1.giới thiệu nghề điện dân dụng.
2.Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
3.Dụng cụ dùng trong mạng điện.
4.Thực hành : sử dụng đồng hồ đo điện
5.Thực hành : Nối dây dẫn điện.
6.Thực hành : Lắp mạch điện bảng điện.
7.Thực hành : Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kì I. Năm học 2013 - 2014 Môn: điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP HKI. NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: ĐIỆN DÂN DỤNG
I/Các bài đã học trong chương trình học kì I :
1.giới thiệu nghề điện dân dụng.
2.Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
3.Dụng cụ dùng trong mạng điện.
4.Thực hành : sử dụng đồng hồ đo điện
5.Thực hành : Nối dây dẫn điện.
6.Thực hành : Lắp mạch điện bảng điện.
7.Thực hành : Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
II/Các bài tập trắc nghiệm gợi ý
1-Dòng điện xoay chiều là dòng điện có :
a- Chiều và trị số không đổi. c- Trị số không đổi, chiều thay đổi.
b- Chiều thay đổi, trị số không đổi. d- Chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
2- Đơn vị đo điện áp là:
a- Ampe (A) c- Ohm ()
b- Volt (V ) d- Watt (W)
3- Điện áp pha là điện áp đo giữa :
a- 2 dây pha c- 1 dây pha, 1 dây trung tính.
b- 3 dây pha d- 2 dây pha, 1 dây trung tính.
4- Dòng điện một chiều là dòng điện có:
a- Chiều và trị số không đổi theo thời gian. c- Trị số không đổi.
b- Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. d- Chiều và trị số không đổi.
5- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật là:
a- Do chạm vào 2 dây điện trong mạng điện 3 pha 4 dây. c- Do Chạm vào thiết bị ró điện.
b- Do phóng điện cao áp. d- Tất cả đều đúng.
6- Khi thấy người bị điện giật ta cấp cứu:
a- Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện. c- Cắt cầu dao nơi gần nhất.
b- Dùng các vật liệu cách điện khô ráo để kéo nạn nhân ra. d- Câu b và c đều đúng.
7- Vật liệu nào được dùng nhiều nhất để làm dây dẫn điện?
a- Bạc. c- Đồng.
b- Nhôm. d- Câu b và c đều đúng.
8- Dây điện từ (đồng êmây) dùng để làm gì?
a- Dây dẫn truyền tải điện năng. c- Dây quấn máy điện.
b- Dây dẫn điện. d- Dây điện trở.
9- Vật liệu dẫn điện là vật liệu:
a- Không cho dòng điện đi qua. c- Cho dòng điện đi qua dễ dàng.
b- Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ trung bình. d- Cho dòng đoện đi qua ở nhiệt cao.
10- Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện?
a- Nhựa PE. c- Nhựa PVC.
b- Cao su. d- Câu b và c đều đúng.
11- Công tắc dùng để điều khiển:
a- Đóng cắt mạch điện. c- Đóng cắt dòng điện.
b- Đóng cắt các thiết bị chiếu sáng. d- Câu a, b, c đều sai.
12- Cầu chì là khí cụ điện dùng để:
a- Bảo vệ mạch điện.
b- Đóng cắt thiết bị điện.
c- Bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho thiết bị và đường dây.
d- Bảo vệ quá tải cho thiết bị, đường dây.
13- Cầu dao chống giật có công dụng để :
a- Đóng cắt mạch điện. c- Cắt mạch khi có dòng điện rò.
b- Bảo vệ quá tải, ngắn mạch. d- Tât cả đều đúng.
14- Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo:
a- Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều.
b- Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều, điện trở.
c- Điện áp 1 chiều, dòng điện 1 chiều, điện trở.
d- Điện áp, điện trở.
15- Uốn khuyết kín được sử dụng cho:
a- Dây đơn cứng. c- Dây cáp.
b- Dây mềm. d- Tất cả đều đúng.
16- Công tơ điện 1 pha có công dụng:
a- Đo công suất.
b- Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều.
c- Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha.
d- Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có tần số xác định.
