I.Mục tiêu:
-Ôn đọc bài tập đọc, học thuộc lòng.
-Ôn về từ chỉ hoạt động của người, vật, sự vật, đặt câu theo mẫu Ai làm gì?,
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn kể về con vật mà em thích.
II.Đồng dùng:
-Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
II.Hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài:(1)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(25)
Bài 1:Ôn đọc bài tập đọc, học thuộc lòng
-HS lần lượt lên bốc thăm và đọc bài
-GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong các câu sau:
a.Bé đang cười .
b.Em bé đang chơi với quả bóng nhựa màu xanh.
c.Những bông cúc màu xanh đang tắm nắng .
-HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng làm.
-GV cùng HS nhận xét.
36 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập cuối kì 1 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa gọn gàng, ngăn nắp.
*Cách tiến hành:
-HS quan sát tranh ở VBTvà cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?Đã gọn gàng và ngăn nắp chưa?Vì sao?
-HS trình bày .GV kết luận :tranh 1,3 là đã gọn gàng ngăn nắp
-Tranh 2,4chưa gọn gàng ,ngăn nắp.
Hoạt động 3: HS đồng tình với người biết sống gọn gàng và không đồng tình với người sống chưa gọn gàng:(7’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
*Cách tiến hành:
-GV nêu tình huống :Bố mẹ cho Na một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn của Na.
?Theo em, Na cần làm gì để góc học tập gọn gàng ngăn nắp
-HS nêu ý kiến
-GV kết luận :Na nên bày tỏ ý kiến ,yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định.
3.Củng cố ,dặn dò :
?Sống ngăn nắp ,gọn gàng có lợi gì (HS trả lời)
-GV: Sống gọn gàng ,ngăn nắp làm cho khuôn viên ,nhà cửa thêm gọn gàng ,ngăn ngắp ,sạch sẽ làm sạch đẹp môi trường bảo vệ môi trường.
=======***=======
Tập viết
Chữ hoa Đ
I.Mục tiêu :
-Viết đúng chữ hoa Đ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần)
II.Đồ dùng:
-Mẫu chữ Đ
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :
-HS viết bảng con : D , Dân
-Gv nhận xét, Ghi điểm.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài(2’)
2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’)
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ :
-GV gắn bảng mẫu chữ Đ và hỏi
-Độ cao của chữ hoa Đ?
-Gồm mấy nét -?Đó là những nét nào?
GV nêu cách viết :
+ Điểm đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu thoe chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ; phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5,thêm 1 nét ngang ngắn.
-GV viết mẫuc chữ Đ cỡ vừa và nhắc lại cách viết.
-GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại.
Đ
*Hướng dẫn HS viết bảng con
-HS viết trên không . Đ
-HS viết bảng con : Đ Đẹp
-GV nhận xét .
3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’)
a.Giới thiệu câu ứng dụng
-HS đọc Đẹp trường đẹp lớp.
-GV giải nghĩa: Đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
b. GV viết mẫu
c.HS quan sát , nhận xét.
?Con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li,
4. Hướng dẫn HS viết vào vở(15’)
-Các em viết 1 dòng chữ Đ cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 3 dòng cụm từ ứng dụng
-HS viết bài,GV theo dỏi và chấm bài và nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV nhận xét giờ học .
-về nhà nhớ luyện viết hơn .
========***=======
Thứ 6 ngày 25 tháng 9 năm 2009
Chính tả (Tập chép)
Chiếc bút mực
I.Mục tiêu:
-Chép lại chính xác , trình bày đúng bài chính tả (SGK).
-Làm được BT2; BT3 a/ b.
II.Đồ dùng:
-Bảng chép sẵn nội dung bài chép.
.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: (5’)
-HS viết bảng con: ròng rả,dỗ em, ăn giỗ.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:(25’)
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn tập chép:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-GV đọc bài chép ở bảng, HS theo dỏi
-2 HS đọc lại bài chép.
