Bài 2.
Khí hậu
châu Á - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ và địa hình với khí hậu châu Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.
- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hoạt động 3 theo yêu cầu của GV. Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân; trình bày 1 phút; trò chơi. Cần chuẩn bị các mẫu giấy hoặc bìa trên đó có ghi nội dung và một bảng phụ có kẻ sẵn các cột như trong giáo án để tổ chức trò chơi lắp ghép nội dung.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho cả lớp: Hãy nêu vai trò của biển Việt Nam đối với đời sống và sản xuất của con người?
Bản đồ tư duy: GV yêu cầu 1 HS liệt kê trên bảng các ý tưởng dưới hình thức bản đồ tư duy.
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
* Suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ
- Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Xác định trên lược đồ (hình 24.1- SGK) vị trí, giới hạn của Biển Đông, 2 vịnh lớn thuộc Biển Đông,
+ Diện tích của Biển Đông là bao nhiêu? Biển Đông thông với Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương qua các eo biển nào?
+ Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?
- Bước 2. HS sẽ thực hiện nhiệm vụ này một mình (suy nghĩ).
- Bước 3. Thảo luận cặp đôi.
- Bước 4. Một số cặp đôi trình bày ý kiến của mình với cả lớp (chia sẻ).
- Bước 5. GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
* Thuyết trình tích cực
- GV nêu câu hỏi và lưu ý HS tìm câu trả lời trong khi lắng nghe thuyết trình : Khí hậu và hải văn của Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng có những đặc điểm gì? Tại sao lại có những đặc điểm đó ?
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, cho biết độ muối trung bình của nước biển và đại dương và so sánh với độ muối trung bình của biển Việt Nam.
HĐ 2. Tìm hiểu về Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
* Chúng em biết
- Bước 1. GV chia nhóm (3 HS / nhóm) và giao nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết của bản thân và đọc mục 2 SGK, hãy:
+ Kể tên một số loại tài nguyên biển Việt Nam và cho biết chúng là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào.
+ Cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta.
+ Cho biết hiện trạng tài nguyên và môi trường biển Việt Nam. Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta phải làm gì?
- Bước 2. HS thảo luận nhóm và mỗi nhóm sẽ chọn 3 điểm để trình bày với cả lớp.
- Bước 3. Mỗi nhóm sẽ cử một em lên trình bày về 3 điểm nói trên.
- Bước 4. GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a) Diện tích, giới hạn
- Biển Đông là một biển lớn, trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có diện tích là 3.447.000 km2.
- Biển Đông tương đối kín, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2.
b) Đặc điểm khí hậu của biển
- Chế độ gió:
+ Hướng gió đông bắc (từ tháng 10 đến tháng 4), hướng gió tây nam hoặc hướng nam (từ tháng 5 đến tháng 9)
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền (thể hiện ở tốc độ gió).
- Chế độ nhiệt:
+ Mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền.
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 230C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền.
c) Đặc điểm hải văn
- Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.
- Nhiều chế độ triều, vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều .
- Độ muối trung bình: 30-33 ‰
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
a) Tài nguyên biển
Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, có giá trị về nhiều mặt nhưng không phải là vô tận
- Tài nguyên khoáng sản: muối, dầu mỏ và khí tự nhiên...=> khai thác khoáng sản biển.
- Hải sản: cá, tôm, cua...=> khai thác hải sản.
- Mặt nước biển => Giao thông vận tải biển.
- Các bãi biển, các cảnh quan thiên nhiên đẹp => Du lịch biển.
b) Môi trường biển:
- Nhìn chung môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành, tuy nhiên một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm.
- Nguồn lợi hải sản đang có chiều hướng giảm sút.
=> Phải khai thác hợp lí tài nguyên biển; không xả các chất thải chưa qua xử lí xuống biển.
3. Thực hành / luyện tập:
Viết tích cực: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hoàn thành nội dung của phiếu học tập dưới đây:
PHIẾU HỌC TẬP
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA BIỂN VIỆT NAM
Yếu tố
Đặc điểm
- Chế độ gió
- Chế độ nhiệt
- Chế độ mưa
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
Trình bày 1 phút: GV chỉ định một vài HS trình bày trong 1 phút những nội dung đã trình bày trong phiếu học tập.
