Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 26 - Bài dạy: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiếp)

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

2/. Kĩ năng:

- Thực hiện đúng những qui định và nhiệm vụ học tập của bản thân.

- Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

3/. Thái độ:

- Tự giác học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.

 - Điều 9 – luật giáo dục

 - Tình huống

2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.

 - Sưu tầm những cadao tục ngữ nói về chủ đề.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 26 - Bài dạy: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Tiết : 26 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (tt) I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập. 2/. Kĩ năng: Thực hiện đúng những qui định và nhiệm vụ học tập của bản thân. Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt. 3/. Thái độ: Tự giác học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ. - Điều 9 – luật giáo dục - Tình huống 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm. - Sưu tầm những cadao tục ngữ nói về chủ đề. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Nêu những hình thức học tập mà em biết. 3/. Giảng bài mới: a/. Giới thiệu chủ đề bài học: Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình, nhà nước có trách nhiệm gì. Để hiểu rõ nội dung này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học hôm nay. Chúng ta ghi đề bài vào vở. b/. Tiến trình: TL Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 16 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống. Gv treo bảng phụ ghi sẵn tình huống: “Ở lớp 6A1 trường X, An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập. An nói: Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không học cũng được, không ai bắt buộc mình. Khoa nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp mình tí nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng. a/. Em nghĩa gì về suy nghĩ của An và Khoa? b/. Nêu ý kiến của em về việc học. Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện đi học hay không? Gv chốt lại ghi bài. Gv treo điều 9 luật giáo dục và yêu cầu hs đọc. Gv yêu cầu hs liên hệ việc nhà nước cấp học bổng cho hs dân tộc Bana Hs đọc tình huống. Hs thảo luận nhóm (tg 4’) Cách thức: Đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận lên bảng nhóm, hết tg gắn lên bảng. Suy nghĩ của 2 bạn đều sai: Bạn An: Chưa gắn quyền đi đôi với nghĩa vụ học tập. Bạn Khoa: Chưa hiểu rõ quyền học tập của công dân theo qui định của pháp luật. Ý kiến của em về việc học: Mọi công dân đều được quyền học suốt đời, với mọi hình thức, mọi ngành nghề phù hợp, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu nghèo. Hs trả lời: Nhờ sự quan tâm của nhà nước, chính phủ ta. Hs đọc điều 9 luật giáo dục. 3/. Trách nhiệm của nhà nước: Nhà nước tạo điều kiện cho các em học hành: Mở mang hệ thống trường lớp. Miễn học phí bậc tiểu học. Giúp đỡ trẻ em tàn tật khó khăn 10 Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân, liên hệ thực tế Gv: Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập. Em thấy bạn có đức tính gì đáng đ quí, đáng học hỏi. Gv kết luận: Học tập không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân nên các em cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi được GVBM giao phó để mở mang sự hiểu biết của mình và thành người có ích trong tương lai. Hs nêu. Có thể thực tế ở lớp, trường. Có thể sưu tầm trong sách, báo Hs trình bày theo suy nghĩ của mình: Say mê, siêng năng kiên trì và tự lực trong học tập. Phải có phương pháp học tập tốt. 12 Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố Gv treo bảng phụ ghi sẵn bài tập c, d, đ. Gv nhận xét, bổ sung, ghi điểm cho những hs có bài làm tốt. Gv tổ chức cho các nhóm trò chơi “thi tiếp sức”: nêu những câu tục ngữ, cadao, danh ngôn nói về chủ để đ học tập. Gv chia lớp thành 4 nhóm: Thể lệ: theo thứ tự quay vòng, từ nhóm 1 đến nhóm 4 trả lời. Nhóm nào đến lượt mà không trả lời thì loại khỏi cuộc chơi. Nhóm nào trụ được đến phút cuối cùng thì đó là nhóm thắng cuộc. Nội dung: Đúng chủ đề, không được lặp lại nội dung các nhóm đã trả lời. Gv tổng kết => tuyên dương đội thắng. Hs đọc bài tập. Hs xác định yêu cầu bài tập. Hs xung phong giải bài tập. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs các nhóm vừa hội ý vừa tham gia thi, có thể: Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở ra tất cả các cửa (Aphơ-răng-xơ) Học, học nữa, học mãi (LêNin) Cuộc đời là chiếc thang không có nấc chốt, việc học tập là quyển sách (Bác Hồ) Ngọc không giuã người không học, không biết lẽ phải (ngạn ngữ) Muốn biết muốn giỏi phải học. Có học, có khôn. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài từ bài 12 => 15; Xem lại các bài tập đã làm + Tiết sau kiểm tra một tiết. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc
Giáo án liên quan