Để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
2.2.1. Sử dụng PTDH phải đúng lúc, đúng chỗ. Nguyên tắc này yêu cầu: khi sử dụng PT phải đưa vào lúc cần thiết, thời điểm lựa chọn lúc HS mong muốn nhất, khi mà GV đã dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi ý để buộc HS phải quan sát, nghiên cứu PT. Cần trình diễn PT theo trình tự bài giảng, phân biệt thời điểm sử dụng, tránh trưng bày đồng loạt các PT. GV khi chọn vị trí đặt PTDH phải đảm bảo cho tất cả HS đều được quan sát, tiếp xúc với các PTDH một cách rõ ràng, đặc biệt là hai hàng HS ngồi sát hai bên tường và hàng ghế cuối lớp. Phải đặt chỗ có đủ ánh sáng và không ảnh hưởng tới giờ học của các lớp khác.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học trong môn địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp mà căn cứ vào vấn đề được đặt ra và dựa vào cơ sở các giả thuyết, HS tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh để đề ra những giải pháp hoặc rút ra những kết luận cần thiết.
- Điều kiện thực hiện.
+ Nội dung các tài liệu đã có phải vừa sức, không quá mới mẻ đối với HS.
+ HS phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu, có khả năng tư duy trừu tượng tương đối cao.
+ GV có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và hướng dẫn HS nghiên cứu.
- Tổ chức thực hiện. Được tiến hành theo trình tự các bước như sau:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu (trong bước này GV có thể xây dựng trước các bài tập, phiếu hoạt động) và thông báo đề tài nghiên cứu cho HS, tiếp sau đó là định hướng, hướng dẫn HS cách thức thực hiện.
+ Tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu, tìm tòi nhằm giải quyết những vấn đề đã được xác định. Vai trò của HS lúc này với tư cách là nhà nghiên cứu, là người trực tiếp tác động đến đối tượng nghiên cứu, tự phân tích tìm ra kết quả nghiên cứu. Còn GV đóng vai trò chỉ đạo, kích thích, định hướng quá trình nghiên cứu của HS, hướng dẫn giúp đỡ các em hoàn thành công việc.
+ Đối chiếu với giả thuyết và rút ra kết luận, khái quát hoá vấn đề.
Ví dụ minh hoạ. Khi dạy bài 15. Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. Mục I. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Tiến trình thực hiện như sau:
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ tuần hoàn của nước và trả lời câu hỏi. Theo em, câu thơ ”Nước mưa ra biển lại quay về nguồn” xét về phương diện khoa học có đúng không? chứng minh.
- Tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ, xác định các vòng tuần hoàn của nước, xác định hai địa điểm: biển - nguồn ở trên sơ đồ và xem nó thuộc vòng tuần hoàn nào.
- Kết luận: Nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng tròn khép kín, có thể phân biệt hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Với nội dung câu thơ trên thì nó thuộc vào vòng tuần hoàn lớn.
Theo vòng tuần hoàn lớn. Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa (nguồn) rồi gặp lạnh tạo thành mưa (dưới dạng nước hoặc dạng tuyết). Nước rơi xuống lục địa, một phần được bốc hơi ngay lên khí quyển, một phần thấm qua tầng đá thấm nước để tạo thành nước ngầm, một phần tạo thành nước trên mặt như ao, hồ, sông suối…. Các dòng chảy ngầm và trên mặt, cuối cùng lại đưa nước về biển, đại dương. Như vậy, nước lại trở về nơi xuất phát ban đầu của chúng. Và quá trình bốc hơi lại bắt đầu, vòng tuần hoàn của nước cứ thế tiếp diễn.
2.4.2.4. Sử dụng phương tiện dạy học theo phương pháp thảo luận
- Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa HS và GV hoặc giữa HS với HS.
- Điều kiện thực hiện:
+ Nội dung bài học bắt buộc phải sử dụng PTDH. Những bài, mục cho HS thảo luận phải là những bài không quá khó về mặt nội dung, nhưng được nhiều người quan tâm, có nhiều cách giải quyết khác nhau, đặc biệt phải gần gũi với cuộc sống HS.
