Đất nước ta đang chuyển mình theo sự vận động và phát triển của các nước trên thế giới, sự chuyển mình đó chính là từng bước phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó, nhân tố con người đóng vai trò là vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội xây dựng đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển giáo dục “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”, “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này.
36 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường THCS., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình hoạt động cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề phù hợp tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
- Phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu phụ trách, chỉ đạo hoạt động.
Biện pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL trong nhà trường.
2.1. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động.
- Hiệu trưởng hoặc đồng chí P.Hiệu trưởng được phân công phụ trách hoạt động GDNGLL có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, các hoạt động GDNGLL. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động. Đặc biệt hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát Tổng phụ trách Đội thực thi kế hoạch hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện từng hoạt động của Tổng phụ trách Đội.
- Chỉ đạo, kiểm tra giám sát, việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm.
2.2. Đánh giá kết quả hoạt động.
- Hiệu trưởng phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng không mang tính cá nhân.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường.
- Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp thông qua việc kiểm tra giám sát của Tổng phụ trách Đội, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp.
Biện pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động phù hợp nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường.
- Ngoài những nội dung và hình thức hoạt động đã được xây dựng trong chương trình cần sáng tạo thêm những nội dung hoạt động mới. Những nội dung hoạt động mới này phản ánh sự suy nghĩ, tìm tòi trên cơ sở những kinh nghiệm đã có sẽ làm cho hoạt động phong phú hơn, có sức hấp dẫn hơn, từ đó kích thích được tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cho các em những động cơ mới trong các hoạt động.
- Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình hoạt động. Hiệu trưởng phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm. Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh cùng tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng lớp, của trường. Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của trẻ là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên và học sinh .
- Bồi dưỡng năng lực của Tổng phụ trách Đội: Tạo điều kiện cho Tổng phụ trách được tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong địa bàn Thị xã, trong tỉnh. Tạo điều để Tổng phụ trách được tham gia tập huấn cán bộ Tổng phụ trách, tham gia dự thi Tổng phụ trách giỏi.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác tổ chức hoạt động GDNGLL. Giao trách nhiệm cho Tổng phụ trách hướng dẫn từng bước tiến hành tổ chức hoạt động ở khối lớp, hướng dẫn cách soạn giáo án, xây dựng chương trình hoạt động phù hợp với đăc điểm tâm sinh lí của khối lớp mình.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cốt cán của lớp, khối: Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích cực cho hoạt động. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành hoạt động, cách ứng xử, giải quyết.
Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động GDNGLL trong hè.
Đây là nhiệm vụ của mọi giáo viên và của các lực lượng giáo dục trong toàn xã hội nói chung. Đó là cơ hội để thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh mà trong năm học không có điều kiện để thực hiện, nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đào tạo phát triển toàn diện cả về trí lực, tâm lực, thể lực và các năng lực khác cho học sinh.
- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động hè: gồm Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch phụ trách văn hoá xã, Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường, Bí thư Đoàn TN Phường. Ban chỉ đạo hoạt động hè thường xuyên trao đổi với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn TNCS, GV Tổng phụ trách Đội, thành lập các liên đoàn, chi đoàn tạm thời trên địa bàn nhằm nâng cao vai trò tổ chức Đội trong các hoạt động.
- Khai thác, sử dụng tối đa năng lực của các chuyên gia, cộng tác viên, thành viên trong ban chỉ đạo hè, các tổ chức đoàn thể.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo hè trong việc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch hoạt động hè trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể và hiệu quả của tổ chức Đoàn, Đội trên địa bàn dân cư, các cán bộ tổ chức đoàn thể tham gia chỉ đạo hoạt động hè.
Biện pháp 6: Xây dựng cơ sở vật chất trường học nhằm đảm bảo những yêu cầu về trang thiết bị cho hoạt động.
