Môn đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, yêu quí bạn bè, yêu trường mến lớp Để giáo dục cho học sinh những nét phẩm chất đó quan trọng là phải luyện tập, rèn luyện các em, giúp các em thể hiện hành vi đạo đức của mình không chỉ ở không chỉ ở nhà trường, ở gia đình mà còn ở ngoài xã hội. Việc dạy tiết 2 môn đạo đức - tiết thực hành có vai trò quan trọng trong việc luyện tập, rèn luyện.
Giải pháp của tôi là sử dụng việc dạy môn đạo đức tiết 2 thông qua phương pháp trò chơi sắm vai có nội dung phù hợp với học sinh để giúp cho việc thực hành trở nên thiết thực, gần gũi. Việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi được viết ra với mục đích là nêu lên một số phương pháp để thực hiện tốt tiết thực hành này.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Nâng cao kết quả học tập môn đạo đức tiết 2 thông qua phương pháp trò chơi sắm vai (học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phú Thọ B), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC TIẾT 2 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI SẮM VAI (HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỌ B)
Người nghiên cứu:
Nguyễn Thơ Văn - Trường Tiểu học Phú Thọ B
[
Tóm tắt đề tài
Môn đạo đức ở tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm những điều sơ đẳng của phép ứng sử trong cuộc sống hàng ngày, nắm được nội dung và ý nghĩa các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội, phân biệt được thế nào là hành vi tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác.. từ đó bồi dưỡng cho học sinh những xúc cảm , tình cảm đạo đức đúng đắn, sâu sắc, (Biết yêu cái đúng, cái tốt, ham muốn làm theo cái đúng cái tốt và ghét cái xấu, cái ác). Xây dựng cho học sinh những kỹ năng, hành vi góp phần hình thành ở các em những thói quen, hành vi tốt.
Môn đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, yêu quí bạn bè, yêu trường mến lớpĐể giáo dục cho học sinh những nét phẩm chất đó quan trọng là phải luyện tập, rèn luyện các em, giúp các em thể hiện hành vi đạo đức của mình không chỉ ở không chỉ ở nhà trường, ở gia đình mà còn ở ngoài xã hội. Việc dạy tiết 2 môn đạo đức - tiết thực hành có vai trò quan trọng trong việc luyện tập, rèn luyện.
Giải pháp của tôi là sử dụng việc dạy môn đạo đức tiết 2 thông qua phương pháp trò chơi sắm vai có nội dung phù hợp với học sinh để giúp cho việc thực hành trở nên thiết thực, gần gũi. Việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi được viết ra với mục đích là nêu lên một số phương pháp để thực hiện tốt tiết thực hành này.
Giới thiệu
Trong sách giáo khoa ở tiểu học, môn Đạo đức mỗi bài đạo đức được dạy trong 2 tiết như sau:
Tiết 1:
Chủ yếu giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi cần thực hiện (cần làm gì? làm như thế nào? vì sao cần làm như vậy ?), tự làm các bài tập nhỏ để bước đầu học sinh nắm được kỹ năng hành vi.
Tiết 2 :
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức luyện tập cho học sinh có:
- Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi, chuẩn mực đạo đức.
- Kỹ năng lựa chọn cách ứng xử trong một số tình huống cụ thể.
- Kỹ năng thực hiện chuẩn mực đạo đức.
Trong tiết 2, nếu chỉ nêu tình huống để học sinh phát biểu phải xử lý tình huống đó như thế nào và nhận xét về hành vi đạo đức mà các bạn nêu trong cách xử lý đó thì sự thu hút số đông học sinh vào bài học không cao, giờ học dễ tẻ nhạt, không gây được ấn tượng sâu sắc về thái độ và hành vi đạo đức phải có, cần luyện tập để xử lý tình huống.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng trò chơi sắm vai thay cho các hình thức nêu tình huống để học sinh phát biểu phải xử lý tình huống đó như thế nào và nhận xét về hành vi đạo đức.
Giải pháp thay thế: Đưa các hoạt động sử dụng việc dạy môn đạo đức tiết 2 thông qua phương pháp trò chơi sắm vai có nội dung phù hợp với học sinh để giúp cho việc thực hành trở nên thiết thực, gần gũi. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan. Ví dụ:
- Giáo trình giáo dục tiểu học 2 của GS.TS. Đặng Vũ Hoạt; TS. Nguyễn Hữu Hợp, NXB Đại học Sư phạm.
- Bộ sách đạo đức 5- NXB Giáo dục.
- Chuyên đề giáo dục tiểu học- Vụ GD tiểu học – 2004.