+ HS có phương pháp nhất định trong việc tìm đọc sách, tài liệu tham khảo và xử lí thông tin trong đó, có kỹ năng giao tiếp, thảo luận, trình bày vấn đề.
+ GV phải nắm vững PP thảo luận, có khả năng tổ chức, dẫn dắt, điều khiển thảo luận.
- Tổ chức thực hiện. Để thảo luận đạt kết quả tốt, GV cần tiến hành theo trình tự như sau: Chuẩn bị thảo luận :chia nhóm (nếu có), giao nhiệm vụ; Tiến hành thảo luận; Nhận xét, tổng kết thảo luận.
Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá. Mục III. Đô thị hoá, 2. Đặc điểm.
Trong phần này nhằm khai thác tri thức từ bảng số liệu: tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, thời kỳ 1900 – 2000, với bản đồ/lược đồ: Tỉ lệ dân cư thành thị trên Thế Giới, GV cho HS tiến hành thảo luận nhóm theo mẫu phiếu sau[36]:
1. Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, thời kỳ 1900 - 2000 (%)
Năm
Khu vực
1900
1950
1970
1980
1990
2000
Thành thị
13,6
29,2
37,7
39,6
43,0
48,0
Nông thôn
86,4
70.8
62,3
60,4
57,0
52,0
Thế giới
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Hãy phân tích bảng số liệu: Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thời kỳ 1900 – 2000 (%), nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới trong giai đoạn 1900 – 2000.
2. Quan sát lược đồ: Tỉ lệ dân cư thành thị trên thế giới, thời kỳ 2000 – 2005, nhận xét, giải thích.
2.4.3. Xác định các bước chung sử dụng PT trong dạy học Địa Lý
2.4.3.1. Các bước sử dụng phương tiện dạy học trước khi lên lớp
Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PTDH địa lí, cần phải tiến hành theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu, nắm vững nội dung bài dạy trong SGK. Bước này yêu cầu GV xác định bài dạy đề cập đến nội dung kiến thức nào. (Đó là một sự vật, một hiện tượng, một định luật, một khái niệm hay một quá trình Địa lí…). Những kỹ năng cần rèn luyện, bổ sung cho HS trong từng mục và toàn bài là gì. (Kỹ năng bản đồ hay sơ đồ, bảng số liệu…). Cần hình thành những thái độ nào.
Bước 2: Xác định các PTDH cho bài dạy học. Bước này yêu cầu GV cần căn cứ vào nội dung bài học, điều kiện vật chất, các phương tiện hiện có của nhà trường, khả năng và năng lực của GV, trình độ của HS…để xây dựng PTDH cần thiết. Ví dụ, khi dạy bài 12 (SGK Địa lí 10), GV phải xác định được các PTDH cần thiết là bản đồ các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7. Trong trường hợp không có bản đồ, buộc GV phải phóng to các hình 12.2, 12.3 của SGK.
Bước 3: Thiết kế bài giảng theo phương án được xác định. Trong giáo án phải nêu trình tự các bước lên lớp, nội dung kiến thức, hệ thống câu hỏi và phương pháp sử dụng phương tiện cho từng nội dung kiến thức bài dạy học địa lí.
Bước 4: Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết các tình huống đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Bước 1: GV nghiên cứu kỹ nội dung ở SGK, xác định được kiến thức cơ bản của bài là: nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp từ nơi này qua nơi khác; nguyên nhân hình thành một số loại gió chính; kiến thức trọng tâm là gió mùa; kỹ năng cần rèn luyện: thông qua bản đồ, sơ đồ nhận biết nguyên nhân hình thành của một số loại gió.
Bước 2: Để HS thấy được sự phân bố khí áp, xác định được hướng, cơ chế hoạt động của một số loại gió và để thuận lợi cho việc hướng dẫn HS khai thác tri thức, GV phải xác định được các phương tiện cần thiết như: Sơ đồ các đai khí áp và gió trên Trái Đất; Bản đồ các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7; Sơ đồ gió biển và gió đất; Sơ đồ quá trình hình thành gió Fơn; Phiếu học tập.
