MÔN ĐẠO ĐỨC.
A. Mục tiêu – Hình thức – Phương pháp và Mức độ tích hợp:
1. Mục tiêu:
- Giáo dục tài nguyên, môi trường biển hải đảo trong môn đạo đức nhằm giúp HS bước đầu nhận thức vai trò, ý nghĩa to lớn của tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đối với công cuộc phát triển quê hương đất nước và cuộc sống con người;
- Hình thành và phát triển các em thái độ, hành vi và tình yêu biển đảo của quê hương, đất nước;
- Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hòa hợp với thiên nhiên;
- Tích cực tham gia các hoạt động tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở lớp, trường và địa phương phù hợp với lứa tuổi.
2. Phương pháp và hình thức giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo qua môn Đạo đức:
- Dạy học tích hợp GDTNMTBĐ qua môn Đạo đức cần theo hướng tiếp cận giáo dục quyền trẻ em và giáo dục kỹ năng sống;
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS qua các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em.
3. Mức độ tích hợp giáo dục TN,MTBĐ qua môn Đạo đức:
- Tích hợp ở mức độ toàn phần;
- Tích hợp ở mức độ bộ phận;
33 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung dạy tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong một số môn học ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và các quần đảo Cái Bầu, Cái Bà, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa...
-Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo nước ta;
- Vai trò của Biển Đông và các đảo, quần đảo nước ta;
- Ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển hải đảo; ý thức về chủ quyền quốc gia đối với vấn đề biển, hải đảo.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Tranh, ảnh về biển, hải đảo Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Vùng biển Việt Nam
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo từng cặp.
@ Bước 1:
- HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi mục 1 SGK
- HS dưa vào kênh chữ SGK, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
@ Bước 2:
- HS trình bày kết quả trước lớp
- HS chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan...
- GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển nước ta, phân tích vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
2. Đảo và quần đảo:
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
@ Bước 1: HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận theo các câu hỏi
- Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía Nam.
- Các đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì?
@ Bước 2:
- HS các nhóm trình bày kết quả theo từng câu hỏi.
- HS chỉ các đảo, quần đảo theo từng vùng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ VN. Nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo, quần đảo.
- GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về vẻ đẹp kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân sống trên các đảo, quần đảo của nước ta.
* Lưu ý:
- Các đơn vị triển khai tập huấn cho CB-GV về nội dung “Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo) . Đồng thời thực hiện giảng dạy tích hợp nội dung “Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo) vào các bài học sau khi đã được tập huấn.
- Trên đây là địa chỉ dạy tích hợp nội dung “Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo) ở các môn học, bài học theo từng khối lớp. Những địa chỉ nói trên thể hiện phần cứng, bắt buộc giáo viên phải dạy tích hợp “Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo)
- Thời gian thực hiện: Đầu HKII năm học 2012-2013.
- Phương pháp tích hợp:
* Tích hợp Kỹ năng sống.
** Tích hợp Giáo dục môi trường.
*** Tích hợp môi trường biển hải đảo.
Lưu ý của Chuyên môn:
Sau khi tập huấn các trường cần xây dựng tổ chức thực hiện việc tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho học sinh toàn trường, Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tập tích hợp vào từng bài dạy, môn học cụ thể (thời gian tích hợp, mức độ tích hợp, bài tích hợp).
- Trường xây dựng kế hoạch trình Phòng GD-ĐT duyệt (02 bản- hoàn thành trước ngày 20/4); Kế hoạch của giáo viên nhà trường duyệt.
........................................................................................
KẾ HOẠCH DẠY TÍCH HỢP
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
--------------------------
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP ......
I. Mục tiêu – Hình thức và Phương pháp tích hợp
1. Mục tiêu: Giáo dục TNMTBĐ qua mônTiếng Việt nhằm giúp HS:
- Hiểu biết một số cảnh quan thiên nhiên, môi trường biển, hải đảo gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kỹ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe-nói (Kể chuyện);
- Hình thành thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường, tài nguyên biển hải đảo;
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển hải đảo, tham gia ở mức độ phù hợp trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển hải, đảo.
2. Phương thức tích hợp:
a. Bộ phận:
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục TNMTBĐ (các bài tập đọc với chủ điểm thiên nhiên đất nước...) GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung của bài học chính là góp phần giáo dục trẻ em một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ TNMTBĐ nói riêng. Những hiểu biết về tài nguyên môi trường biển, hải đảo được tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó các em sẽ có những chuyển biến tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo.
b. Liên hệ:
Đối với các bài học không trực tiếp đề cập tới vấn đề tài nguyên, môi trường biển, hải đảo nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với giáo dục TNMTBĐ nhằm nâng cao ý thức cho HS. Khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến TNMTBĐ. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về giáo dục TNMTBĐ, có ý thức tìm tòi sáng tạo để có cách liên hệ sáng tạo thích hợp. GV cũng cần xác định rõ đây là yêu cầu “tích hợp”theo hướng mở rộng, do vậy, việc tích hợp phải thật tự nhiên, tránh khuynh hướng lan man, sa đà hoặc gượng ép, khiên cưỡng.
