Mười thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Từ đánh giá hàm lượng chì và các độc tố trong nước cũng như bụi phóng xạ phát tán trong không khí, Viện Blacksmith đã đưa ra danh sách mười thành phố có môi trường bị ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lâm Phần, Trung Quốc

Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 3 triệu.

Chất gây ô nhiễm: Than và bụi.

Nguồn gây ô nhiễm: Ô tô và các cơ sở công nghiệp.

Thành phố đầy bụi bồ hóng này thuộc tỉnh Thiểm Tây, vành đai mỏ than của Trung Quốc. Các mỏ than, kể cả than “thổ phỉ”, nằm rải rác quanh Lâm Phần và không khí đầy bụi than. Ở đây, người dân không dám phơi quần áo ngoài trời, bởi vì đồ trắng sẽ bị chuyển sang màu đen.

Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia của Trung Quốc cho biết, không khí ở Lâm Phần ô nhiễm nhất nước. Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá, 16 trong tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới là ở Trung Quốc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mười thành phố ô nhiễm nhất thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mười thành phố ô nhiễm nhất thế giới Từ đánh giá hàm lượng chì và các độc tố trong nước cũng như bụi phóng xạ phát tán trong không khí, Viện Blacksmith đã đưa ra danh sách mười thành phố có môi trường bị ô nhiễm nhất trên thế giới. Lâm Phần, Trung Quốc Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 3 triệu. Chất gây ô nhiễm: Than và bụi. Nguồn gây ô nhiễm: Ô tô và các cơ sở công nghiệp. Thành phố đầy bụi bồ hóng này thuộc tỉnh Thiểm Tây, vành đai mỏ than của Trung Quốc. Các mỏ than, kể cả than “thổ phỉ”, nằm rải rác quanh Lâm Phần và không khí đầy bụi than. Ở đây, người dân không dám phơi quần áo ngoài trời, bởi vì đồ trắng sẽ bị chuyển sang màu đen. Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia của Trung Quốc cho biết, không khí ở Lâm Phần ô nhiễm nhất nước. Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá, 16 trong tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới là ở Trung Quốc. Thiên Tân, Trung Quốc TP Thiên Tân. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 140 nghìn. Chất gây ô nhiễm: Chì và các kim loại nặng khác. Nguồn gây ô nhiễm: Mỏ và công nghiệp chế biến. Thiên Tân là nơi sản xuất hơn một nửa lượng chì cho Trung Quốc. Do công nghệ thấp và quản lý kém, một lượng lớn kim loại độc hại này đã thoát ra môi trường đất và nước của Thiên Tân, và sau đó nhiễm vào máu của trẻ em, có thể làm giảm chỉ số thông minh của các em. Lượng chì tìm thấy trong lúa mì trồng ở đây cao gấp 24 lần tiêu chuẩn cho phép của Trung Quốc, mà tiêu chuẩn này còn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn của Mỹ. Sukinda, Ấn Độ Những người phụ nữ Sukinda kéo nước giếng. Nước ngầm ở đây được cho là đã nhiễm crôm. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 2,6 triệu. Chất gây ô nhiễm: Crôm hoá trị sáu và các kim loại khác. Nguồn gây ô nhiễm: Mỏ crôm và công nghiệp chế biến. Crôm hoá trị sáu là kim loại nặng thô dùng trong quá trình sản xuất thép không gỉ và thuộc da. Chất này sẽ gây ung thư nếu hít hoặc nuốt phải. Ở Sukinda, nơi có một trong những mỏ crôm lộ thiên lớn nhất thế giới, 60% nước uống bị nhiễm crôm hoá trị sáu ở mức cao gấp hai lần so với tiêu chuẩn quốc tế. Một nhóm y tế của Ấn Độ ước tính, 84,75% số người chết ở khu mỏ này đều liên quan đến các bệnh do crôm gây ra. Nhưng hiện chưa có nỗ lực nào để giảm ô nhiễm. Vapi, Ấn Độ Các nhân viên thuộc tổ chức Hoà Bình xanh đang thu thập mẫu từ nguồn nước do Khu công nghiệp Vapi thải ra sông Damanganga. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 71 nghìn người. Chất gây ô nhiễm: Hoá chất và kim loại nặng. Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở công nghiệp. Nếu môi trường Ấn Độ có trong lành hơn so với môi trường của nước láng giềng Trung Quốc chút nào thì đó là do nước này phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều. Nhưng thực tế đang thay đổi, bắt đầu từ nơi như Vapi, thành phố nằm cuối vành đai các khu công nghiệp kéo dài 400km của nước này. Với người dân Vapi, cái giá của sự tăng trưởng rất đắt: theo điều tra, hàm lượng thuỷ ngân trong nước ngầm của thành phố cao hơn 96 lần so với tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các kim loại nặng bị phát tán vào không khí và nhiễm vào các sản phẩm của địa phương. La Oroya, Peru Việc khai thác và chế biến khoáng sản đã làm cho hàm lượng chì nhiễm vào máu của trẻ em ở TP La Oroya cao ở mức đáng ngại. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 35 nghìn người Chất gây ô nhiễm: Chì, đồng, kẽm và sulfur dioxide Nguồn gây ô nhiễm: Các mỏ khai thác kim loại nặng và các cơ sở chế biến Chì là chất gây ô nhiễm được nói đến nhiều nhất trong danh sách của Viện Blacksmith bởi vì tác hại của nó đối với trẻ em có thể rất nghiêm trọng. Ở La Oroya, một thành phố mỏ của Peru, 99% số trẻ em có hàm lượng chì nhiễm vào máu vượt quá mức cho phép, do các cơ sở nấu kim loại của những ông chủ người Mỹ đã làm ô nhiễm thành phố này từ những năm 1922. Theo một cuộc khảo sát từ năm 1999, hàm lượng chì trung bình ở đây cao gấp ba lần so với giới hạn cho phép của WHO. Ngay cả sau khi lượng chì phát tán vào không khí từ các cơ sở nấu kim loại đã giảm thì chì sẽ vẫn còn tồn tại trong đất của thành phố hàng thế kỷ nữa. Vậy mà gần đây chưa thấy có kế hoạch nào nhằm xử lý vấn đề này. Dzerzhinsk, Nga Nhà máy Kaprolaktam của công ty cổ phần Sibur-Neftekhim tại thành phố Dzerzhinsk. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 300 nghìn. Chất gây ô nhiễm: Các hóa chất và các sản phẩm phụ độc hại, trong đó có sarin và khí VX. Nguồn gây ô nhiễm: Việc sản xuất vũ khí hóa học từ thời Chiến tranh lạnh. Các chương trình sản xuất vũ khí từ thời Chiến tranh lạnh đã để lại những “điểm đen” về môi trường trên toàn Liên bang Xô-viết trước đây, nhưng cho tới nay Dzerzhinsk bị ô nhiễm nặng nhất. Cơ quan môi trường của thành phố này ước tính có gần 300 nghìn tấn chất thải hóa học - trong đó có một số chất độc gây hại thần kinh, hết sức nguy hiểm đối với con người - được tiêu hủy không đúng cách từ những năm 1930 đến 1998. Hệ thống nước của thành phố này có nhiều chỗ bị nhiễm dioxin và phenol ở mức mà có tin cho biết là cao gấp 17 triệu lần mức an toàn. Sách Kỷ lục Guinness thế giới đã nêu tên Dzerzhinsk là thành phố bị ô nhiễm hóa chất nặng nhất trên toàn thế giới, và vào năm 2003, tỷ lệ chết tại thành phố này cao hơn 260% so với tỷ lệ sinh. Norilsk, Nga Lò nấu nickel Nadezhda phun khói trên bể nước công nghiệp gần Norilsk. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 134 nghìn. Chất gây ô nhiễm: Chất gây ô nhiễm không khí - các chất hạt, sulfur dioxide, các kim loại nặng, phenol. Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở lớn khai thác, chế biến kim loại và nickel. Norilsk được thành lập vào năm 1935 như một trại lao động khổ sai ở Siberia. Đây là nơi có các tổ hợp nấu kim loại nặng lớn nhất thế giới; hơn 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, nickel, thạch tín, selenium và thiếc được khai thác mỗi năm. Các mẫu không khí tại đây cho thấy hàm lượng đồng và nickel vượt quá mức tối đa cho phép, và tỷ lệ tử vong do các căn bệnh về đường hô hấp của người dân ở khu vực này cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên toàn nước Nga. Đất đai tại đây rất khô cằn. Chernobyl, Ukraine Một ngôi nhà bị bỏ hoang trong một khu vực cấm vào quanh lò phản ứng hạt nhân Chernobyl. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: Ước tính sơ bộ là 5,5 triệu người. Chất gây ô nhiễm: Phóng xạ Nguồn gây ô nhiễm: Phóng xạ hạt nhân. Khi nhà máy Chernobyl gặp sự cố vào ngày 26-4-1986, nhà máy này đã làm phát tán ra không trung lượng phóng xạ cao gấp 100 lần lượng phóng xạ phát ra từ hai quả bom hạt nhân thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày nay, khu vực cấm có bán kính 30 km quanh nhà máy này vẫn không thể ở được; và trong thời gian từ năm 1992 đến 2003, hơn 4000 trẻ em trên toàn nước Nga, Ukraine và Belarus từng sống ở khu vực bị phóng xạ này đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Các chuyên gia cho rằng nơi đây sẽ bị ô nhiễm trong hàng chục nghìn năm nữa. May mắn là người ta đang tiến hành việc ngăn chặn không để tiếp tục xảy ra phát tán phóng xạ từ nhà máy hạt nhân này. Sumgayit, Azerbaijan Tại một khu công nghiệp ở Sumgayit. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 275 nghìn. Chất gây ô nhiễm: Các hóa chất hữu cơ, dầu mỏ và các kim loại nặng. Nguồn gây ô nhiễm: Các tổ hợp công nghiệp và hóa dầu. Nhiều nhà máy ở Sumgayit từng được ca ngợi là có thể “sửa chữa” những sai lầm của tự nhiên, lại là nơi gây ô nhiễm lớn đối với môi trường. Những nhà máy này khi hoạt động đã thải vào không trung khoảng 120 nghìn tấn chất độc hại, trong đó có thủy ngân. Hầu hết các nhà máy này đã đóng cửa, nhưng các chất ô nhiễm vẫn còn tồn tại. Kabwe, Zambia Nhiều thanh niên đang tìm kim loại tại một mỏ chì bị bỏ hoang ở Kabwe, Zambia. Số người có nguy cơ bị ảnh hưởng: 255 nghìn. Chất gây ô nhiễm: Chì và cadmium. Nguồn gây ô nhiễm: Việc khai thác và chế biến chì. Khi các mỏ giàu trữ lượng chì được phát hiện gần Kabwe vào năm 1902, Zambia là thuộc địa của Anh, được gọi là Northern Rhodesia, và hầu như chẳng có ai quan tâm về ảnh hưởng mà kim loại độc hại này có thể gây ra đối với người bản xứ. Đáng buồn, từ đó đến nay hầu như không có sự cải thiện đáng kể nào trong lĩnh vực này, và cho dù các mỏ chì và các lò nấu không còn hoạt động nữa, hàm lượng chì tại Kabwe vẫn rất cao. Trung bình, hàm lượng chì có trong máu trẻ em ở đây cao gấp năm đến 10 lần mức chấp nhận được do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đưa ra, và thậm chí có thể cao tới mức có thể gây tử vong. Gần đây, Ngân hàng Thế giới đã tài trợ 40 triệu USD cho một dự án “làm sạch” khu vực này.

File đính kèm:

  • doc10 THANH PHO O NHIEM NHAT THE GIOI.doc
Giáo án liên quan