-HS viết bảng con: bút mực, quên, mượn.
-GV nhận xét, sửa sai.
b.HS chép bài vào vở. GV theo dỏi.
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Hướng dânHS làm bài tập:(8’)
Bài 2;- HS đọc yêu cầu:Điền vào chỗ trống ia hay ya?
-HS làm vào vở: t.... nắng, đêm khu....., cây m..́..
Bài 3b: HS trả lời miệng
- GV chốt ý đúng: xẻng - đèn - khen- thẹn
5.Củng cố dặn dò: (2’)
-GV tuyên dương những HS viết chữ đẹp và nhắc nhở những HS viết chưa đẹp
-Về nhà luyện viết thêm
=======***=======
Toán
Bài toán về ít hơn
I.Mục tiêu:
-Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
II.Hoạt động dạy học: (28’)
1.Bài cũ: (5’)
?Tiết trước ta học bài gì( Luyện tập)
- 3HS đọc thuộc lòng bảng 7 cộng với một số.
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài toán về nhiều hơn (10’)
Bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
?Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm phép gì ? Lấy mấy trừ mấy?
Bài giải
Số quả cam ở hàng dưới là:
7 - 2 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả cam
b.Thực hành: (15’)
Bài 1: HS đọc bài toán , GV tóm tắt
17 cây
Vườn nhà Mai:
7cây
Vườn nhà Hoà:
? cây
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Vườn nhà Hoà có số cây là:
17 - 7 = 10 (cây)
Đáp số : 10 cây cam
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 2:HS đọc bài toán, làm vào vở
Tóm tắt
An cao : 95 cm
Bình thấp hơn An : 5 cm
Bình cao : .... cm?
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
-1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Bình cao là:
95 - 5 = 90 (cm)
Đáp số : 90 cm
-GV nhận xét.
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
HS đọc bài toán và phân tích bài toán
?Bài toán cho biết gì (15 học sinh gái, số học sinh trai ít hơn số học sinh gái 3 bạn)
?Bài toán hỏi gì ( Hỏi số học sinh trai bao nhiêu?)
?Muốn biế số học sinh trai của lớp 2A ta làm phép gì
-HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ
Bài giải
Số học sinh trai của lớp 2A là:
15 - 3 = 12 (bạn)
Đáp số: 12 bạn
-HS cùng GV chữa bài
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
-HS nhắc lại nội dung bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Về xem trước bài sau.
=======***=======
Tập làm văn
Trả lời câu hỏi.Đặt tên cho bài
Luyện tập về mục lục sách
I.Mục tiêu:
-Dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1); bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
-Biết đọc mục lục một tuần học , ghi (nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3).
II.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :(5’)
-2HS lên đóng vai Tuấn và Hà (truyện Chiếc bút mực)
-Tuấn nói câu có dùng từ xin lỗi.
-GV nhận xét và ghi điểm
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Bài 1:miệng
-HS đọc yêu cầu: Hãy dựa vào tranh trả lời câu hỏi
-Gv hướng dẫn HS quan sát tranh để trả lời
-HS trao đổi nhóm đôi
-HS trả lời
?Bạn trai đang vẽ ở đâu (Bạn trai đang vẽ lên bức tường)
? Bạn trai nói gì với bạn gái ( Mình vẽ đẹp không....)
?Bạn gái nhận xét như thế nào (Vẽ lên tường làm xấu.......)
?Hai bạn đang làm gì (Hai bạn đang quét vôi)
-Lớp cùng GV nhận xét.
-1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bài2:(miệng): -HS đọc yêu cầu: Đặt tên cho câu chuyện ở bài tập 1
-HS nêu tên theo ý của mình: Vẽ ngựa, ....
-GV nhận xét.
Bái 3: (viết)
-1HS đọc yêu cầu :Đọc mục lục các ở tuần 5
-GV hướng dẫn, HS làm vào vở
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS nhắc lại nội dung tiết học
-GV nhận xét giờ học.