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục TNMT BĐ trong môn TV
Lớp
Chủ điểm/ tuần
Bài dạy
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
HS đại trà
HS vùng có biển đảo
1
Ôn tập
Khai thác đoạn thơ và bức tranh cảnh kéo lưới đánh cá, qua đó giúp học sinh hiểu về phong cảnh biển (sóng, gió), về hoạt động khai thác tài nguyên biển (đánh cá)
Bộ phận
Bộ phận
Gia đình
Tập đọc:
Quà của bố
Qua bài đọc HS biết các chú bộ đội ngoài đảo xa đang ngày đêm canh giữ biển, trời Tổ quốc.
Giáo dục HS ý thức về chủ quyền biển, đảo; lòng yêu nước.
Bộ phận
Bộ phận
Nhà trường
Tập đọc:
Đi học
HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (đường đến trường có những cảnh đẹp gì?). GV nhấn mạnh ý nghĩa gián tiếp về môi trường, liên hệ với môi trường biển, đảo đối với HS vùng biển
Liên hệ
Liên hệ
Thiên nhiên-Đất nước
Tập đọc:
Anh hùng biển cả
HS trả lời câu hỏi SGK và kết hợp luyện nói, trao đổi về cá heo theo nội dung của bài: Cá heo sống ở biển hay ở hồ? Cá heo đẻ trứng hay đẻ con? Cá heo thông minh như thế nào? Cá heo trong bài học đã cứu sống được ai?
Giáo dục HS thái độ yêu quý và bảo vệ cá heo- một loài động vật có ích.
Bộ phận
Liên hệ
2
Sông biển
Tập đọc: Bé nhìn biển
HS hiểu thêm về phong cảnh biển
Bộ phận
Bộ phận
Sông biển
Tập làm văn: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Qua bài tập làm văn học sinh hiểu thêm về biển, yêu quý biển
Toàn phần
Toàn phần
3
10
Chính tả: Quê hương ruột thịt
HS yêu quý thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường (liên hệ với môi trường biển, hải đảo)
Liên hệ
Liên hệ
11
Tập làm văn: Nói về quê hương
Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương
Liên hệ
Toàn phần
Bắc –Trung- Nam
Bức tranh về cảnh biển Phan Thiết
Giới thiệu bức tranh về cảnh Phan Thiết (nước xanh, cát vàng, gió, nắng...), qua đó giáo dục HS biết được vẻ đẹp của biển, giáo dục tình yêu đối với biển cả.
Bộ phận
Bộ phận
Bắc –Trung- Nam
Tập đọc: Cá heo ở vùng biển Trường Sa
Hiểu biết về tài nguyên biển, giáo dục tình yêu đối với sinh vật biển
Bộ phận
Bộ phận
Bắc –Trung- Nam
Tập đọc:
Cửa Tùng
Giới thiệu vẻ đẹp của biển cửa Tùng, qua đó HS hiểu thêm thiên nhiên vùng biển ( trong một ngày Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển), giáo dục tình yêu đối với biển cả.
Bộ phận
Bộ phận
35
Tập đọc: Cua càng thổi xôi
HS biết một số loài động vật biển: cua, ốc, tép, tôm, sam, dã tràng, còng gió
Bộ phận
Bộ phận
4
8
Chính tả: Trung thu độc lập
Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo.
Liên hệ
Bộ phận
4
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá
Tập làm văn: Tóm tắt tin tức
- Giáo dục ý thức bảo vệ moi trường nói chung, môi trường, biển và hải đảo nói riêng qua đề bài: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn làng xóm, đướng phố, trường học xanh, sạch, đẹp...
- Qua bài thơ, HS thấy được vẻ đẹp của biển, đồng thời thấy được giá trị của biển đối với cuộc sống con người.
- HS tóm tắt bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
- Bồi dưỡng lòng tự hòa về vẻ đẹp, giái trị của biển quê hương và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên, chủ quyền biển, đảo..
Bộ phận
Bộ phận
26
Kể chuyện: Thắng biển
HS hiểu thêm môi trường biển, thiên tai mà biển mang lại cho con người và các biện pháp phòng tránh.
Bộ phận
Bộ phận
27
Chính tả: Thế giới dưới nước
HS hiểu thêm về cảnh quan đấy đại dương, vẻ đẹp và sự đa dạng của môi trường biển (núi non, đồng bằng, sinh vật... dưới đáy biển).
Bộ phận
Bộ phận
30
Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
HS hiểu thêm về các đại dương thế giới; biết biển là đường giao thông quan trọng
Bộ phận
Bộ phận
5
7
Tập đọc: Những người bạn tốt
Tập làm văn:Vịnh Hạ Long
HS biết thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên biển
- HS biết vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới
- Giáo dục tình yêu biển đảo, ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài nguyên biển, đảo.
Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
8
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Gợi ý học sinh tả cảnh biển, đảo theo chủ đề: Cảnh đẹp ở địa phương.
Liên hệ
Toàn phần
9
Tập đọc: Đất Cà Mau
HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau
Liên hệ
Toàn phần
11
Chính tả: Luật Bảo vệ môi trường
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, đảo nói riêng
Liên hệ
Liên hệ
12
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh
- Giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển
Liên hệ
Liên hệ
Toàn phần
Toàn phần
22
Tập độc: Lập làng giữ biển
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trương biển.
Bộ phận
Toàn phần
File đính kèm:
- tich hop giao duc TNMTBDKH.doc