Giáo án Chính tả Lớp 2 Tiết 39, 40

1. Kiến thức:

- Nghe và viết lại chính xác bài thơ Gió.

2. Kỹ năng:

- Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêc / iêt.

3. Thái độ:

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả Lớp 2 Tiết 39, 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ……, ngày …… tháng …… năm …… Tiết 39: GIÓ (SGK Tr 16) I. Mục tiêu Kiến thức: Nghe và viết lại chính xác bài thơ Gió. Kỹ năng: Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêc / iêt. Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thư Trung thu Yêu cầu HS viết các từ sau: chiếc lá, quả na, cái nón, lặng lẽ, no nê,… (MB): cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi,… (MN). GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong giờ học chính tả này, các con sẽ nghe cô (thầy) đọc và viết lại bài thơ Gió của nhà thơ Ngô Văn Phú. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một số bài tập chính tả phân biệt âm s / x, phân biệt vần iêc / iêt. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết Gọi 3 HS lần lượt đọc bài thơ. Bài thơ viết về ai? Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ. b) Hướng dẫn cách trình bày Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì? c) Hướng dẫn viết từ khó Hãy tìm trong bài thơ: + Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi; + Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. d) Viết bài GV đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần. e) Soát lỗi GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi. g) Chấm bài Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 1 Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. 5 em làm xong đầu tiên được tuyên dương. Bài 2 Hướng dẫn HS chơi trò chơi đố vui: Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một cặp chơi. Các HS oẳn tù tì để chọn quyền đố trước. HS đố trước đọc 1 trong các câu hỏi của bài để bạn kia trả lời. Nếu sau 30 giây mà không trả lời được thì HS đố phải đưa ra câu trả lời. Nếu HS đố cũng không tìm được thì hai bạn cùng nghĩ để tìm và từ này không được tính điểm. Mỗi từ tìm đúng được 10 điểm, bạn nào có nhiều điểm hơn là người thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng. Hát 4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp. HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng. 3 HS lần lượt đọc bài. Bài thơ viết về gió. Gió thích chơi thân với mọi nhà: gió cù anh mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa; gió đưa những cánh diều bay lên; gió ru cái ngủ; gió thèm ăn quả lê, trèo bưởi, trèo na. Bài viết có hai khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ. Viết bài thơ vào giữa trang giấy, các chữ đầu dòng thơ thẳng hàng với nhau, hết 1 khổ thơ thứ nhất thì các một dòng rồi mới viết tiếp khổ thơ thứ hai. + Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi: gió, rất, rủ, ru, diều. + Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã: ở, khẽ, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi. Viết các từ khó, dễ lẫn. Viết bài theo lời đọc của GV. Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đáp án: hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính làm việc, bữa tiệc, thời tiết, thương tiếc. HS chơi trò tìm từ. Đáp án: + mùa xuân, giọt sương + chảy xiết, tai điếc Có thể cho HS giải thêm một số từ khác: + Buổi đầu tiên trong ngày. (buổi sáng)/ Màu của cây lá. (sông)/ Hạt nhỏ, mầu đỏ nâu, có trong nước sông. (phù sa)/ Từ dùng để khen người gái có khuôn mặt đẹp (xinh)… + Tên một loại cá. (cá giếc)… BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM Thứ ……, ngày …… tháng …… năm …… Tiết 40: MƯA BÓNG MÂY (SGK Tr 20) I. Mục tiêu Kiến thức: Nghe và viết lại đúng bài thơ Mưa bóng mây. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x; iêt / iêc. Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Tranh vẽ minh họa bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gió Gọi 3 HS lên bảng viết. MB: hoa sen, cây xoan, sáo, giọt sương, xương cá, cây sung. MT, MN: cá diếc, diệt ruồi. Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Trời đang nắng thì có mưa, sau đó lại nắng ngay người ta gọi là mưa bóng mây. Cơn mưa bóng mây đáng yêu và ngộ nghĩnh như đứa trẻ. Để thấy rõ điều đó,hôm nay, chúng ta cùng nghe và viết bài Mưa bóng mây, sau đó làm bài tập chính tả. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết GV đọc bài thơ Mưa bóng mây. Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào ? Em bé và cơn mưa cùng làm gì? Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào? b) Hướng dẫn cách trình bày Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ? Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng? Giữa các khổ thơ viết như thế nào ? c) Hướng dẫn viết từ khó Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết. Tìm trong bài các chữ có vần: ươi, ươt, oang, ay? Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. e) Soát lỗi GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa. g) Chấm bài Thu chấm 10 bài. Nhận xét bài viết. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 GV đổi tên bài thành: Nối mỗi từ ở cột A với mỗi từ thích hợp ở cột B. GV chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 2 vào 4 tờ giấy to phát cho mỗi nhóm. Nhận xét, chữa bài cho từng nhóm. Tổng kết cuộc thi. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS chú ý học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài. Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng. Hát HS thực hiện yêu cầu của GV. Bức tranh vẽ cảnh trời vừa mưa vừa nắng. 1 HS đọc lại bài. Thoáng mưa rồi tạnh ngay. Dung dăng cùng đùa vui. Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười. Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ. Viết hoa. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Để cách một dòng. MB: nào, lạ, làm nũng. MN: hỏi, vở, chẳng, đã. Thoáng, mây, ngay, ướt, cười. 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. HS nghe – viết. Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm và làm. Nhóm nào làm xong trước thì mang dán lên bảng. Đáp án: A B A B sương ----- mù chiết ----- cành xương ----- rồng chiếc ----- lá đường sa tiết nhớ phù xa tiếc kiệm thiếu -----sót hiểu ----- biết xót ------- xa biếc ----- xanh BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docchinh ta lop 2 tiet 3940.doc
Giáo án liên quan