=======***=======
Tự nhiên và xã hội
Cơ quan tiêu hoá
I.Mục tiêu:
-Nêu được và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh trên mô hình
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK
-Bộ đồ dùng dạy học TNXH
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: (5p)
-Tiết trước ta học bài gì :Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt ?
-HS trảlời GV nhận xét .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Hoạt động 1:Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên ống . tiêu hoá :
*Mục tiêu :Nhận biết đương đi của thức ăn trong ống tiêu hoá .
-Cách tiến hành :
Bước 1:Làm việc theo cặp .
-GV cho 2 HS làm thành 1 nhóm quan sát tranh 1 ở SGK:Chỉ được vị trí của miệng ,thực quản ,dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ .
-HS từng cặp làm việc .
-GV theo dỏi và hỏi :thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu ?
-HS trả lời .
Bước 2:Làm việc cả lớp :
GV treo hình sơ đồ câm lên bảng .HS cầm tờ ghi các cơ quan tiêu hoá gắn vào hình .
-HS lên chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
-GV kết luận :Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản ,dạ dày , ruột non và biến thành chất bổ dưởng . ở ruột non các chất bổ dưởng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể ,các chất bã được đưa xuống ruột dà và thải ra ngoài .
Hoạt động 2: Quan sát ,nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ .
*Mục tiêu :Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá .
*Cách tiến hành :
Bước 1 :GV giảng :
-Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản ,dạ dày ,ruột non và biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể .Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá như :Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra ,mật do gan tiết ra ;tuỵ do tuỵ tiết ra .Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác .
Bước 2:HS quan sát tranh ở sgk trang 13,và chỉ đâu là tuyến nước bọt ..
-HS chỉ và nêu tên .
-GV:Kể tên các cơ quan tiêu hoá ?
-HS đọc lên.
Kết luận :Cơ quan tiêu hoá gồm có:Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ
Hoạt động 3 :Trò chơi “Ghép chữ vào hình”.
Mục tiêu :Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá .
Cách tiến hành :
Bước 1:GV phát cho mổi nhóm một bộ tranh hình vẽ các cơ quan tiêu hoá .
-Các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá .
Bước 2: GV yêu cầu HS gắn chữ vào bên cạnh cơ quan tiêu hoá tương ứng .
Bước 3: Các nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm lên trình bày .,GV nhận xét .
*Nhận xét giờ học .
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Biết giải và trình bày bài giải toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-GV nêu bài toán: Cành trên có 3 con chim cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 con chim. Hỏi cành dưới có bao nhiêu con chim?
-HS giải vào bảng con, 1 HS lên bảng làm
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25’)
Bài 1:HS đọc bài toán (miệng)
-GV hướng dẫn giải, HS nêu miệng bài giải
?Bài toán cho biếtn gì
?Bài toán hỏi gì
?Muốn biết số bút ở trong hộp ta làm phép gì
-1HS trình bày
Bài giải
Trong hộp có số bút là:
6 + 2 = 8 (bút)
Đáp số : 8 bút
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt:
An có : 11 bưu ảnh
Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh
Bình có : ...... bưu ảnh?
-HS nhìn tóm tắt đọc bài toán giải vào vở, 1 HS lên giải
Bài giải
Bình có số bưu ảnh là:
11 + 3 = 14 ( bưu ảnh)
Đáp số : 14 bưu ảnh
Bài 3: HS khá giỏi làm
-HS nhìn vào toám tắt giải bài toán
-GV vẽ ở bảng
-HS giải miệng: Đội 2 có số người là: 15 + 2 = 17 (người)
Đáp số: 17 người
Bài 4: HS đọc bài toán và làm vào vở, 1HS lên bảng làm
Bài giải
a,Đoạn thẳng CD dài là: 10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
-HS nhắc lại nội dung tiết học.
-GV nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- on tap cuoi ki 1.doc