17- Dây tóc bóng đèn sợi đốt được làm bằng:
a- Đồng. c- Vônfram.
b- Nicken. d- Đồng thau.
20- Khi lắp đặt đèn, biện pháp an tồn là:
a- Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện.
b- Cách điện tốt với đất.
c- Mang đồ bảo hộ lao động.
d- Tất cả đều đúng.
21- Bếp điện là thiết bị có tác dụng biến:
a- Điện năng thành nhiệt năng. c- Nhiệt năng thành cơ năng.
b- Điện năng thành cơ năng. d- Tất cả đều đúng.
22- Khi sử dụng bàn ủi ta không được:
a- Để nhiệt độ bàn ủi quá cao so với nhiệt độ cho phép của vải.
b- Để nước rơi vào bàn ủi.
c- Sử dụng quá điện áp định mức.
d- Tất cả đều đúng.
23- Khi sử dụng bếp điện ta không được:
a- Để dây đốt nóng chạm vào vật nung.
b- Sử dụng quá điện áp định mức.
c- Để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng.
d- Tất cả đều đúng.
MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
24- Trong mạng điện sinh hoạt gồm có:
a- Hai phần: Đường dây nóng ; đường dây lạnh.
b- Hai phần: Đường dây pha ; đường dây trung hòa.
c- Ba phần: Đường dây nóng ; đường dây nguội ; đường dây cung cấp chính.
d- Hai phần: Đường dây mạch chính ; đường dây mạch nhánh.
25- Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau:
a- Đảm bảo an tồn và đẹp.
b- Dẫn điện tốt, đảm bảo về mặt an tồn điện, có độ bền cơ học tốt.
c- Đạt yêu cầu về mặt mỹ thuật và dẫn điện tốt.
d- Dây dẫn phải có hình dáng như cũ và có độ bền cơ học tốt.
26- Sau khi nối dây dẫn dẫn điện, tại sao phải tiến hành hàn mối nối?
a- Để mối nối đạt yêu cầu về mỹ thuật.
b- Để mối nối đảm bảo về mặt an tồn điện.
c- Để mối nối tăng độ bền cơ học, dẫn điện tốt, không gỉ (bị đóng ten).
d- Hai câu a, b đều đúng.
27- Qui trình hàn chì mối nối gồm các bước theo thứ tự:
a- Gọt vỏ cách điện; làm sạch lõi; cạo sạch chỗ cần hàn; gí mỏ hàn vào chỗ cần hàn cho nóng lên; lấy mỏ hàn ra.
b- Cạo sạch chỗ cần hàn; gí mỏ hàn vào chỗ cần hàn cho nóng lên; dùng nhựa thông tẩy sạch mối hàn; cho chì hàn vào mối nối; lấy mỏ hàn ra.
c- Làm sạch lõi dây, dùng nhựa thông tẩy sạch mối hàn; gí mỏ hàn vào chỗ cần hàn cho nóng lên; lấy mỏ hàn ra.
d- Các câu trên đều sai.
28- Các mối nối thường được chia làm mấy loại?
a- Hai loại: nối thẳng, nối nối tiếp. c- Hai loại: nối phân nhánh, nối rẽ.
b- Hai loại: nối dây mạch thẳng, nối dây mạch rẽ. d- Ba loại: nối vặn xoắn, nối thẳng, nối rẽ.
30- Tìm các thao tác đúng khi nối dây:
a- Khi gọt vỏ cách điện của dây dẫn bằng dao, lưỡi dao phải đặt nghiêng để không cắt phải lõi dây.
b- Giấy nhám có tác dụng làm cho lõi dây điện sáng bóng, đẹp.
c- Sau khi hàn xong phải bọc cách điện mối nối để dây dẫn có hình dáng cũ và đảm bảo an tồn điện.
d- Cả 2 câu a, b đều đúng.
31- Một công tơ điện loạI 220V-5A, công suất định mức của công tơ là:
a- 225V. c- 44VA.
b- 1100Ws. d- Các câu trên đều sai.
