Những điểm cần chú ý khi sử dụng powerpoint vào việc dạy học trên lớp

Giáo án điện tử là gì? Có lẽ chưa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành Giáo dục cho khái niệm này. Hiện nay ở các trường phổ thông, khi nói đến sử dụng giáo án điện tử trong dạy học thì hầu như có nghĩa là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn cho học sinh xem trong quá trình dạy học

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm cần chú ý khi sử dụng powerpoint vào việc dạy học trên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
                                                d/ Việc sử dụng WordArt: Phần mềm này cho phép dùng chữ để trang trí, làm đẹp trang PowerPoint . Có một số tác dụng của WordArt như sau:        - Viết đầu đề bài học - thường dùng trang riêng biệt. Chú ý không chọn những mẫu quá cầu kì hoặc khó đọc.          - Viết trong khuôn hình vẽ (dạng cong)        - Trang trí nền cho trang trình chiếu: Chọn mẫu chữ (WordArt) thích hợp có ý nghĩa nào đó mà mình muốn, tô màu ít tương phản với màn hình để không hưởng đến nội dung viết trên trang ấy, phóng to trên cả màn hình làm nền (Background).  Có thể trang trí chữ theo chiều dọc khi cần thiết.       Chú ý: Giống như dùng màu hoặc các effect, khi dùng WordArt, không nên lạm dụng và cũng không cầu kì làm phân tán sự chú ý của HS. Ngoài ra, cần chú ý, sau khi viết chữ vào trang PowerPoint , cần chỉnh màu sao cho phù hợp và rõ (chọn đối tương, click chuột  phải, chọn Format Ojbect chọn Colors and Lines). 3.3. Việc sử dụng các hiệu ứng (Effect) trên trang trình chiếu:        Đặc sắc của phần mềm PowerPoint là sự phong phú của các hiệu ứng (các kiểu cho xuất hiện trang trình chiếu – Animation Schemes, các kiểu xuất hiện chữ, hình - Custom Animation ..). Song sử dụng chúng cũng tùy trường hợp, nhất là các kiểu xuất hiện chữ. Có thể như sau:                                                                                      Nếu là báo cáo trong Hội thảo, Hội nghị, cần  hạn chế sử dụng các effect “quay lộn”, “bay nhảy” vì chúng không thích hợp với không khí nghiêm túc, khẩn trương của hội nghị. Đối với bài giảng lại càng phải giữ nghiêm túc như vậy. Vấn đề này đã được đề cập ở trên. Các effect vui mắt không đúng lúc sẽ gây thích thú cho các em nhưng không phải với nội dung bài giảng mà là với phần mềm của máy tính! Cho nên chỉ nên sử dụng các effect vừa phải, đảm bảo ở mức đủ sinh động:         - Nên dùng một số kiểu cho màn hình xuất hiện (Animation Schemes): Grow and exit, Boumerang and exit, Title arc, Compress, Big title, Unfold, Rise up, Bounce, Ellipse motion, Float.  Mỗi bài giảng nên dùng một kiểu thống nhất. Nên đề nhan đề hoặc một vấn đề nào đó trên cùng của trang cùng xuất hiện với màn hình (không cho hiệu ứng hàng chữ đó). Tránh tình trang khi chuyển trang thì xuất hiện màn hình trắng một cách vô nghĩa và mất thời gian.         - Các kiểu xuất hiện chữ (Custom Animation) thì nên sử dụng hạn chế ở một vài effect như: Box, Diamond, Rise up, Ease In hoặc những chức năng tương tự. Chú ý, cho thực hiện nhanh để không mất thời gian và nhàm chán (chọn Fast hoặc Very Fast trong ngăn Speed). Khai thác kỹ các tính năng của Power Point, lại thấy nổi lên xu hướng lạm dụng màu sắc (chữ, mảng trang trí, các nền templates) và các hiệu ứng hoạt hình. Trang trí nhiều khi không có chủ đích, không liên quan gì tới thông tin đang cung cấp. Có slide, khi trình chiếu thấy hoa nở, bướm đập cánh bay rộn rã (?) quanh tiêu đề với nội dung khá nghiêm túc. Không khó bắt gặp các slides có gắn nhiều hình clipart, màu