Giáo án địa lí 8 tiết 48 bài 42: Miền tây bắc và bắc trung bộ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền

- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền

 2.Kỹ năng:

 - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.

- Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trong miền để thấy rõ sự khác nhau về mùa mưa.

3. Thái độ:

- Hs có thái độ tích cực bảo vệ môi trường.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1.Giáo viên: Bản đồ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

 2. Học sinh: SGK, atlat VN.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6922 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 8 tiết 48 bài 42: Miền tây bắc và bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn: 17/04/2014 Tiết 48 Ngày dạy: 21 /04/2014 Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền 2.Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền. - Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trong miền để thấy rõ sự khác nhau về mùa mưa. 3. Thái độ: - Hs có thái độ tích cực bảo vệ môi trường. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1.Giáo viên: Bản đồ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 2. Học sinh: SGK, atlat VN. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1..............., 8A2......................., 8A3.................................. 8A4........................................, 8A5................................................, 8A6.................................. 2.Kiểm tra bài cũ: - Xác định vị trí giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trên bản đồ? - Nêu các đặc điểm tự nhiên của miền? 3. Bài mới: Khởi động: Các em đã được tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về một miền đất được xem là cầu nối giữa 2 miền địa lí tự nhiên phía bắc và phía nam. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 42. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Xác định vị trí, phạm vi của miền (Cá nhân). *Bước 1: Dựa H42.1 hãy xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng? *Bước 2: Hs xác định trên bản đồ. Gv chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền (Nhóm.) *Bước 1: Dựa thông tin sgk,thực tế , H42.1 , H42.2 hãy: - Nhóm 1+2: + C/m đây là miền địa hình cao nhất VN? + Xác định các cao nguyên lớn, các dãy núi cao và hướng của chúng? - Nhóm 3+4: + Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu? + Tại sao mùa đông trong miền lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? + Qua H42.2 em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi? + Do địa hình núi cao bao chắn ở phía đông bắc (dãy HLS) => ảnh hưởng của gió mùa đông bắc ít hơn và yếu hơn đặc biệt là những đợt gió đầu và cuối mùa đông - Mùa mưa ở Tây Bắc do ảnh hưởng của gió Đông nam từ biển thổi vào và dải hội tụ nhiệt đới vắt qua trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. - Mùa mưa ở Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông bắc khi vượt qua vịnh Bắc Bộ được sưởi ấm bị biến đổi tính chất lại gặp địa hình chắn gió của dải Trường Sơn Bắc từ tháng 8 à tháng 12 mưa chậm hơn. - Nhóm 5+6: + Chứng minh tài nguyên trong miền rất phong phú, đa dạng? + Xác định vị trí các nhà máy thủy điện lớn trong vùng trên bản đồ? Nêu giá trị của hồ thủy điện Hòa Bình? *Bước 2: - HS đại diện các nhóm báo cáo - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung - GV chuẩn kiến thức , bổ sung, mở rộng Hoạt động 3: Những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền (cá nhân) *Bước 1: - Nêu những khó khăn do thiên nhiên mang tới cho vùng? Biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai của vùng như thế nào? *Bước 2: - Hs trả lời - GV chuẩn kiến thức , mở rộng. 1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ - vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. 2. Đặc điểm tự nhiên: - Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu. - Hướng núi tây bắc - đông nam. - Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió phơn tây nam khô, nóng. - Tài nguyên khoáng sản phong phú, giàu tiềm năng thủy điện, nhiều bãi biển đẹp. 3.Khó khăn: - Khó khăn: giá rét, lũ quét, gió phơn tây nam khô nóng, bão lụt. - Các biện pháp chủ yếu: bảo vệ rừng, chủ động phòng và tránh thiên tai. 4. Đánh giá: - Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật về địa hình, khí hậu, sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 5. Hoạt động nối tiếp: Trả lời câu hỏi, bài tập (sgk/147). Nghiên cứu bài 43 :Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDia 8 tuan 34 tiet 48.doc
Giáo án liên quan