Nội dung giảng dạy Lớp 2 Tuần 2

1- Ổn định tổ chức: Chào cờ.

2 - Nội dung sinh hoạt tập thể:

* GV trực tuần nhận xét chung về hoạt động của toàn trường qua các mặt đạo đức, học tập, lao động, văn thể mĩ trong tuần 1

* Tổng phụ trách nhắc nhở thêm và nêu những hoạt động Đội ở tuần 2

* Ban giám hiệu nhắc nhở và nêu kế hoạch hoạt động tuần 2.

- Thống nhất với ý kiến Gv trực tuần, nhắc nhở thêm:

- Nhắc HS để xe đúng nơi qui định

- Nghiêm túc thực hiện nội qui của trường, nhiệm vụ của HS

- Thực hiện tốt việc học bài – làm bài cho từng buổi học .

- Chấp hành tốt luật giao thông.

- Thực hiện tốt các hoạt động của trường của đội phát động

- Cấm chơi các trò chơi nguy hiểm, cấm ăn quà vặt.

- Tiếp tục cho HS trồng cây,hoa ở bồn hoa theo qui định.

- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

- Lễ phép với người lớn, đi thưa về trình.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung giảng dạy Lớp 2 Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– học: TL Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 5’ 25’ 12’ 12’ 5’ 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của HS. 2.Bài mới * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài dạy. 2.1 Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam Hoạt động 1: Làm việc cá nhân GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn Trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK. Yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trả lời câu hỏi : + Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta . + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ? + Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào? Yêu cầu HS trình bày trước lớp . Gọi HS lên bảng chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam . Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Yêu cầu HS làm việc nhóm theo gợi ý sau: + Chỉ định núi Phan – xi- păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó. + Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh về đỉnh núi Phan-xi- păng, mô tả đỉnh núi. GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp 2.2Khí hậu lạnh quanh năm. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp GV Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? GV gọi 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa l ý tự nhiên Việt Nam 3./ Củng cố - dặn dò: GV tổng kết bài và cho HS xem một số tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn. HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trả lời Hoàng Liên Sơn ; Phan –xi-păng … HS trả lời HS trình bày trước lớp HS lên bảng chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam . HS làm việc trong nhóm Chỉ định núi Phan – xi- păng trên hình 1 và nêu độ cao 3143 m. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp HS đọc thầm mục 2 trong SGK và trả lời. 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa l ý tự nhiên Việt Nam 4./ Rút kinh nghiệm bổ sung: Tiết 2 - Tập làm văn Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện I./ Mục đích –yêu cầu: - Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện. - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện . _ biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bìa văn kể chuyện. II./ Đồ dùng dạy – học Giấy khổ to để viết yêu cầu BT1 ( để chỗ trống để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật. III./ Các hoạt động dạy – học: TL Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 5’ 25’ 1’ 7’ 2’ 15’ 5’ 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 Hs lên bảng trả lời câu hỏi: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới * Giới thiệu bài: GV hỏi : + Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào ? Trong bài văn kể chuyện tại sao có khi cần phải miêu tả ngoại hình nhân vật? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó. Gv ghi đề bài . 2.1 Nhận xét : Yêu cầu HS đọc đoạn văn GV chia nhóm HS, phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GVKL: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.. 2.2 Ghi nhớ : Gọi 2 HS đọc lại phần Ghi nhớ 2.3 Luyện tập. Bài tập1: Yêu câøu HS đọc bài. Yêu cầu Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói lên điều gì ở chú bé? Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình. Bài tập2: Gọi Hs đọc yêu cầu Cho HS quan sát tranh minh hoạ truyện thơ Nàng Tiên Ốc . Nhắc HS chỉ cần kể 1 đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật Gv yêu cầu HS tự làm bài 3./ Củng cố - dặn dò: GV hỏi : Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì ? + Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu Nhận xét tiết học Dặn Hs về nhà học thuộc phần Ghi nhớ 2 Hs lên bảng trả lời 2 HS kể lại câu chuyện Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua hình dáng, hành động,lời nói, ý nghĩ. HS đọc đoạn văn HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . Các nhóm lên dán phiếu và trình bày Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. 2 HS đọc lại phần Ghi nhớ Hs đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình. Hs đọc HS quan sát tranh minh hoạ truyện thơ Nàng Tiên Ốc . HS tự làm bài Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả đặc điểm ngoại hình tiêu biểu Có thể góp phần nói lên tính cách của nhân vật. 4./ Rút kinh nghiệm bổ sung: Tiết 3 - Toán Triệu và lớp triệu I./ Mục đích –yêu cầu: Giúp HS biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. III./ Các hoạt động dạy – học: TL Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 5’ 25’ 1’ 6’ 18’ 5’ 1.Kiểm tra bài cũ: Gv ghi số : 653 720 lên bảng .Gọi 1 HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào? Yêu cầu Hs nêu lớp đơn vị gồm những hàng nào?lớp nghìn gồm những hàng nào? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2.1 Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng : triệu, chục triệu, trăm triệu GV yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn rồi yêu cầu em đó viết tiếp số mười trăm nghìn. 1000 ; 10 000 ; 100 000 ; . . . . GV giới thiệu: mười trăm nghìn gọi là một triệu, một triệu viết là 1 000 000 . GV yêu cầu HS thử đếm xem 1 triệu có tất cả mấy chữ số. GV giới thiệu tiếp: Mười triệu còn gọi là 1 chục triệu rồi cho HS tự viết số mười triệu 1HS lên bảng viết . GV giới thiệu tiếp: Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu và cho 1 HS ghi số 1 trăm triệu lên bảng. GV giới thiệu tiếp: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu . Gv cho HS nêu lại GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn. 2.2 Thực hành: Bài tập1: GV cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu: một triệu, hai triệu, ba triệu, . . . . Yêu cầu HS đếm thêm 10 triệu đến trăm triệu , 100 triệu đến 900 triệu. Bài tập2: Gv cho HS quan sát mẫu và tự làm bài. Bài tập3: Gọi Hs lên bảng làm. Bài tập 4: Cho Hs phân tích mẫu và làm phần còn lại . 3./ Củng cố - dặn dò: GV hỏi : Lớp triệu gồm những hàng nào? Dặn Hs về nhà làm lại bài tập vào vở. 1 HS lên bảng nêu 1 HS lên bảng viết số 1000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1 000 000 HS đếm và trả lời : có 7 chữ số . HS tự viết số mười triệu .1HS lên bảng viết .10 000 000 1 HS ghi số :100 000 000 HS nêu lại : lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. HS tiếp nối nhau đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu: một triệu, hai triệu, ba triệu, . . . mười triệu. HS quan sát mẫu và tự làm bài. HS làm bài: Mười lăm nghìn:……….. Ba trăm năm mươi nghìn:……… Sáu trăm:…………… Một nghìn ba trăm :……… -HS làm nhĩm Hs phân tích mẫu và làm phần còn lại vào vở. Gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu 4./ Rút kinh nghiệm bổ sung: Tiết 4 -Thể dục Tiết 5 : Giáo dục tập thể SINH HOẠT CUỐI TUẦN 2 I./Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua. - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê. - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp. II./ Lên lớp : GV nhận xét Học tập : - Thực hiện đúng chương trình tuần 2. - Lớp có tiến bộ hơn về học tập . Bên cạnh vẫn còn một số em chưa cố gắng lắm; nhiều em còn đọc bài rất yếu như : Quỳnh , Vũ. Đạt . Đề nghị cần luyện đọc nhiều ở nhà. - Nề nếp ra vào lớp tốt . - Thực hiện 15 phút đầu giờ tương đối tốt, cần phát huy. Lao động: -Vệ sinh phòng học sạch sẽ . III/Công tác tuần tới : - Thực hiện chương trình tuần 3 . - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập ,15phút sinh hoạt đầu giờ. - Thi đua giành nhiều điểm tốt,hạn chế điểm yếu ,kém. - Giữ vệ sinh trường lớp,vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọng gàng sạch sẽ . - Đảm bảo nội qui HS, nội qui trường lớp. - Đảm bảo an toàn giao thông ở mọi nơi mọi lúc . - Đoàn kết , giúp nhau trong học tập, trong lao động. - Cần đi học đúng giờ và duy trì sỉ số lớp và nề nếp học tập - Luôn lễ phép với người lớn, đi thưa về trình - Không ăn quà vặt.. IV/ Ý kiến Học sinh V/ Tổ chức cho HS sinh hoạt văn nghệ.

File đính kèm:

  • docGiao an Tieng viet(1).doc
Giáo án liên quan