.
Ví dụ:
Tìm các từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”.
Cách dạy:
Cách 1:
GV: Đọc qua đoạn văn bài thơ mà đề bài yêu cầu.
Hướng học sinh dọc và làm bài văn, bài thi vừa đọc, vừa bài tìm các từ mà đề bài yêu cầu.
Học sinh đọc rồi lấy bút chì gạch dưới hoặc khoanh trò các từ vừa tìm được.
GV: Gọi học sinh đứng dậy đọc những từ mà mình tìm được.
Ở ví dụ trên các em có thể tìm được các từ chỉ người trong gia đình họ hàng đó là:Ông bà, bố, mẹ, cô, chú, thím. Như vậy các ừt học sinh tìm được nằm trong chủ điểm gia đình, họ hàng.
Cách 2:
Học sinh làm theo nhóm đôi.
GV đọc bài văn, bài thơ một cách chậm dãi, nêu yêu cầu của đề bài.
HS: đọc lại bài văn, bài thơ vừa đọc, vừa tìm các từ theo yêu cầu bài tập.
Từng đôi một thảo luận rồi sau đó ghi kết quả vào giấy.
GV: Cho cả lớp nghe theo hình thức từng đôi một, gọi một đôi của dãy bên này thi với một đôi của dãy bên kia. Hoặc hai nhóm đôi cùng một dãy.
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương đôi tìm được nhiều từ đúng.
Các từ cùng chủ điểm ngoài văn bản.
Dạng bài tập này chiếm vị trí chủ đạo ở bài tập: Tìm từ cùng chủ điểm.
Ví dụ:
Tìm các từ:
Chỉ đồ dùng học tập M: Bút
Chỉ hoạt động của học sinh M: Đọc
Chỉ tính nết của học sinh M: Chăm chỉ
(Tiếmg việt 2/ Tập 1/Trang 9)
Các từ cần tìm ở đây thuộc cùng một chủ đề, chủ điểm từ ngữ, jói cách khác cùng nằm trong một hễ thống. Vì vậy, dạng bài tập ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ mà còn giúp học sinh hình thành phát triển tư duy hệ thống.
Cách dạy:
Học sinh làm việc theo nhóm
Hướng dẫn làm bài tập.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu đối với học sinh.
Hướng dẫn học sinh tìm từ khai thác từ mẫu có tính chất gợi ý, định hướng cho học sinh tìm từ.
Dùng câu hỏi gợi mở;
Khi đi học các em thường đem những đồ dùng gì phục vụ cho buổi học.
HS: Bút, thước, cặp, tẩy, sách, vở...
Giáo viên kết luận: tất các các từ mà các em tìm được là từ dùng để chỉ đồ dùng học tập của học sinh.
Trong bài có dùng từ để chỉ đồ dùng học tập của học sinh đó là từ nào?
Học sinh: từ bút.
Ngoài từ bút ra ai có thể tìm được cho cô từ khác dùng để chỉ đồ dùng học tập của học sinh.
Học sinh: thước kẻ, compa, phấn, bảng...
Trong giờ học các em thường làm gì?
Làm bài, viết bài tập, nghe cô giáo giảng.
Khi về nhà các em thường làm gì?
Học sinh: Làm bài ở nhà, học bài, ăn, ngủ, chơi...
Giáo viên kết luận: Vậy những từ các em tìm được là những từ chỉ hoạt động của học sinh. Trong bài có từ chỉ hoạt động của học sinh đó là từ “Đọc”. Ai có thể tìm được cho cô từ khác.
Học sinh: Nhảy, chơi bi, quét nhà...
Để học sinh tìm được những từ chỉ tính nết của học sinh, giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh.
Dạng bài tập tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trài nghĩa với từ cho sẵn.
Ví dụ 1:
Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ “can đảm”.
Cách dạy:
Hướng dẫn học sinh làm bài: Tìm một số từ cùng nghĩa với từ “can đảm”.