4. Vận dụng :
Sưu tầm tư liệu: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về các tài nguyên biển, các ngành kinh tế biển, hiện tượng ô nhiễm biển, thiên tai trên biển của Việt Nam và trình bày trước lớp vào đầu giờ học sau.
LỚP 9
Bài 23. VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ của Bắc Trung Bộ và ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ; những thuận lợi và khó khăn của những đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Kĩ năng
Sử dụng lược đồ / bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, tự nhiên Việt Nam; biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
3. Thái độ
Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa thế giới và phòng chống thiên tai.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Thu thập và xử lí thông tin, phân tích (HĐ1, HĐ2, HĐ3).
- Đảm nhận trách nhiệm, ứng phó (HĐ2, HĐ3).
- Giao tiếp; trình bày suy nghĩ / ý tưởng; lắng nghe / phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm (HĐ2, HĐ3).
- Thể hiện sự tự tin (HĐ1, HĐ4).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Bản đồ tư duy; làm việc cá nhân; thảo luận nhóm; suy nghĩ – cặp đôi – chỉa sẻ; hỏi – đáp.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY
1. Khám phá
Bản đồ tư duy
GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng Bắc Trung Bộ. Ví dụ: vị trí, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thiên tai…
GV gắn hiểu biết của HS với nội dung bài mới.
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn của vùng
* HS làm việc cá nhân
- Bước 1: HS dựa vào hình 23.1 kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam:
+ Xác định vị trí và giới hạn vùng Bắc Trung Bộ.
+ Nhận xét đặc điểm hình dạng lãnh thổ.
+ Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ.
- Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ).
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng
* Thảo luận nhóm / kĩ thuật khăn trải bàn (15 phút)
- Bước 1: HS dựa vào hình 23.1, 23.2 kết hợp kiến thức đã học:
+ Cho biết các tài nguyên quan trọng của vùng.
+ So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
+ Từ Tây sang Đông, địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế?
+ Cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu Bắc Trung Bộ?
+ Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội vùng? Những giải pháp khắc phục khó khăn.
- Bước 2: HS làm việc cá nhân.
- Bước 3: HS thảo luận nhóm.
- Bước 4: Đại diện một số nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ.
- Bước 5: GV chuẩn kiến thức và nói rõ hơn về:
+ Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc: sườn đón gió, bão về mùa hạ; gió mùa Đông Bắc về mùa đông, gây ra hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây khô nóng.
+ Các giải pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ chứa nước, triển khai rộng cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội của vùng
* Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ
- Bước 1: HS dựa vào bảng 23.1, 23.2 kết hợp vốn hiểu biết :
+ Nêu sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của vùng.
+ So sánh các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng so với cả nước.
+ Kể tên một số dự án quan trọng đã tạo cơ hội để vùng phát triển kinh tế - xã hội.
- Bước 2: Thảo luận cặp đôi.
- Bước 3: Đại diện một số cặp trình bày.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
GV nói thêm về một số dự án: Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, dự án xây dựng các khu kinh tế mở trên biên giới Việt – Lào, dự án phát triển hành lang đông – tây đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ.
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ
- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
- Cầu nối giữa Bắc – Nam.
- Cửa ngõ hành lang đông – tây của tiểu vùng sông Mê Công.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển.
- Thiên nhiên khác nhau giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn, giữa Đông và Tây dãy Trường Sơn.
- Thường xuyên có bão, hạn hán, lụt, lũ quét, gió Tây khô nóng về mùa hè; xâm nhập mặn và cát lấn từ biển => khó khăn cho hoạt động giao thông vận tải; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; nguy cơ cháy rừng...
3. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Vùng có 25 dân tộc.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa Đông – Tây.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người một tháng còn thấp so với trung bình cả nước.
3. Thực hành / luyện tập
Hỏi – đáp: GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi – đáp các câu hỏi liên quan đến bài học.
4. Vận dụng
Sưu tầm tư liệu: Sưu tầm tư liệu (bài viết, hình ảnh…) về dự án xây dựng các khu kinh tế mở trên biên giới Việt – Lào, dự án phát triển hành lang đông – tây.
File đính kèm:
- DIA CHI GD KI NANG SONG.doc