- Phương pháp nghiên cứu KHGD-NXBBGD.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp trò chơi sắm vai tiết 2 môn Đạo đức có đạt các yêu cầu sau không?
- Có lôi cuốn trẻ khiến học sinh yêu thích và có thể thực hiện được với các bài học một cách thiết thực.
- Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, nói năng lễ phép, diễn dạt trôi chảy, biết vận dụng những cách ứng xử đúng ngay trong lớp và học sinh trong trường.
- Học sinh hiểu nhau, đoàn kết và biết giúp đỡ nhau sửa chữa kịp thời những hành vi ứng xử chưa đúng.
Giả thiết nghiên cứu: Thông qua trò chơi sắm vai trong tiết 2 môn đạo đức, bản thân giáo viên đã hiểu thêm rất nhiều về nhận thức và nhân cách của từng học sinh, từ đó thêm gần gũi và hiểu các em hơn. Học sinh qua trò chơi sắm vai đã bộc lộ rõ tính cách của mình dưới sự điều khiển rất nhịp nhàng của giáo viên nên các em được học thêm về giao tiếp, cách ứng xử như thế nào là đúng nhất trong từng tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, gia đình và xã hội.
Phương pháp
a) Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn lớp Năm/2 trường Tiểu học Phú Thọ B có số học sinh là 19 học sinh trong đó có 10 nữ, lớp này tôi chủ nhiệm nên có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. Về ý thức học tập, tất cả các em đều tích cực và chủ động.
b) Thiết kế:
Chọn lớp Năm/1 làm thực nghiệm tôi tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền vào rồi báo cáo kết quả sau (sau 1 tháng).
Thời gian
Công việc em quan tâm,
giúp đỡ cụ già, em nhỏ
Kết quả
Thứ................
Ngày..............
Nhận xét của giáo viên Nhận xét của ông bà, cha mẹ, anh chị em
c) Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
Thiết kế kế hoạch bài dạy có sưu tầm những mẩu chuyện nhỏ, vè về chủ đề đã học cho học sinh đóng vai trong tiểu phẩm đó để các bạn nhận xét vai diễn hoặc bổ sung thêm cho bài học.
* Tiến hành thực nghiệm:
Thời gia tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể là Đạo đức 5- Bài 6: Kính già, yêu trẻ (tiết 2) dạy ngày thứ hai 08/11/2010, tuần 13.
Tóm tắt kết quả
Khảo sát trước và sau tác động
Qua khảo sát (xem bảng 1): HS nhận thấy hoạt động sắm vai là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ trong các giờ môn Đạo đức.
Tổng số
học sinh
Công việc em quan tâm,
giúp đỡ cụ già, em nhỏ
(Trước tác động)
Công việc em quan tâm,
giúp đỡ cụ già, em nhỏ
(Sau tác động)
Tổng số
%
Tổng số
%
23
Bàn luận
Thông qua trò chơi sắm vai trong tiết 2 đạo đức, bản thân giáo viên đã hiểu thêm rất nhiều về nhận thức và nhân cách của từng học sinh, từ đó thêm gần gũi và hiểu các em hơn. Học sinh qua trò chơi sắm vai đã bộc lộ rõ tính cách của mình dưới sự điều khiển rất nhịp nhàng của giáo viên nên các em được học thêm về giao tiếp, cách ứng xử như thế nào là đúng nhất trong từng tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, gia đình và xã hội.
Trò chơi sắm vai rất phù hợp với trẻ, lôi cuốn trẻ khiến học sinh yêu thích và có thể thực hiện được với các bài học một cách thiết thực.
Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, nói năng lễ phép, diễn dạt trôi chảy, biết vận dụng những cách ứng xử đúng ngay trong lớp và sinh hoạt bán trú tại trường.
Giáo viên phát hiện các em có năng khiếu qua trò chơi sắm vai, từ đó có biện pháp bồi dưỡng.
Học sinh hiểu nhau hơn, đoàn kết và biết giúp đỡ nhau sửa chữa kịp thời những hành vi ứng xử chưa đúng, đưa lớp vào nề nếp và tham gia đạt kết quả tốt mọi phong trào của nhà trường.
Kết luận và khuyến nghị
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Khuyến nghị:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giáo dục tiểu học 2 (GS – TS Đặng Vũ Hoạt; TS. Nguyễn Hữu Hợp)- NXB Đại học Sư phạm.
2. Chuyên đề giáo dục tiểu học- Vụ GD tiểu học – 2004.
3. Phương pháp nghiên cứu KHGD-NXBBGD.
4. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
XÁC NHẬN BGH Người thực hiện
File đính kèm:
- Văn.doc