Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống. CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh mầm non Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước (CT số 58-CT/TW ngày 17- 10- 2000 của BCT khoá VIII). Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, trong đó có giáo dục Mầm non. nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho từng nét chữ xuất hiện sẽ tăng sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái đó sâu hơn. Hay khi cho trẻ chơi một trò chơi với chữ cái nếu chỉ cho trẻ tìm thẻ chữ và phát âm chữ cái trẻ sẽ nhàm chán mà không tập trung vào yêu cầu của cô. Nếu giáo viên biết thiết kế một trò chơi trên máy tính, trẻ được tự mình “Click chuột” rồi phát âm chữ cái tìm được trẻ sẽ vô cùng thích thú. Tôi đã thiết kế trò chơi “ Bánh xe quay” như trên hình minh họa phía dưới. Tôi chọn hiệu ứng xoay tròn cho bánh xe, khi trẻ “click” vào hình mũi tên, hình tròn có các chữ cái sẽ quay, khi “ Bánh xe” dừng, mũi tên chỉ vào chữ cái nào trẻ sẽ phát âm chữ cái đó. Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong giờ kể chuyện, ngoài việc cô kể bằng các đồ dùng minh họa trực quan khác. Giáo viên có thể tự chỉnh sửa các tranh, ghép ảnh cho phù hợp với nội dung câu chuyện, chèn các hình ảnh họa cho câu chuyện vào Powerpoint, chọn các hiệu ứng cho các nhân vật… để trình chiếu. c. Ứng dụng CNTT vào các hoạt động khác: Ngoài việc tổ chức cho giáo viên ứng dụng CNTT vào các hoạt động chung, nhà trường còn ứng dụng vào các hoạt động khác trong nhà trường như: Quản lý trẻ, các loại số liệu thông kê về số lượng trẻ, tình hình sức khỏe, chất lượng các đợt khảo sát; quản lý giáo viên; quản lý việc thu chi trong nhà trường đều được các bộ phận làm trên Execl nên việc thông kê số liệu được nhanh chóng, chính xác hơn. Số liệu được lưu trữ và trao đổi giữa các bộ phận bằng hộp thư điện tử nên việc bị mất dữ liệu ít xẩy ra. Sử dụng phần mềm Nutrikids để quản lý khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày. Với phần mềm này cho phép giáo viên nuôi dưỡng lập thực đơn và lưu thực đơn theo tuần. Tính toán khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày sao cho cân đối các chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ phù hợp với số tiền được chi. Biết tình trạng tồn kho của những thực phẩm kho để có kế hoạch nhập thực phẩm mà không bị động. 5. Đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT của cán bộ giáo viên Để có thể nâng cao được hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong nhà trường thì việc đánh giá được chất lượng học sinh cũng như kết quả ứng dụng CNTT của giáo viên là điều cần thiết. Đánh giá để biết được chất lượng học sinh, giáo viên từ đó có kế hoạch cho những giai đoạn tiếp theo. Đánh giá như một hình thức thi đua để khuyến khích giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động. Nhà trường tổ chức hội thi " Bé thông minh" với các bài tập thực hành trên máy tính, trẻ tự làm sau đó in ra để nộp. Với các bài tập dưới dạng sáng tạo cùng Kidsmart trẻ được thể hiện bằng nguyên vật liệu mở để có thể sáng tạo theo ý thích, từ đó nhà trường có thể đồng thời khảo sát chất lượng trên trẻ và đánh giá việc thực hiện của giáo viên một cách khách quan. Tổ chức thi soạn giáo án điện tử, soạn bài giảng trình chiếu trên PowerPoint; thi sáng tạo trò chơi trên máy tính…có khen chê đúng mức kích thích được sự sáng tạo cũng như tinh thần chịu khó ham học hỏi của giáo viên. IV. Kết quả: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên ở trường Mầm non Tề Lỗ, đã thu được một số kết quả như sau: 1. Về cơ sở vật chất: Năm học 2009-2010 2010-2011 2011 - 2012 2012-2013 Số lớp 15 16 19 19 Số phòng học 10 10 10 16 Số máy vi tính 10 12 16 23 Số máy in 3 6 8 13 Số máy chiếu 1 2 2 3 Số bảng thông minh 0 1 1 1 Số phần mềm ứng dụng 10 14 16 23 Số tivi 10 14 14 19 Số đầu video 10 14 14 19 Nhìn vào bảng tổng hợp đã thấy về cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các bậc phụ huynh học sinh về việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Điều đó cũng thể hiện sự tham mưu, và công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả của Cán bộ Giáo viên nhà trường, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Về đội ngũ giáo viên: Nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là điều tất yếu, trình độ tin học được nâng lên, cán bộ giáo viên nhà trường đã có những ứng dụng mạnh mẽ, thiết thực trong công tác soạn giảng; sử dụng phần mềm trong soạn giảng. Đã thiết kế được nhiều trò chơi, câu chuyện hoàn chỉnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như các nguồn tài liệu mở để làm tư liệu xây dựng bài giảng. Qua hội thi thiết kế bài giảng trên phần mềm e-Learning của Phòng Giáo dục & Đào tạo Yên Lạc nhà trường có 2 giáo án được chọn dự thi cấp tỉnh. Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Số cán bộ, giáo viên có địa chỉ email 10 13 20 26 Số cán bộ, giáo viên có trình độ Tin học B trở lên 10 10 20 26 Số cán bộ, giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT 5 8 19 24 Số bài giảng có ứng dụng CNTT 135 350 865 1680 Năm học 2012-2013: 100% giáo viên có trình độ tin học B, 100% có địa chỉ email và biết khai thác dữ liệu trên mạng; 92% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong đó 60% có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng vả linh hoạt khi ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. 2.3. Kết quả trên trẻ: Năm học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Số lớp thường xuyên được ứng dụng CNTT 8/15= 53% 10/16 = 62,5% 14/19 = 73,6% 19/19= 100% Tỷ lệ trẻ được làm quen với phần mềm Kidsmarts 50% 65% 80% 100% Tỷ lệ trẻ sử dụng chuột thành thạo và biết chuyển TC theo yêu cầu 80% 85% 85% 95% Tỷ lệ trẻ biết trao đổi với bạn khi chơi 50% 70% 85% 90% Tỷ lệ trẻ có sáng tạo khi tạo sản phẩm trên máy tính 30% 45% 60% 75% Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Trong số các nguồn tài nguyên, tài nguyên quý nhất là thông tin, nó không mất đi mà càng nhiều người sử dụng lại càng giàu lên. Vì thế, người làm giáo dục nên hướng đến những mặt tốt mà CNTT mang lại. Với xu thế phát triển của công nghệ internet hiện nay, phát triển CNTT chính là thúc đẩy chúng ta phải đổi mới giáo dục. Nếu có người thầy giỏi cộng với sự hỗ trợ của CNTT, thì hiệu quả trong giảng dạy sẽ rất cao. Sự đổi mới phải được thực hiện toàn diện từ việc quản lý đến phương pháp. Từ đó mới hy vọng sẽ thay đổi bộ mặt CNTT trong giáo dục. Ứng dụng CNTT vào đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trẻ mầm non là điều tất yếu, sau thời gian nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tôi khẳng định về việc ứng dụng CNTT trong GDMN là vô cùng hữu ích, nó giúp cho giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, trọng tâm là phương pháp dạy học lấy trẻ là trung tâm. Qua đó giúp GV linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung trong mỗi chủ đề phù hợp với chủ đề, phù hợp với sự phát triển và hứng thú của trẻ. Giúp giáo viên đỡ tốn thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học, bài giảng sau thiết kế được lưu giữ trên máy tính, USB, lưu giữ trên mạng nên khó có thể bị mất. GV có thể chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với các nhà quản lý, để ứng dụng CNTT vào công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân người quản lý phải có một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng. Với sự hỗ trợ của máy vi tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại đến với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh ngiệm hiểu biết của mình. Tuy nhiên, nhà trường cũng xác định rõ: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ không phải là điều kiện đủ của đổi mới phương pháp làm việc. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình công tác giáo dục. Để đội ngũ đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng sử dụng tin học, mạng Internet thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu phục vụ thiết thực, xác đáng trong công việc, không lạm dụng quá vào công việc khác như vui chơi, giải trí, lang thang, du ngoạn trên mạng. Cũng không nên lạm dụng, ứng dụng CNTT tràn lan mà các giờ dạy vẫn phải khai thác tối đa đồ dùng có sẵn hoặc sản phẩm của trẻ. Ứng dụng CNTT mà trẻ vẫn được sử dụng đồ dùng trực quan, được tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm. 2. Đề xuất - Kiến nghị : Để ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục Mầm non được hiệu quả tôi xin đề xuất: Các cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như đầu tư các phần mềm ứng dụng cho các trường Mầm non. Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên được bồi dưỡng tập huấn kiến thức về CNTT, được tham quan học tập những mô hình điểm về ứng dụng CNTT để học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. Trên đây là một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, kính mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Tề Lỗ, ngày 15 tháng 04 năm 2013 Người viết ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH

File đính kèm:

  • docNang cao hieu qua ung dung CNTT vao cong tac cham soc giao duc tre Mam non.doc