Đúng vậy, xây dựng nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ cực kì quan trọng của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm nặng nề hàng đầu được đặt trên vai ngành giáo dục. Như nghị quyết Trung ương 2 đã đề ra: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học là mục tiêu phát triển giáo dục bậc Tiểu học từ nay đến năm 2020”
Trong nhà trường Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, cùng với các môn học khác, môn Toán có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc góp phần giáo dục đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Quá trình dạy học toán trong chương trình Tiểu học được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
Ở giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán một cách khái quát hơn, tường minh hơn. Ở giai đoạn này không quá nhấn mạnh lí thuyết và tính hàn lâm như trước mà chương trình tinh giản nội dung, tăng hoạt động thực hành vận dụng.
20 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học là mục tiêu phát triển giáo dục bậc Tiểu học từ nay đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi nhằm củng cố một nội dung toán học mà học sinh cần phải lĩnh hội.
- Cách thực hiện trò chơi cần dễ dàng, thoải mái, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia và gây hứng thú cho học sinh.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian cho phép, mang tính chất vừa phải, đúng lúc, cân đối với hoạt động khác của tiết dạy.
- Thông qua trò chơi đánh giá được kết quả học tập, động viên được học sinh thi đua học tốt.
CHƯƠNG II
CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
A- MỤC TIÊU
Đối với học sinh Tiểu học, vốn sống còn nghèo, khả năng tư duy còn hạn chế nhiều khi chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập của mình nên số học sinh có kết quả học lực yếu vẫn còn. Đây là nỗi lo của những thầy cô trực tiếp đứng lớp. Để khắc phục, giáo viên chúng ta cần thực hiện tốt môi trường sư phạm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Phát triển sự nghiệp giáo dục cần nâng cao dân trí, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm”. Từ đó phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh nhằm nâng cao về số lượng và chất lượng.
Trong thực tế, ta thấy tổ chức trò chơi toán học để học sinh hưởng ứng tham gia, các em sẽ năng động hơn, đoàn kết, tạo môi trường thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa giáo viên và học sinh. Mặt khác, nó sẽ góp phần cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trí tưởng tượng và giúp cho học sinh nhớ kiến thức vững chắc hơn.
B. CÁC TRÒ CHƠI
1. Trò chơi : Chiếc nón kì diệu
a. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết và đọc phân số.
b. Chuẩn bị
- Một bàn quay số và các thẻ ghi số tự nhiên.
c. Cách chơi:
- Chia lớp thành 4 đội, đại diện mỗi đội 1 em lên thực hiện trò chơi.
- Một học sinh lên quay vòng số. Vòng số dừng lại số nào thì ghi phân số ra bảng và đọc phân số đó. Cờ màu xanh biểu thị tử số, cờ màu đỏ biểu thị mẫu số. Ghi đúng và đọc đúng phân số thì được 10 điểm.
Ví dụ:
Cờ màu xanh chỉ số 10. Cờ màu đỏ chỉ số 13. Vậy phân số đó là .
- Nếu trúng vào ô mất lượt thì dừng lại cuộc chơi và nhường lượt quay cho người khác.
- Nếu trúng vào ô có phần thưởng thì được thưởng một món quà và được quyền quay tiếp. Đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
- Tuỳ theo thời gian mà giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi.
2. Trò chơi : Chú thỏ khó tính
a. Mục tiêu:
- Củng cố phân số bằng nhau. Rút gọn phân số. Quy đồng mẫu số.
b. Chuẩn bị:
- Hình cắt một chú thỏ.
- 10 củ cà rốt đính thẻ ghi số và bông hoa yêu cầu.
- Bảng nỉ hay bảng cài, kẹp giấy.
c. Cách chơi:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xung phong tìm các củ cà rốt mà chú thỏ thích ăn (theo điều kiện khác nhau) đặt phía trên. Hoa yêu cầu đặt trên tay chú thỏ.
- Có thể tổ chức cho học sinh thi tiếp sức giữa hai đội.
- Đội nào thực hiện đúng, nhanh đội đó chiến thắng.
3. Trò chơi : Câu cá
a.Mục tiêu:
- Củng cố so sánh phân số với 1.
- So sánh hai phân số khác mẫu số.
b. Chuẩn bị:
- Hình cá cắt rời (trên có dây móc nỉ) 20 con.
- Cần câu làm bằng thanh tre và gắn nam châm.
- Các thẻ số, thẻ yêu cầu và kẹp giấy.
- Thẻ yêu cầu học sinh thực hiện.
c. Cách chơi:
- Giáo viên tạo tình huống tuỳ theo trình độ của học sinh.
