Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng các thiết bị cũng như biểu diễn các thí nghiệm là phương pháp đặc trưng của bộ môn. Tuy nhiên, từ việc làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm đến việc hình thành kiến thức cho học sinh là cả một quá trình đòi hỏi sự linh hoạt của người thầy giáo.
- Dạy học bằng thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh đối với bộ môn Hóa học lớp 9 nói riêng và học sinh bậc Trung học cơ sở nói chung, là một yêu cầu quan trọng đối với việc nâng chất lượng học tập, góp phần nâng cao hiểu biết để giải thích các hiện tượng hóa học, làm rõ quá trình biến đổi các chất hóa học.
- Thực tế ở trường THCS Lập Lễ - Thủy Nguyên – Hải Phòng: giáo viên dạy Hóa học luôn quan tâm tới phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh song do điều kiện khó khăn của phòng thực hành, nên khả năng được học bằng thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh của học sinh còn hạn chế. Hơn nữa, các em chưa nắm chắc những kiến thức cơ bản về Hóa học, chưa có kỹ năng biểu diễn các thí nghiệm chứng minh, thời gian luyện tập, thực hành thí nghiệm còn ít Việc giáo viên chưa sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là nguyên nhân cơ bản nhất, vì thế giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học sinh Giải pháp mà chúng tôi cho là quan trọng nhất được trình bày trong đề tài này là: Dạy học bằng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh. Chúng tôi coi đó là một yêu cầu quan trọng để nâng cao kết quả học tập môn Hóa học của học sinh lớp9.
41 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ứng dụng: Dạy học bằng phương pháp thực hành biểu diễn thí nghiệm chứng minh đã nâng cao kết quả học tập bộ môn Hoá học Lớp 9 - Đinh Thị Mận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và phenolphtalein
GV. Biểu diễn thí nghiệm của dung dịch bazơ với chất chỉ thị:
H. Cho nhận xét về hiện tượng?
HS. Dung dịch bazơ làm quì xanh và phenolphtalein từ không màu chuyển thành màu hồng.
GV. Dấu hiệu thí nghiệm dùng để nhận ra các dung dịch bazơ. Với các bazơ không tan thường dựa vào màu sắc đặc trưng.
GV. Cho HS làm thí nghiệm thổi CO2 với dd Ca(OH)2.
H. Dựa phần bài cũ đưa ra tính chất chúng?
HS. Oxit axit +dd bazơ muối + H2O
GV. Oxit axit chỉ có pư với các bazơ tan trong nước.
GV. Biểu diễn thí nghiệm Cu(OH)2 với Axit và dd NaOH có sẵn phenolphtalein với axit.
H. Nhận xét hiện tượng? Kết luận về pư?
HS. Cu(OH)2, dd NaOH đều có pư axit.
GV. Nhấn mạnh cả Bazơ tan, không tan đều có pư với axit, phản ứng giữa bazơ và axit gọi là phản ứng trung hòa
Hoạt động 3: Tìm hiểu các tính chất hóa học riêng của bazơ không tan.
GV. Biểu diễn thí nghiệm nung Bazơ Cu(OH)2.
H. Cho biết hiện tượng xảy ra?
HS. Từ chất rắn màu xanh dương -> chất rắn màu đen.
GV. Thông báo sản phẩm.
H. Vậy khi nhiệt phân 1 bazơ không tan cho những sản phẩm gì?
HS. Cho ra oxit bazơ và nước.
H. Viết các pư sau:
Al(OH)3
Fe(OH)2
Mg(OH)2
H. Bazơ tan và không tan trong nước có tính chất hoá học nào giống và khác nhau?
HS: Trình bày
CTTQ : M(OH)n
Trong đó:
M là kim loại, nhóm NH4
n là hoá trị của M, số nhóm OH
1. Dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị màu:
- Dung dịch bazơ:
+ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ
=> Nhận biết dung dịch bazơ
2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ví dụ:
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3$+ H2O
SO2 + 2 KOH K2SO3 + H2O
3. Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Cu(OH)2 + 2 HCl CuCl2 + 2 H2O
NaOH + HCl NaCl + H2O
(Phản ứng trung hòa)
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước
t0
Cu(OH)2 CuO + H2O
3. Củng cố:
Bài 1: Chọn các kết luận Đ ,S.