Bước 3: GV xây dựng câu hỏi, bài tập gắn với các phương tiện để HS hoàn thành nội dung bài học, với các câu hỏi như:
- Ở mục I. Nhìn vào sơ đồ các đai khí áp và gió trên Trái Đất, em có nhận xét gì về sự phân bố các đai khí áp đó; Nhưng, qua bản đồ các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7, các em thấy thực tế sự phân bố các đai khí áp là như thế nào? Tại sao lại như vậy?
- Ở mục II. Dựa vào Sơ đồ các đai khí áp và gió trên Trái Đất, bản đồ các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7 và SGK hãy xác định hướng, phạm vi, thời gian hoạt động của gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa; HS quan sát sơ đồ gió biển và gió đất để hoàn thành các nội dung sau: Gió biển, gió đất thường được hình thành ở đâu? Nguyên nhân hình thành gió biển, gió đất là gì? Và hướng của nó; Dựa vào sơ đồ quá trình hình thành gió Fơn giải thích sự hình thành và tính chất của gió Fơn.
Bước 4. Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp và lường trước các tình huống có thể xảy ra như HS chây lười làm việc, có những vấn đề phải tranh luận cần có sự can thiệp của GV hoặc có thể là thiếu phương tiện cho tổ chức học tập theo nhóm (hai bàn ghép làm một)…
2.4.3.2. Các bước sử dụng phương tiện khi lên lớp
Để nâng cao hiệu quả của PT trong quá trình dạy học ở trên lớp, chúng ta cần tiến hành theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Nêu vấn đề và giao nhiệm vụ nghiên cứu phương tiện cho HS thông qua các câu hỏi, bài tập mà GV đã chuẩn bị sẵn.
Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn HS trao đổi thảo luận để tìm ra tri thức. Tuỳ theo nội dung câu hỏi mà GV lựa chọn hình thức phù hợp để HS dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ mà GV đã đặt ra.
Bước 3: Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, GV tiến hành nhận xét, kết luận, chuẩn hoá kiến thức để HS ghi vào vở.
Ví dụ. Khi dạy mục II. Một số loại gió chính. Bài 12 SGK địa lí 10.
Bước1: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các đai khí áp và gió trên Trái Đất, bản đồ các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7 để hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1:So sánh một số loại gió theo mẫu sau
Loại gió
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Hướng
Đặc điểm (tính chất)
Gió Tây ôn đới
Mậu dịch
Gió Mùa
Câu 2: quan sát sơ đồ gió biển và gió đất em hãy cho biết: Gió biển, gió đất thường được hình thành ở đâu? Nguyên nhân hình thành gió biển, gió đất là gì? Và hướng của nó ra sao?
Câu 3: Dựa vào sơ đồ quá trình hình thành gió Fơn giải thích sự hình thành và tính chất của gió Fơn.
Bước 2: GV tiến hành tổ chức cho HS thảo luận theo 5 nhóm: Nhóm 1 hoàn thành phần gió Tây ôn đới; Nhóm 2 hoàn thành phần mậu dịch; Nhóm 3 hoàn thành phần gió mùa; Nhóm 4 hoàn thành câu 2; Nhóm 5 hoàn thành câu 3.
Trong khi HS thảo luận GV cần theo dõi sát sao công việc thảo luận của các em để có những uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để đi đúng mục đích, dụng ý của GV.
Bước 3: GV cho các nhóm báo cáo kết quả, tiến hành nhận xét, kết luận, chuẩn hoá kiến thức để HS ghi vào vở. Nội dung phiếu được hoàn thành (Phụ lục 5).
2.4.3.3. Những lưu ý khi sử dụng phương tiện dạy học:
+ Tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường mà xác định những phương tiện cần sử dụng cho hợp lí và tối ưu.
+ Kiểm tra và sử dụng thử trước khi lên lớp để nắm được quy trình hoạt động và cách thức sử dụng các phương tiện.
+ Suy nghĩ, dự tính trước các PP làm việc với PT của GV và HS trong quá trình dạy học.
+ Xác định thời điểm sử dụng PT trong tiết học.
File đính kèm:
- NGUYEN TAC SU DUNG PHUONG TIEN DAY HOC DIA LI.doc