I. Điểm mới về mục tiêu giáo dục tiểu học
- Làm rỏ hơn quan điểm giáo dục toàn diện và thiết thực đối với người học
- Chuẩn bị những kiến thức kỹ năng, thái độ để học các lớp trên
II. Điểm mới trong kế hoạch giáo dục tiểu học
- Năm học gồm có 35 tuần
- Số ngày học trong tuần là 5 ngày
- Thời lượng tiết học không quá 40 phút
- Các môn T, TV, KH, S, Đ đánh giá bằng điểm số
- Còn lại các môn học khác đánh giá bằng định tính
59 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những điểm mới về mục tiêu, nội dung dạy học của chương trình tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cô giáo.
B: Vì sao bạn thích làm cô giáo?
A: Vì mình muốn được như cô giáo của chúng ta.
Việc rèn kĩ năng nói không chỉ dừng lại ở hỏi - đáp. Khâu hỏi - đáp chỉ là khâu tìm ý. Sau khi học sinh đã có ý, giáo viên cần cho học sinh nói thành đoạn văn ngắn một vài câu theo hình vẽ.
* Giai đoạn Ôn tập âm, vần:
ở các bài ôn tập, sau phần luyện đọc, luyện viết là phần kể chuyện theo tranh giúp cho nội dung học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tên truyện gắn với âm vần học sinh đã học.
Ví dụ: Hổ, Cò đi lò dò, Thỏ và sư tử, Tre ngà, Cây khế, Chia phần, Đi tìm bạn...
Những câu chuyện thường là truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện về loài vật rất gần gũi với học sinh giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc và kể lại được.
Hình thức kể chuyện: giáo viên kể cho học sinh nghe là chủ yếu. Học sinh nhìn tranh minh hoạ trong sách giáo khoa và nghe cô giáo kể. Mỗi câu chuyện giáo viên kể hai lần:
+ Lần 1: Giáo viên kể thật sinh động kèm theo điệu bộ, cử chỉ minh hoạ cho câu chuyện giúp học sinh tập trung vào câu chuyện mà giáo viên đang kể.
+ Lần 2: Giáo viên kể chậm rãi đòng thời chỉ vào tranh minh hoạ nhằm khắc sâu nội dung câu chuyện.
Sau phần kể chuyện, nếu có thời gian, giáo viên có thể đặt câu hỏi đơn giản về nội dung câu chuỵên cho học sinh trả lời hoặc cho học sinh kể từng đoạn theo tranh. Có thể thêm ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng hoặc bắt chước giọng các nhân vật khi kể chuyện. Mỗi mục luyện nói theo câu chuyện trong bài ôn tập bao giờ cũng có 4 bức vẽ minh hoạ cho nội dung câu chuyện. Tranh giúp học sinh tưởng tượng ra thế giới trong truyện. Tranh giúp học sinh nhớ các tình tiết trong truyện. Mỗi bức tranh là một phân cảnh của truyện. Do đó khi dạy nói theo câu chuyện có tranh minh hoạ ta có thể cho học sinh tập sắp xếp tranh thành truyện, từ đó mới cho học sinh kể theo thứ tự tranh.
3.1.2. Phân môn tập đọc:
Luỵên nói trong bài Tập đọc ở giai đoạn luyện tập tổng hợp nằm vào cuối mỗi tiết bài tập đọc. Mỗi bài tập đọc học trong hai tiết. Cuối mỗi tiết thường có phần luyện nói. Cuối tiết thứ nhất, sau khi ôn các vần có khoảng 3 phút để học sinh tập nói qua hình thức tìm hiểu trong bài hoặc ngoài bài các tiếng chưa vần cần ôn, thi nói câu có tiếng chứa vần cần ôn. Cuối tiết thứ hai, sau khi tìm hiểu nội dung bài kết hợp luyện đọc cũng có 5 đến 7 phút tập nói theo đề tài.
Tập nói theo đề tài ở cuối tiết hai liên quan đến kiểu lời nói độc thoại và đối thoại.
Ví dụ: Đề tài " Hỏi nhau về trường lớp" ở bài tập đọc Trường em là đề tài cho cuộc đối thoại.
Đề tài " ở nhà em làm gì giúp bố mẹ " ở bài tập đọc Cái Bống là đề tài cho cuộc độc thoại.
Phần luyện nói ở phân môn tập đọc yêu cầu cao hơn so với phần Học vần:
+ Học sinh phải nói được từ có vần cho trước.
