Dấu 2 chấm ( : )
1. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật (dùng kèm với dâu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
2. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Dấu ngoặc kép ( “ ” ) dùng để
1. Dùng để dẫn lời nói của nhân vật hoặc của người nào đó ( trước nó có dấu hai chấm.
2. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Dấu gạch ngang dùng để ( - ):
1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
2. Phần chú thích.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
Dấu phẩy dùng để ( , ):
1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
3. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập luyện từ và câu thi vào lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU THI VÀO LỚP 6
Dấu 2 chấm ( : )
Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật (dùng kèm với dâu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Dấu ngoặc kép ( “” ) dùng để
Dùng để dẫn lời nói của nhân vật hoặc của người nào đó ( trước nó có dấu hai chấm.
Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Dấu gạch ngang dùng để ( - ):
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Phần chú thích.
Các ý trong một đoạn liệt kê.
Dấu phẩy dùng để ( , ):
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu khiến (cầu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đệ nghị, mong muốn của người nói, người việt với người khác. Cuối câu khiến có dấu chấm than ( ! ).
Cách đặt câu khiến:
Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ
Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào vào cuối câu
Thêm từ đề nghị hoặc xin mong vào đầu câu.
Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bọc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,) của người nói.
Trong câu cảm thường có các từ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu dùng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ thường trả lời cho các câu hỏi:
Khi nào?, Bao giờ?... (trạng ngữ chỉ thời gian)
Ở đâu?... (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
Vì sao?, Nhờ đâu?.... (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
Để làm gì?... (trạng ngữ chỉ mục đích)
Bằng cái gì?, Với cái gì?...( trạng ngữ chỉ phương tiện)
Đại từ:
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, tính từ, động từ) trong câu tránh lặp lại các từ ấy.
Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp, ví dụ: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó; ông, bà, anh, chị, em, cháu, bạn,
Quan hệ từ:
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau, ví dụ: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,
Quan hệ từ còn là cặp từ như:
Vìnên; donên; nhờmà (biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả).
Nếuthì; hễ.thì (biểu thị quan hệ giả thiết-kết quả, điều kiện-kết quả)
Không những.mà; không chỉ.mà (biểu thị quan hệ tăng tiến)
File đính kèm:
- De cuong luyen tu va cau thi vao lop 6 edit by nqd9x11.doc