Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 tuần 32

Tuần : 32

Tiết : 32 TN & XH : MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

I. Mục tiêu : Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn.

* Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.

II. Đồ dùng dạy - học : - Hình vẽ trong SGK trang 66, 67 ;

- Mỗi nhóm chuẩn bị : 5 tấm bìa ; tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương : Đông, Tây, Nam, Bắc.

III. Hoạt động dạy - học :

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 Tiết : 32 TN & XH : MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NS : 20 / 4 / 2011 NG : 21 / 4 / 2011 I. Mục tiêu : Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn. * Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. II. Đồ dùng dạy - học : - Hình vẽ trong SGK trang 66, 67 ; - Mỗi nhóm chuẩn bị : 5 tấm bìa ; tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương : Đông, Tây, Nam, Bắc. III. Hoạt động dạy - học : TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1’ 4’ 1’ 7’ 9’ 10’ 3’ 1 Ổn định tổ chức : 2. Bài cũ :- Mặt Trời có dạng hình gì ? - Em hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt Trời lặn rồi không bao giờ mọc nữa ? 3 Bài mới : * Giới thiệu bài : Mặt Trời còn giúp chúng ta tìm ra phương hướng. Chúng ta sẽ học bài hôm nay để biết rõ cách tìm phương hướng theo Mặt Trời. * Hoạt động 1 : Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS quan sát 2 tranh ở SGK/ 66 và cho biết : + Hình 1 là cảnh gì ? + Hình 2 là cảnh gì ? + Mặt Trời mọc khi nào ? + Mặt Trời lặn khi nào ? - Hỏi : Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không ? - Phương Mặt Trời mọc cố định, người ta gọi là phương gì ? Phương Mặt Trời lặn không thay đổi, người ta gọi là phương gì ? - Ngoài 2 phương Đông và phương Tây, các em còn nghe nói tới phương nào ? - Giới thiệu : 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. * Hoạt động 2 : Trò chơi "Tìm phương hướng bằng Mặt Trời". - Bước 1 :Hoạt động theo nhóm YC HS quan sát hình 3 trong SGK trang 66, thảo luận câu hỏi : + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng ? + Phương Đông ở đâu ? + Phương Tây ở đâu ? + Phương Bắc ở đâu ? + Phương Nam ở đâu ? - Thực hành tập xác định phương hướng : Đứng xác định phương và giải thích cách xác định. - Sau 4', gọi từng nhómn lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. * Hoạt động 3 : Trò chơi "Tìm phương hương bằng Mặt Trời" - GV cho HS ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm ít nhất có 7 em). Các nhóm sử dụng miếng bìa để chơi. - GV tập hợp cả lớp và lần lượt cho từng nhóm lên thể hiện cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời. 4. Nhận xét – Dăn dò : - Tuyên dương HS phát biểu. - Về làm bài tập 1, 2 VBT /31. HS hát - 1 HS nêu - 1 Hs nêu. - HS nghe. - HS quan sát tranh + Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc. + Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn). + Lúc sáng sớm. + Lúc trời tối. - Không thay đổi. - Trả lời theo hiểu biết ( Phương Đông và Phương Tây) - HS trả lời theo hiểu biết : Nam, Bắc. - HS thảo luận nhóm 2 . + Đứng dang tay. + Ở phía bên tay phải. + Ở phía bên tay trái. + Ở phía trước mặt. + Ở phía sau lưng. - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. - Nhóm trưởng phân công :Một bạn đứng làm trục, một bạn đóng vai Mặt Trời, bốn bạn khác, mỗi bạn là một phương. Người còn lại trong nhóm sẽ làm quản trò. - Khi một quản trò nói :" Ò ó o...Mặt Trời sẽ chạy ra đứng ở một chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục sẽ chạy theo và đứng dang tay như hình vẽ trang 67, các bạn còn lại ai cầm tấm bìa ghi tên phương nào sẽ đứng đúng vào vị trí của phương đó. - Bạn nào đứng sai vị trí là thua, sẽ phải ra ngoài để bạn khác vào chơi. - Cuộc chơi được lặp lại, lần chơi sau quản trò sẽ hô :" Mặt Trời lặn"... HS sẽ tiếp tục xác định các phương hướng còn lại. - HS thực hiện. - Các nhóm khác quan sát và nhận xét. Tuần : 32 Tiết : 61 Chính tả: CHUYỆN QUẢ BẦU NS : 18 / 4 / 2011 NG : 19 / 4 / 2011 I. Mục tiêu : - Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu ; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT. - Làm được BT 3b. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng chép sẵn nội dung cần chép. - Bảng chép sẵn 2 nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1’ 3’ 1’ 10’ 20’ 4’ 1’ 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : đánh vần các từ sau : cành đào, khỏe khoắn, vươn lên, bậc tam cấp. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2 : Trao đổi về nội dung, hướng dẫn viết từ khó : - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hỏi : Trong bài có những tên riêng nào ? - Cho HS tìm chữ được viết liền mạch - Cho HS đánh vần : Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Mường, Hmông. + Thảo luận bài tập : GV HD HS làm bài tập 3b. + Viết bảng con : GV đọc : Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na. * Hoạt động 3 : Viết bài vào vở. - Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. + Soát bài: GV đọc * Hoạt động 4 : Chấm bài - GV chấm bài : 5- 7 bài 4.Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Học sinh về làm bài tập 3a.- Viết lại những chữ sai thành đúng, mỗi chữ một dòng. - HS chuẩn bị đồ dùng học tập - 4-5 HS đánh vần - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc lại. - Trả lời :Tên riêng có trong bài : Khơ - mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê - đê, Ba - na, Kinh. - Chữ được viết liền mạch là : đến, tiên, em. - HS đánh vần những chữ bên. - Học sinh đọc đề bài. - HS thảo luận, trao đổi nêu miệng kết quả bài tập 3b : vui- dẻo-vai. - HS viết bảng con những chữ bên. - HS theo dõi - Học sinh chép bài vào vở. 1HS lên bảng viết. - HS dò lại bài - HS chấm bài ở bảng - HS tự chấm bài - Học sinh làm bài tập vào vở. Tuần : 32 Tiết : 32 Luyện từ và câu: TỪ TRÁI NGHĨA – DẤU CHẤM – DẤU PHẨY NS : 19 / 4 / 2011 NG : 20 / 4 / 2011 I. Mục đích – yêu cầu : - Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1). - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2). II. Đồ dùng dạy học : - Thẻ ghi các từ ở bài tập 1. - Bảng ghi sẵn bài tập 1,2. III. Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 18’ 10’ 5’ 1.Kiểm tra bài cũ : + Tiết trước chúng ta học bài gì ? - GV gọi HS lên bảng viết về Bác Hồ. 2.Bài mới : a.Giới thiệu : Ghi tựa. Trong giờ học này chúng ta cùng tìm từ trái nghĩa và làm các bài tập về dấu câu. b.HD làm bài - Bài 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV gọi HS đọc phần a. - GV gọi HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ. - GV gọi HS nhận xét – Chữa bài. - Các câu b,c. HS làm tương tự. - GV Nhận xét – Chữa bài. - Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. 3.Củng cố, dặn dò : - Các em vừa học bài gì ? - GV tổ chức trò chơi : Đố chữ. + GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống : no, khen, đen, béo, thông minh, nặng, dày. + GV gọi HS lên lật chữ, HS lật được chữ nào thì đọc to cho cả lớp nghe và tìm từ trái nghĩa với từ vừa lật được. + Tiến hành chơi. - Về nhà ôn bài và làm bài tập ( VBT ) - Chuẩn bị bài học tiết sau. - Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng viết, mỗi em viết 1 câu về Bác Hồ. - HS nhắc. - 1 HS đọc. - 1 HS đọc – Lớp theo dõi. - 2 HS làm bảng – Lớp làm VBT. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc – Lớp theo dõi. - 2 nhóm lên thi đua làm bài. - HS chơi trò chơi. - HS tham gia trò chơi. Tuần : 32 Tiết : 62 Chính tả: TIẾNG CHỔI TRE NS : 20 / 4 / 2011 NG : 21 / 4 / 2011 I. Mục đích – yêu cầu : - Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ theo hình thức thơ tự do. - Làm được BT 2b. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2b. III. Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1’ 3’ 1’ 10’ 20’ 4’ 1’ 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : đánh vần các từ sau : nhanh nhảu, lần lượt, Gia - rai, Tày, Thái. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Trao đổi về nội dung, hướng dẫn viết từ khó : - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hỏi : + Bài thơ thuộc thể thơ gì ? + Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ? - Cho HS đánh vần : cơn giông, lặng ngắt, như sắt, đẹp lối. - Cho HS tìm chữ được viết liền mạch + Thảo luận bài tập : GV HD HS làm bài tập 2b + Viết bảng con : GV đọc : cơn giông, lặng ngắt, như sắt, đẹp lối. * Hoạt động 3 : Viết bài vào vở. - Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. + Soát bài : GV đọc * Hoạt động 4 : Chấm bài - GV chấm bài : 5- 7 bài 4.Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Học sinh về làm bài tập 3. - Viết lại những chữ sai thành đúng, mỗi chữ một dòng. - HS chuẩn bị đồ dùng học tập - 4-5 HS đánh vần - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc lại. - Trả lời : -…thể thơ tự do. -…Viết hoa. - HS đánh vần những chữ bên. - Chữ được viết liền mạch là : đêm, em, tre, quét, hè, rét, lề. - Học sinh đọc đề bài. - HS thảo luận, trao đổi nêu miệng kết quả bài tập 2b. - HS viết bảng con những chữ bên - Học sinh theo dõi. - Học sinh chép bài vào vở. 1HS lên bảng viết. - HS dò lại bài - HS chấm bài ở bảng - HS tự chấm bài - Học sinh làm bài tập vào vở.

File đính kèm:

  • doctuan 32.doc
Giáo án liên quan