32- Chất khí được đưa vào bóng đèn sợi đốt là:
a- Không khí. c- Khí nitơ.
b- Khí trơ. d- Khí hyđrô.
III/ Các câu hỏi gợi ý :
1/ Kể tên một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện, công dụng của những dụng cụ đó.
Trả lời:
1 - Tua vít: Dùng để lắp đặt, tháo lắp các thiết bị điện
2 - Kìm điện:Dùng để giữ, vặn các chi tiết hoặc để uốn, cắt, tuốt vỏ dây điện.
3 – Khoan: Dùng để khoan lỗ của các chi tiết cần lắp đặt.
4 - Thước: Dùng để đo chiều dài, khoảng cách cần lắp đặt.
5 - Panme: Khi cần đo chính xác đường kính của dây.
6 - Búa: Dùng để đóng và nhổ đinh.
7 - Cưa sắt: Dùng để cưa, cắt các ống nhựa và kim loại.
2/ Nêu yêu cầu của mối nối? Các loại mối nối và công dụng của những mối nối đó?
Trả lời:
* Yêu cầu của mối nối:
- Yêu cầu về kỹ thuật: Điện trở mối nối càng nhỏ càng tốt, chỗ nối phải đảm bảo cho dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy các mặt tiếp điện phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.
- Phải có đủ độ bền cơ học để chịu được sức căng của dây.
- Đảm bảo về mặt mỹ thuật, gọn nhẹ…
* Các loại mối nối và công dụng:
1. Mối nối vặn xoắn: Được dùng phổ biến, để nối nối tiếp và nối rẽ (nối phân nhánh), nối dây dẫn điện trong nhà và ngồi trời, nối dây lõi đơn và lõi nhiều sợi. Nối vặn xoắn nên dùng với dây có tiết diện nhỏ và trung bình. Các mối nối vặn xoắn còn được hàn để dẫn điện tốt hơn.
2. Nối dây có đai: Cách nối này được dùng cho cả dây lõi 1 sợi và lõi nhiều sợi với đường kính từ 2,6mm trở lên.
3. Nối bằng vít: Khi nối đầu dây dẫn với các thiết bị điện hay trong các hộp nối thường phải nối bằng vít. Đầu nối có thể là vòng khuyên hở đối với sợi đơn và vòng khuyên kín đối với lõi nhiều sợi.
3/ Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt là gì? Công dụng của các sơ đồ đó?
-Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ chỉ nói lên mối quan hệ điện giữa các phần tử của mạch điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp của các phần tử đó. Công dụng của sơ đồ nguyên lý: dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và thiết bị điện.
- Sơ đồ lắp đặt: là là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện.. Công dụng của sơ đồ lắp đặt dùng để sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện.
4/ Em hãy trình bày điều kiện lao động và yêu cầu cuảnghề điện dân dụng ?
Điều kiện lao động:
Môi trường làm việc của nghề điện có thể ở trong nhà, ngồi trời và có thể trên cao dễ xảy ra tai nạn lao động
Làm việc trong nhà, xưởng: công việc như sửa chữa, sản suất các thiết bị điện, đồ dùng điện
Làm việc ngồi trời, trên cao: Sửa chữa, lắp đặt đường dây, trạm điện.
Yêu cầu của nghề:
Trong công việc thợ điện thường xuyên phải tiếp cận với những cấp điện áp nguy hiểm đến tính mạng, cần xử lý nhanh những sự cố về điện. Do đó người làm nghề điện cần có yêu cầu nhất định về:
Tri thức: có trình độ văn hố hết THCS, có kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện như an tồn điện, vật liệu điện, mạng điện áp thấp, khí cụ điện và máy điện.
Kỹ năng nghề: Có những kỹ năng nghề cần thiết như đo điện, sữa chữa thiết bị điẹn, sữa chữa và lắp đặt mạng điện sinh hoạt.
Sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp năng, thần kinh, loạn thị và điếc.
-Thái độ : thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện sinh hoạt, làm việc khoa học và chính xác.
File đính kèm:
- ON TAP KY I.doc