Giáo viên cho học sinh giải thích từ can đảm theo cách hiểu của các em.
GV: Chốt lại: Can đảm là mạnh bạo, không sợ nguy hiểm, gian khổ.
Cho 01 học sinh làm mẫu.
Học snh làm việc theo nhóm.
Chia lớp thành hai nhóm lớn, tiến hành thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy.
Mỗi nhóm cử 10 bạn lên thi viết trên bảng. Cứ bạn này viết xong lại đến bạn khác, nhóm nào xong trước, tìm được nhiều từ nhất thì sẽ được thưởng.
Ví dụ 2:
Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
Tốt, nhanh, ngoan, trắng, cao, khỏe.
M: Tốt – Xấu
(Tiếng Việt 2, tập 1 Trang 9)
Ở dạng bài tập này, bao giờ cũng có từ cho sẵn có tác dụng làm cơ sở, chỗ dựa cho hoạt động liên tưởng, tìm từ của học sinh. Đối với từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết (như VD1) để trợ giúp hoạt động tìm từ của học sinh. Giáo viên có thể giải nghĩa từ cho sẵn.
KẾT QUẢ
Khi sử dụng như phương pháp đã nêu ở “Thực trạng vấn đề” tôi và một số giáo viên khác rất ít thành công khi dạy tiết “Luyện ừt và câu”. Nhưng hiện nay tôi đã áp dụng theo phương pháp như vừa nêu ở trên tôi thấy kết quả thu đượu. Đó là:
Giáo viên dễ dàng hệ thống được các dạng bài tập, để đưa ra được cách dạy phù hợp với từng loại bài tập để dễ dàng hơn. Tiện lợi trong việc giao tiếp, vận dụng vào cuộc sống hằng ngày và trong giao tiếp xã hội.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu phân loại các bài dạy trong môn “Luyện từ và câu” ở lớp 2 và thử đề xuất cách dạy, qua tìm hiểu thực trạng bằng phương pháp trao đổi với giáo viên, học sinh lớp 2 tôi rút ra kết luận sau:
Hiện nay học sinh tiểu học rất thích học theo nhóm và dạy học có sử dụng phương tiện trực quan nhiều trong tiết học. Tuy nhiên trong thực tế giáo viên chưa chú ý đến các phương tiện đố dùng trực quan để khai thác một cách triệt để và thay đổi cách chia nhóm.
Quan điểm hàng đầu trong công tác giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, hình thức thảo luận nhóm được áp dụng trong phân môn “Luyện từ và câu” sẽ giúp học sinh thể hiện được tính tích cực, độc lập sáng tạo trong mọi hoạt động, qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, mở rộng phát triển đồng thời làm phong phú vốn ngôn ngữ của bản thân. Các em sẽ bày tỏ được suy nghĩ của mình, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết đánh giá và tự đánh giá, biết lắng nghe ý kiến đóng góp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan nhiều sẽ giúp cho tiết học sinh đọc, việc mở rộng vốn từ giúp học sinh nắm nghĩa của từ được thuận lợi hơn, giáo viên không phải nói nhiều, làm việc nhiều.
Qua phương pháp mà tôi trình bày ở trên không chỉ áp dụng cho một tiết dạy mà áp dụng cho nhiều bài trong phân môn “Luyện từ và câu” ở tiểu học.
Trên đây là những suy nghĩ của riêng tôi khi dạy môn “Luyện từ và câu” ở lớp 2. với khả năng còn hạn chế chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đạ Rsal, ngày 28 tháng 12 năm 2006
Người viết
Thái Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Tiếng việt lớp 2 tập I, tập II - Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục 2006
Sách Giáo viên môn Tiếng việt lớp 2 tập I, tập II - Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục 2006 – 2003
Tạp chí thế giới trong ta
Một số tài liệu khác.
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem_Thai hoa.doc