1.Tất cả các chất như NH4OH, NaOH, Ba(OH)2 đều có pư với oxitaxit £
2. Các bazơ : Zn(OH)2, KOH đều có pư với axit.£
3. Tất cả các bazơ đều làm đổi màu chất chỉ thị £
4. Tất cả các chất kiềm đều là bazơ £
Bài 2: Cho các bazơ sau: Ba(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Ca(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
a, Bazơ nào tan trong nước tạo thành dung dịch.
b, Bazơ nào làm đổi màu quì tím, phenolphtalein.
c, Bazơ nào tác dụng được với CO2. Viết PTPƯ.
d, Bazơ nào tác dụng được với H2SO4. Viết PTPƯ.
e, Bazơ nào bị nhiệt phân huỷ. Viết PTPƯ.
Bài 3: Chỉ dùng quì tím hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết 5 lọ dung dịch mất nhãn sau: Ba(OH)2, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaCl.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập: 2, 3, 4, 5 – SGK
- Bài 4 cách làm tương tự như bài luyện tập.
- Xem bài một số bazơ quan trọng.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 4/10/ 2013
Ngày dạy: 11/10/ 2013
Tiết 14 - Bài 9:
Tính chất hóa học của muối
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Học sinh biết được: tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Học sinh hiểu: khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
- Học sinh vận dụng để viết các phương trình hóa học
2. Kĩ năng
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
3. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của muối.
- Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
4. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm và hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
4 bộ thí nghiệm mỗi bộ gồm:
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, Kẹp gỗ, ống hút, Bộ bìa màu hoặc bằng nam châm để gắn lên bảng.
+ Hoá chất: Dung dịch NaCl, MgSO4, AgNO3, CuSO4, Ca(OH)2, NaOH, H2SO4 loãng, BaCl2 , Na2CO3 , Ca(OH)2, Na2SO4; Cu, Fe (hoặc Al).
2. Học sinh:
- Công thức, phân loại, đọc tên muối
III. Nội dung bài:
1. Kiểm tra bài cũ :
+ Viết các phương trình phản ứng để nêu tính chất của Ca(OH)2?
2. Bài mới :
Mở bài: Chúng ta đã biết tính chất hoá học của axit, oxit, bazơ .Vậy muối có những tính chất hoá học nào ? Phản ứng trao đổi là gì ? Phản ứng trao đổi xảy ra thì cần điều kiện gì ? Ta nghiên cứu bài học hôm nay?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối: Muối tác dụng với kim loại
GV: Cho HS làm thí nghiệm: Ngâm 1 đoạn dây Cu vào ống nghiệm đựng dd AgNO3. Quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết PT?
" HS làm thí nghiệm: Có lớp kim loại màu xám bám ngoài dây đồng. Dung dịch dần chuyển sang màu xanh.
" Kim loại màu xám là Ag. Dung dịch màu xanh là dung dịch muối của đồng. Phương trình phản ứng: Cu+AgNO3 "Ag+ Cu(NO3)2.
GV: Cho HS rút ra kết luận.
" HS rút ra kết luận: Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo ra muối mới và kim loại mới.
GV: Chú ý: Các kim loại Zn, Fe, Al,... có phản ứng với dd CuSO4, AgNO3. Cho HS viết PT khi cho Zn, Al tác dụng với dung dịch CuSO4.
HS lên bảng viết phương trình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối: Muối tác dụng với dung dịch axit
GV: Cho HS làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl2. Quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra. Cho HS viết phương trình?
" HS làm thí nghiệm: Thấy xuất hịên kết tủa trắng.
BaCl2+ H2SO4 BaSO4 + 2HCl
GV: Cho HS làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd Na2CO3. Quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng ?
" HS làm thí nghiệm : Có chất khí thoát ra.
H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2+ H2O
GV: Cho HS nhận xét rút ra kết luận.
" HS kết luận: Muối tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối mới và axit mới
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối: dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối
GV: Cho HS làm thí ngiệm: nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd NaCl. Quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra. Cho HS giải thích và viết PT.
" HS làm thí nghiệm: Thấy xuất hiện chất rắn màu trắng không tan.
HS giải thích: Chất rắn màu trắng là AgCl mới sinh ra.
NaCl + AgNO3 " AgCl + NaNO3
GV: Cho HS nhận xét rút ra kết luận.