- Đặt úp lưng cá có mang thẻ xuống bàn và yêu cầu trên bảng nỉ.
- Trong nhóm học sinh thay phiên nhau câu cá. Khi câu lên một con cá, cả nhóm phải xem thẻ số trên mình cá này để quyết định bạn mình có thể có được con cá đó hay không, nếu được bạn đính vào yêu cầu đúng và chuyền cần câu cho bạn khác.
- Đội nào có nhiều cá nhất là đội thắng cuộc.
4. Trò chơi : Gà con tìm mẹ.
a. Mục tiêu:
- Củng cố các phép tính phân số.
b. Chuẩn bị:
- Hình cắt những con gà mái và các chú gà con.
- Các thẻ ghi số.
- Bảng nỉ hoặc bảng cài, kẹp giấy.
c. Cách chơi:
- Giáo viên nêu tình huống: Có các chú gà con bị lạc mẹ, các em hãy giúp những chú gà con này về với mẹ.
- Hai đội chơi, mỗi đội 4 em. Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên đưa những chú gà con có mang phép tính về với gà mẹ có kết quả của phép tính rồi nhanh chóng về chạm vai bạn thứ hai, bạn thứ hai lên thực hiện. Cứ như thế cho đến bạn cuối cùng. Đội nào làm đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Cả lớp tuyên dương.
5. Trò chơi : Hái quả
a. Mục tiêu:
- Củng cố tìm phân số của một số.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên vẽ 2 cây và đính mỗi cây 30 quả.
- Hai chiếc giỏ
c. Cách chơi
- Giáo viên đính 2 cây quả lên bảng và học sinh hái quả theo yêu cầu của giáo viên bỏ vào giỏ.
- Hai đội cử đại diện lên hái quả. Đội nào hái đúng và nhanh tuyên dương.
Ví dụ: Trong trường hợp này yêu cầu học sinh hái số quả có ở trên cây (lượt 1).
Lượt 2: Yêu cầu học sinh hái số quả còn lại.
6. Trò chơi: Đi chợ
a. Mục tiêu
- Củng cố bài sau tiết hoặc kiểm tra bài cũ.
b.Chuẩn bị:
- Một bức tranh có rất nhiều loại quả thực phẩm được cắt rời ra và ép nhựa có ghi yêu cầu phía sau của thực phẩm đó.
Ví dụ: Cua, tôm, cá, cà rốt, su hào, cam, chuối, táo
c. Cách chơi:
Cho 1 học sinh làm quản trò.
- Quản trò hô: Đi chợ! Đi chợ!
- Cả lớp: Mua gì? Mua gì?
- Quản trò: Mời bạn Lan mua 1 con cá về nấu chua.
Một học sinh lên gỡ con cá và lật ra phía sau thực hiện yêu cầu bài tập. Cả lớp quan sát, nhận xét. Nếu đúng, cả lớp tuyên dương và có quyền mời một bạn mà em thích.
- Bạn Lan hô: Đi chợ! Đi chợ!
- Cả lớp: Mua gì? Mua gì?
- Bạn Lan: Mời bạn Hương lên thực hiện yêu cầu như trên
- Kết thúc trò chơi theo thời gian qui định.
7. Trò chơi đi tìm kho báu
a.Mục tiêu:
- Củng cố các bài toán dạng test.
b. Chuẩn bị:
- Các hình dãy núi cắt rời và các thẻ ghi đáp án để phía sau dãy núi đó.
- Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập.
c. Cách chơi:
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập ở bảng phụ.
- Đại diện mỗi nhóm 1 em (4 nhóm) lên giành quyền ưu tiên đi trước.
- Học sinh nào giành quyền ưu tiên thì chọn một trong 4 dãy núi và rút kết quả ở phía sau ra và tìm xem kết quả đúng thì hô lệnh “Tôi tìm được kho báu rồi” thì thắng cuộc, trò chơi kết thúc. Nếu kết quả sai thì hô: “ Tôi chưa tìm được kho báu” thì mất lượt chơi nhường cho đội bạn.
CHƯƠNG III
HƯỚNG DẪN LÀM PHƯƠNG TIỆN VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI
1. Hướng dẫn làm một số phương tiện phục vụ các trò chơi
1.1 Trò chơi: Chiếc nón kì diệu
Vật liệu:
+ Dùng một tấm bìa cứng (bìa lịch lốc) cắt tròn và chia 12 phần bằng nhau. Dùng một cái vòi xe đạp đục thủng ở tâm.
+ Dùng một tấm gỗ cứng đóng 1 cây đinh ngay giữa và làm 2 cây cờ.