+ Học sinh nói đượccâu chứa tiếng có vần cho trước. Để nói được câu, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thi tìm từ, giải thích cho học sinh hiểu nghĩa từ, sau đó học sinh nói câu hay hơn và phong phú hơn.
+ Học sinh luyện nói thông qua việc trả lời câu hỏi tìm hiểu bài cũng rất quan trọng. Nó vừa giúp học sinh hiểu nôi dung bài tốt vừa luyện nói ngắn gọn, súc tích ý mình cần diễn đạt.
Học sinh luyện nói, hát, kể, hỏi đáp về chủ đề cho trước giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết và mở rộng vốn từ, câu về nhiều chủ đề khác nhau. Giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp như gợi mở, vấn đáp, đóng vai, thảo luận...
Ví dụ:
- Luyện nói : Tập nói lời chào:
+ Của bé với mẹ trước khi vào lớp.
+ Của bé với cô trước khi ra về.
Với chủ đề này, giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai.
- Luyện nói : ở nhà em làm gì giúp bố mẹ.
Với chủ đề này, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm rồi trình bày trước lớp. Giáo viên cần giải thích và hướng dẫn các nhóm bàn nhau xem mỗi học sinh nên kể lại những công việc gì làm giúp bố mẹ. Sau đó học sinh chuẩn bị thêm để trình bày cho tốt. Tập cho học sinh biết tự nhận xét bản thân và nhận xét bạn.
3.1.3. Phân môn kể chuyện:
Sau khi hoàn thành việc học vần, HS được học phân môn kể chuyện. Phân môn kể chuyện thuộc phần Luyện tập tổng hợp, được học trong 13 tuần. Trừ tuần Ôn tập - Kiểm tra, mỗi tuần là một chủ điểm. Mỗi tuần có một truyện kể phù hợp với chủ điểm.
Các truyện kể trong sách đều được biên soạn lại cho cô đọng, hàm súc, có độ dài khoảng 120 đến 280 chữ. Về nội dung đó là những câu chuyện giản dị, dễ hiểu với trẻ lớp 1, dạy trẻ những phẩm chất, những nét tính cách của một người trò giỏi con ngoan, đưa ra những lời khuyên cần thiết và bổ ích.
Để học sinh nắm được nội dung câu chuyện và kể lại được, giáo viên cần lưu ý:
+Giáo viên kể phải sinh động, kể hai lần: lần đầu không dùng tranh, lần sau dùng tranh minh hoạ để khắc sâu nội dung cho học sinh .
+ Phân đoạn phù hợp với nội dung tranh để học sinh tập kể theo đoạn.
+ Học sinh đọc được câu hỏi dưới tranh và trả lời câu hỏi đó, ngoài ra giáo viên đặt thêm những câu hỏi nhỏ để học sinh kể được liền mạch.
+ Cho học sinh hoạt động nhóm để xây dựng đoạn.
+ Vì sách giáo khoa không in văn bản truyện kể mà chỉ in những tranh minh họa những nội dung chính câu chuyện, những hoạt động chính của giáo viên và học sinh trong giờ học nên tranh cần rõ ràng, đẹp mắt và hấp dẫn.
+ Vận dụng phương pháp đóng vai để gây hứng thú cho học sinh.
+ Nếu như luyện nói ở phần học vần và phần Tập đọc là luyện nói đúng, to, rõ ràng để học tập và giao tiếp thì luyện nói ở phân môn kể chuyện là luyện nói nghệ thuật. Ngoài yêu cầu nói to, rõ ràng, chính xác thì còn phải tập cho học sinh nói có ngữ điệu phù hợp với từng câu chuyện. Biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, nét mặt, âm thanh, biết lên xuống giọng hợp lí, biết bắt chước giọng các nhân vật trong khi kể chuyện để câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn. Tránh hiện tượng học sinh đọc thuộc lòng.
+ Giáo viên phải cho học sinh tự mình thể hiện trước nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
+ Học sinh trong lớp có nhiều mức độ khác nhau nên giáo viên lưu ý khi học sinh kể chuyện cũng có nhiều mức độ khác nhau. Dựa vào trí nhớ, dựa vào tranh minh hoạ, các câu hỏi dưới tranh, các em kể từng đoạn của câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện. Giáo viên và các bạn nghe, nhận xét, bổ sung. Cuối giờ giáo viên rút ra ý nghĩa câu chuyện.