" HS kết luận: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối: dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ
GV: Cho HS làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm có đựng 1ml dd NaOH. Quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra. Cho HS giải thích và viết PT.
" HS làm thí nghiệm: Thấy xuất hiện kết tủa xanh lơ.
" HS giải thích: Chất kết tủa xanh lơ là Cu(OH)2.
2NaOH + CuSO4 " Cu(OH)2 + Na2SO4
GV: Cho HS nhận xét và rút ra kết luận.
" HS kết luận: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối mới và bazơ mới.
Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối: Muối bị nhiệt phân hủy
GV: Cho HS viết phương trình điều chế CaO từ CaCO3 đã học.
to
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
" HS viết PT: CaCO3 " CaO + CO2
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng phân huỷ.
GV: Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3, CaCO3,....
HS. viết PT phản ứng phân huỷ KMnO4, KClO3.
" to
HS viết PT:
to
2 KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2
2 KClO3 " 2KCl + 3O2
GV: Cho HS kết luận các tính chất hóa học của muối.
" HS tổng kết và kết luận lại.
GV: Chú ý: Các phản ứng của muối với kim loại, bazơ , muối phải diễn ra trong dung dịch.
" HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 6: Tìm hiểu phản ứng trao đổi
H. Đặc điểm chung về loại chất ở các tính chất 2 - 4?
HS. Đều xảy ra giữa các hợp chất.
H. Nhận xét về thành phần của các chất trước và sau pư xảy ra?
HS. Chúng trao đổi các thành phần cho nhau để tạo ra các chất mới.
H. Khi nào thì pư trao đổi xảy ra?
HS. Khi sản phẩm có chất không tan, chất khí.Phản ứng xảy ra trong dd.
Lưu ý : phản ứng trung hoà cũng là phản ứng trao đổi.
I. Tính chất hóa học của muối.
1. Muối tác dụng với kim loại:
Ví dụ:
Cu + 2 AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag
Kết luận:
Một số dung dịch muối tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới
2. Muối tác dụng với dung dịch axit
Ví dụ:
Na2SO4 + HCl Không phản ứng
BaCl2 + H2SO4 BaSO4$+ HCl
CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + H2O + CO2#
Kết luận:
Một số muối tác dụng với một số dung dịch axit tạo thành muối mới
và axit mới
Chú ý: Sản phẩm tạo thành phải có muối không tan hoặc axit yếu (H2CO3; H2SO3,...)
3. Muối tác dụng với muối:
1. CaCO3 + Na2SO4 Không phản ứng
2. BaCl2 + Na2SO4 BaSO4$+ 2 NaCl
3. Ca(NO3)2 + MgCl2 Ko phản ứng
Kết luận:
Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai muối mới
* Điều kiện xảy ra:
- 2 muối tham gia tan.
- Sản phẩm có chất không tan.
4. Muối tác dụng với kiềm.
CuSO4+2NaOH Na2SO4 + Cu(OH)2$
CaCO3 + KOH Không phản ứng
BaCl2 + KOH Không phản ứng
Kết luận:
Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới
* Điều kiện xảy ra:
- 2 chất tham gia tan.
- Sản phẩm có chất không tan.
5. Muối bị nhiệt phân
CaCO3 to CaO + CO2#
2KClO3 to 2KCl + 3O2#
NaNO3 NaNO2 + O2
II. Phản ứng trao đổi
1. Định nghĩa: (SGK)
2. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch
- Sản phẩm phải có chất khí, chất không tan, chất dễ bay hơi.
3. Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập luyện tập theo nhóm (viết sẵn)
Bài tập 1 :
- Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu xảy ra)
- Cho biết phản ứng nào là phản ứng trao đổi .
1. BaCl2 + Na2SO4 2. Al + AgNO3
3. CuSO4 + NaOH 4. Na2CO3 + H2SO4
5. ZnCl2 + HNO3 6. Fe(OH)2 + Na2CO3
Bài tập 2: Hãy viết các PTHH thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
Zn 1 ZnSO4 2 ZnCl2 3 Zn(NO3)2 4 Zn(OH)2 5 ZnO
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 SGK/ 33, học sinh giỏi làm thêm bài tập 6.
- Đọc trước bài một số muối quan trọng
- Đặc biệt lưu ý học thuộc các tính chất trong bài, học điều kiện kèm theo.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
File đính kèm:
- Đinh Thị Mận.doc