+ Các thẻ ghi số làm bằng giấy bìa ép nhựa.
1.2 Trò chơi: Chú thỏ khó tính
Chuẩn bị cho một bộ trò chơi
Hình chú thỏ được cắt trên giấy bìa tô màu
- Các củ cà rốt, thẻ ghi phép tính, hoa yêu cầu
- Tất cả các hình trên tô màu, ép nhựa.
1.3 Trò chơi: Câu cá
- Vật liệu sử dụng: Hình cá làm bằng giấy bìa màu, các thẻ gắn số gắn kẹp giấy, các hình cá và thẻ số được ép nhựa.
- Cần câu: Dùng một thân tre nhỏ và sợi dây 1 dầu gắn nam châm
1.4 Trò chơi: Gà con tìm mẹ
- Vật liệu sử dụng
+ Hình gà mái, gà con làm bằng giấy bìa màu, các thẻ số gắn kẹp giấy.
+ Tất cả các hình trên đều ép nhựa
Lưu ý: Nếu tất cả các chú gà ép nhựa, không cần các thẻ ghi số chỉ dùng bút dạ ghi phép tính và số lên các chú gà con, gà mái.
1.5. Trò chơi: Hái quả
Chuẩn bị: 1 bộ đồ dùng học tập
+ Vẽ hình 1 cây lên giấy roki
+ Một cái giở đựng quả: 30 quả cam được tô màu và cắt rời ra ép nhựa.
Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link.
Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link.
Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link.
1.6 Trò chơi: Đi chợ
- Vật liệu: Vẽ các hình thực phẩm tô màu và ép nhựa đính lên tấm bìa được cắt bằng mút bitis
1.7 Trò chơi : Đi tìm kho báu
- Vẽ một bức tranh của rừng núi.
- 4 dãy núi được cắt rời ra và đính vào tranh.
- Các thẻ ghi số ép nhựa.
2. Kết quả đạt được
Qua một thời gian áp dụng các trò chơi vào dạy học Toán, tôi thấy chất lượng ở lớp tôi tiến bộ rõ rệt. Các em học sinh lớp tôi từ chỗ ít hứng thú với môn Toán giờ đây say sưa, phấn khởi, yêu thích mong chờ tiết Toán.
Kết quả (năm học 2006-2007)
Thời gian
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Kiểm tra giữa kì I
6
15
28
70
5
12,5
1
2,5
Kiểm tra cuối kì I
10
25
26
65
4
10
0
0
Kiểm tra giữa kì II
14
35
24
60
2
5
0
0
Kiểm tra cuối kì II
20
50
19
47,5
1
2,5
0
0
PHẦN C - KẾT LUẬN
I. TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Dạy học cho tất cả học sinh đều làm việc là một trong những định hướng quan trọng của việc “Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học” Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiến hành các trò chơi, tôi thấy các em theo dõi rất chăm chỉ, chú ý và tham gia rất nhiệt tình, sinh động. Các bài tập các em đều làm đầy đủ và đạt kết quả cao. Khi học sinh nắm được nội dung bài học qua các trò chơi sinh động, một hệ thống bài tập vừa sức đã thu hút học sinh, giúp các em hứng thú học tập. Các kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, tưởng tượng của học sinh đã giúp cho các em hiểu, nhớ và vận dụng vào việc giải bài tập.
Ở các bài tập Toán lớp 4, tôi đã vận dụng một số trò chơi vào tiết học và trình bày bảng rõ ràng. Với mong muốn, sau khi tham gia các trò chơi Toán học, các em sẽ giải các bài tập Toán một cách dễ dàng. Tôi hy vọng học sinh nắm vững các dạng bài tập và làm tốt các bài tập. Kết quả thi từng giai đoạn sẽ khả quan hơn các năm qua.
II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Muốn nâng cao chất lượng học tập cần có thời gian xem bài, củng cố luyện tập thường xuyên.
- Đối với giáo viên: Phải học hỏi, tham khảo nhiều về chuyên môn, phương pháp giải bài tập để làm phong phú thêm phương pháp và nội dung giảng dạy. Cần chuẩn bị tốt các đồ dùng phục vụ việc dạy và học. Ngoài ra cần có những buổi họp mặt, trao đổi kinh nghiệm trong khối, giúp cho việc dạy ngày càng có chiều hướng tốt hơn.
- Đối với học sinh: Động viên các em siêng năng học tập, rèn luyện kĩ năng sau khi tiếp thu kiến thức mới.
File đính kèm:
- SKKN THIET KE TROI CHOI DE DAY PHAN SO LOP 4.doc