3.2. Rèn kĩ năng nói ở các môn học khác:
Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 không chỉ được tiến hành ở môn Tiếng Việt mà còn được tiến hành ở các môn học khác. Hiện nay theo phương pháp dạy học mới thì các môn Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật đều vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát tranh, phương pháp hỏi đáp, phương pháp đóng vai...Vì vậy thông qua các phương pháp dạy học này, giáo viên có thể rèn kĩ năng nói cho học sinh một cách thuận lợi và liên tục. Trong quá trình dạy học các môn học, giáo viên phải chú ý đến cách trả lời của học sinh để uốn nắn khi các em nói chưa chuẩn. Đặc biệt phải tạo không khí học tập sôi nổi giúp học sinh mạnh dạn hơn.
Phải chú ý tâm lý học sinh thì việc luyện nói mới mang lại hiệu quả cao. Sự phát triển tư duy và ngôn ngữ ở học sinh không đồng đều. Nhiều em tư duy phát triển hơn ngôn ngữ ( ngôn ngữ khoa học ) nên các em không đủ ngôn ngữ để diễn đạt hiểu biết của mình. Nhiều em ngôn ngữ ( đời thường ) phát triển hơn tư duy nên các em này nói nhiều nhưng nội dung ít. Tư duy và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy và ngược lại sự phát triển của tư duy kéo theo sự phát triển của ngôn ngữ. Do đó trong dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh tác động vào đối tượng làm cho đối tượng bộc lộ bản chất của nó sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ ( khoa học ) để thay thế bản chất đối tượng, khi đó ngôn ngữ mới trở thành công cụ của tư duy.
3.3. Rèn kĩ năng nói thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò rất lớn trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh. Khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều bạn ngoài lớp, các anh chị phụ trách sao, thầy cô tổng phụ trách và các thầy cô giáo khác. Các em có cơ hội nói trước đám đông. Các em được nói về nhiều chủ đề khác nhau vì vậy các em rèn được kĩ năng nói. Đối với những học sinh nhút nhát, giáo viên cho các em nói trong sao nhi đồng của mình. Động viên các em nói to đủ để các bạn nghe được, sau đó tập dần cho học sinh nói to và lưu loát hơn.
Rèn cho học sinh nói trước đám đông cũng cần chú ý tâm lí của từng em. Có em nói lí nhí nhưng có em tự nhiên nói to quá mức bình thường. Đó là biểu hiện của thần kinh không ổn định, không chủ động trong giao tiếp. Đối với những em này, giáo viên phải tìm cách trấn an, động viên các em nói chậm rãi, bình thường trở lại. Không quát mắng làm cho các em mất bình tĩnh thêm.
Học sinh lớp 1 còn rất hiếu động và ham vui. Vì vậy tổ chức cho các em chơi các trò chơi tập thể giúp các em được nói một cách tư nhiên là phương pháp rèn kĩ năng nói có nhiều hiệu quả. Ngoài ra cần tạo điều kiện cho học sinh tập làm người dẫn chương trình, làm hướng dẫn viên,...từ đó có thể phát hiện ra những học sinh có năng khiếu mà bồi dưỡng và phát triển khả năng của các em.
Nhìn chung, rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là một biện pháp tốt, mang lại kết quả cao.
3.4. Rèn kĩ năng nói cho học sinh trong môi trường gia đình:
Gia đình là nơi học sinh sinh sống hàng ngày. Gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến cách nói năng cư xử của các em. Học sinh con gia đình gia giáo được uốn nắn nhiều trong cách xưng hô, trả lời. Cách ăn nói của bố mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến con cái.
Để giúp cho quá trình rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 đạt kết quả tốt, giáo viên phải kết hợp với gia đình một cách thường xuyên. Vào các buổi họp phụ huynh, giáo viên cần quán triệt với phụ huynh trách nhiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh giúp các em biết nói năng lễ độ, biết thưa, dạ, biết cảm ơn, xin lỗi trong gia đình và ngoài xã hội. Hướng dẫn phụ huynh cách dạy học sinh luyện nói để phụ huynh dạy con em học ở nhà. Tuyên dương những học sinh có kĩ năng nói tốt để nêu gương cho học sinh khác học tập.
File đính kèm:
- SO BOI DUONG CHUYEN MON.doc