- Trang bị đầy đủ sách “hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài giờ” cho giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu, Tổng phụ trách và các cấp quản lí giáo dục. Sách tham khảo cho học sinh.
- Trang bị tối thiểu các trang thiết bị như: cờ, trống, băng nhạc quốc ca, tăng âm, micro, các dụng cụ thể dục thể thao, các nhạc cụ tối thiểu
- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ, cơ chế đánh giá để giáo viên thực hiện tốt chương trình.
C- Phần Kết luận
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan trong trong việc giáo dục học sinh THCS hiện nay. Giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành, thực hiên bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo nội dung phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động. Tuy nhiên, thực tiễn chất lượng GDNGLL ở các trường THCS trong thời gian qua chưa đạt được kết quả mong muốn, còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp tiến hành, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế – xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Học sinh ngày này có những bước phát triển mới hơn về chất trong qua trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người hiệu trưởng phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng Hoạt động GDNGLL có ý nghĩa quan trọng ở trường THCS. Hoạt động này đa dạng phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xẽn kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường THCS để tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần đào tạo người học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ.
Một số kiến nghị
a, Đối với Phòng Giáo dục :
- Cần chỉ đạo sát sao hoạt động GD NGLL ở nhà trường THCS, có đánh giá xếp loại việc thực hiện chương trình hoạt động của các nhà trường.
- Tăng cường việc xây dựng mô hình hoạt động mẫu cho các nhà trường học tập và tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. Qua qúa trình dự mô hình mẫu để học hỏi cách tổ chức của trường bạn, vận dụng trong trường mình cho phù hợp.
b, Đối với các nhà trường
- Tổ chức hoạt động GDNGLL phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của học sinh .
- Khi tổ chức hoạt động GDNGLL cần phát huy năng lực của Tổng phụ trách đội, năng lực tổ chức của giáo viên. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh .
- Cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm học, chương trình công tác đội và phong trào hoạt động để xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp.
- Tổ chức hoạt động GDNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa phương.
- Tổ chức hoạt động GDNGLL phải thu hút được mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .
Lời cảm ơn
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo Hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng Thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2007- 2010 mà tôi nghiên cứu trong thời gian qua. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm hạn hẹp nên những vẫn đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những non nớt, thiếu sót. Do vậy tôi chân thành mong được góp ý của quí thầy cô và anh chị em đồng nghiệp.
Để hoàn thành đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được các thầy cô giáo ở Trung tâm BDTX tỉnh nói chung và các thầy cô trong Tổ BDCBQL nói riêng giảng dạy nhiệt tình, cung cấp cho tôi những nội dung cơ bản về nghiệp vụ CBQL. Và tạo điều kiện cho tôi được đi thực tế các trường trong và ngoài tỉnh để học hỏi những kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới sự giảng dạy nhiệt tình, đầy tâm huyết của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm của Thạc sĩ Đặng Thị Ngần - Phó chủ nhiệm khoa tại chức TTGDTX Tỉnh Thanh Hoá đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tháng 5 năm 2007
Người thực hiện
Lê Thị Liên
Mục lục
Phần mở đầu Trang 1 - 4
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trang 5 - 16
Chương II : Thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng – Bỉm Sơn Trang 17 -26
Chương III: Một số biện pháp sẽ thực hiện trong giai đoạn 2007 - 2010
Trang 27 -30
Kết luận Trang 31-32
Tài liệu tham khảo
1. Chương trình THCS - Nhà xuất bản giáo dục - năm 2002
2. Tài liệu Bồi dưỡng TX Hoạt động GDNGLL - Nhà xuất bản giáo dục - 2005
3. Hoạt động GDNGLL ( Khối 6,7, 8, 9) Sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục
4. Phân phối chương trình THCS. (Phần HĐGDNGLL)
5. Giáo trình Bồi dưỡng hiệu trưởng trường học - Tập 3 - TTBDTX Tỉnh Thanh Hoá.
File đính kèm:
- SKKN NGLL.doc