sắc biến ảo, chữ chạy ra vô, quay vòng… Đặt trong nội dung bài dạy, các yếu tố trang trí này nhiều khi thu hút chú ý, khiến người học bị nhiễu, hoặc phân tán khả năng nhận biết thông tin chính. Power Point còn có rất nhiều ứng dụng sinh động khác cần được khai thác phục vụ đắc lực cho nội dung, chẳng hạn ở môn toán, dễ dàng thao tác cắt ghép, chuyển dời các phần hình minh họa cho nhận biết thiết diện hình học như ở slide sau (dựng hình, tạo thiết diện, dời hình…): Một số GV lại tích hợp quá nhiều nội dung, chuyển động, hình, sơ đồ khiến slide trở thành toàn bộ bảng ghi của phần bài trong giờ học. Khi đó, có thể hình dung người học trở thành “khán giả”, có thể chăm chú và thích thú, nhưng khó biết sẽ nắm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy vào lúc nào và bằng cách nào. Minh họa được lấy từ một “bài giảng điện tử” bậc tiểu học: chỉ trong một slide này có tới 15 lần tác động, hiệu ứng chủ yếu chỉ là mô phỏng lại cách trình bày bảng của GV, trong khi SGK cũng đã có những nội dung đó. Học sinh…không phải làm gì cả, trừ việc trả lời các câu hỏi dẫn dắt của giáo viên. Có bài giảng hoàn toàn dùng hình ảnh (ảnh chụp, hình vẽ) minh họa từng chi tiết khái niệm, lạm dụng trực quan, đánh mất các thao tác tư duy tự tìm hiểu của người học. 3.4. Sử dụng các trang PowerPoint kết hợp các hoạt động dạy và minh hoạ:          Đây cũng là một ưu thế tuyệt đối của PowerPoint mà chiếc bảng thông thường không thể làm được. Nếu có chăng thì người GV phải chuẩn bị trước các bản vẽ trên giấy khổ lớn hoặc băng, đĩa hình (hoặc phim) để hỗ trợ thêm cho nội dung giảng.          Trong bài giảng, nhất là bài giảng có sử dụng các PPDH tích cực, giáo viên cần mở rộng nội dung ra thực tế (bằng hình ảnh, phim), cần cập nhật thông tin hoặc chèn các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận…trong khi vẫn phải để nội dung bài giảng trên trang PowerPoint phát triển liên tục, HS dễ theo dõi và ghi được bài. Có nhiều cách để ngườì thiết kế thực hiện điêù đó:          a/  Sử dụng “liên kết” (Hyperlink):           * Ưu điểm:                 . Sử dụng tư liệu theo kiểu liên kết rất tiện lợi. Các thao tác với máy đơn giản, tư liệu xuất hiện nhanh, rõ.                 . Sử dụng thuận lợi cho các tư liệu là hình động hoặc Film                 . Có thể liên kết nhiều tư liệu, nhưng khi giảng, nếu thiếu thời gian thì ta có thể bỏ qua tư liệu đó cũng không sao, bởi vì nói chung các tư liệu không nằm trong một logic nào của bài giảng.            * Nhược điểm:                 . Khi trình chiếu tư liệu thì bài giảng bị gián đoạn                                                                   . Khi thiết kế bài giảng, tất cả các trang chủ và trang tư liệu đều phải được để trong một Folder thì mới sử dụng các trang minh hoạ được. Nếu muốn chuyển sang máy khác cần phải copy toàn bộ Folder ấy để chuyển đi.                  . Dấu hiệu liên kết sẽ làm thay đổi màu sắc kí tự đã thống nhất trong các trang trình chiếu (và có gạch dưới), không được thẩm mĩ.           Chú ý:            - Các tư liệu là hình động hoặc Film, cần được đóng gói với phần mềm xử lí động (Windows Media Player, Winamp…) để phòng khi đem bài giảng sang máy khác thiếu phần mềm xử lí ấy.            - Để tiện cho việc kiểm tra các File tư liệu, nên đánh số trang trong bài giảng sử dụng tư liệu ấy phía sau tên File.         b/ Chèn tư liệu bằng các hiệu ứng xuất hiện và xóa đi:            Một số tư liệu không chiếm đầy trang PowerPoint như: một hình vẽ, một trích dẫn, một câu hỏi, một yêu cầu HS làm việc (trao đổi nhóm về nội dung nào đó..), ta có thể chèn trực tiếp mà không cần dung liên kết. Cách làm: đưa hình hoặc khung chữ vào ngay chỗ cần chèn. Sử dụng hiệu ứng “xuất hiện” khi cần dùng tới tư liệu đó trong bài giảng. Khung chữ nên có một màu khác với màu nền đề HS chú ý tới nó. Sau khi dùng xong, cho lệnh exit để rút các tư liệu ra khỏi trang PowerPoint . Để tư liệu không che phần nội dung đã giảng, nên chọn chỗ cho chúng xuất hiện. nội dung giảng tiếp theo sẽ được viết ngay vào đó. * Ưu điểm: Dễ thực hiện và khi trình chiếu thì nó làm cho màn hình sinh động, tập trung được sự chú ý của HS. * Nhược điểm lớn nhất của cách làm này là: nếu chèn vào một trang PowerPoint nhiều tư liệu hoặc có tư liệu văn bản dài (một bài thơ chẳng hạn) thì công việc thiết kế sẽ rất phức tạp và dễ nhầm lẫn khi cho cái nào xuất hiện trước, cái nào sâu..vì tư liệu và nội dung ghi sẽ chồng chất lên nhau. Cho nên chúng tôi có khái niệm “trang sạch”, nó được định nghĩa như sau: “Trang sạch” là trang chứa nội dung bài giảng mà không có các hiệu ứng và tư liệu chèn.         c/ Sử dụng các trang có cửa sổ trong  trong Slide Layouts để minh họa:            Kiểu này cho phép chúng ta đưa tư liệu minh hoạ trực tiếp vào trang trình chiếu (các cưa sổ) khi cần. Chèn vào lúc nào là tuỳ thuộc vào người thiết kế.            * Ưu điểm:               . HS có thể theo dõi nội dung bài  liên tục vì tư liệu chỉ chèn vào vào “cửa sổ”.               . Khi chuyển máy, không phải đóng gói vì mọi thông tin đều nằm trong File PowerPoint .                             . Có thể chồng chập nhiều hình trên một trang PowerPoint để khi chiếu, các tư liệu được sử dụng liên tục (cho xuất hiện rồi exit, xuất hiện minh họa khác…).             * Nhược điểm:                . Người thiết kế phải tốn nhiều thao tác trên máy hơn nên rất dễ nhầm lẫn hình và thứ tự xuất hiện.                 . Khi in trang trình chiếu phát cho HS (hoặc cử toạ) thì tất cả các tư liệu minh hoạ trong một trang đều được in ra. Nếu chèn nhiều tư liệu thì chúng sẽ bị chồng lên nhau.                 . Các ô cửa sổ chiếm nhiều diện tích màn hình                 . Đối với hình động hoặc Film thì các thao tác còn phức tạp hơn. Trong trường hợp này, nên dùng Hyper Link.          Tóm lại trong chuyên đề này: Đối với những người có kĩ thuật máy tính cao, có thể dùng nhiều thủ thuật trình chiếu phức tạp hơn. Ở đây, là vài cách làm cơ bản, chủ yếu là để phù hợp với trình độ chung của GV (những người có kiến thức tối thiểu về PowerPoint ) có thể thiết kế một bài giảng bằng PowerPoint không cầu kì nhưng hấp dẫn và dạy học bằng máy tính có hiệu quả. Chắc chắn rằng, khi chúng ta đã thiết kế nhiều giáo án rồi thì mỗi cá nhân sẽ có đòi hỏi tất yếu là làm sao cho giáo án mỗi ngày một phong phú hơn, hay hơn. Sẽ có hai hướng để cải tiến giáo án cho hay hơn. Hướng thứ nhất phải tích cực tìm tòi, tham khảo tài liệu để có nhiều tư liệu đưa vào giáo án, hướng thứ hai là nghiên cứu thêm các kĩ thuật trong máy tính để ứng dụng cho những trường hợp có ý tưởng về PPDH phức tạp hơn. Việc nghiên cứu các phần mềm mô phỏng các thí nghiêm hoặc các  hiện tượng trên máy tính cũng là vấn đề phải làm và đó cũng là những “tư liệu” tự tạo làm cho giáo án của chúng ta hấp dẫn hơn. Cần phải nhắc lại một yêu cầu quan trọng đó là sự hấp dẫn của một giáo án dạy học bằng PowerPoint phải được bắt nguồn từ nội dung trình chiếu là chủ yếu, không phải là sự hấp dẫn của những trang quảng cáo hoặc những trang tiêu đề như trên truyền hình. (SƯU TẦM)

File đính kèm:

  • docNHUNG DIEM CHU Y KHI SUU DUNG GIAO AN DIEN TU.doc
Giáo án liên quan