Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
“1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
3) Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 55922 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục tiêu môn tiếng việt tiểu học nguyên tác xây dựng chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm hình thành cho HS những kĩ năng, kĩ xảo về ngôn ngữ và các thao tác tư duy. Mục tiêu dạy học sẽ chi phối việc lựa chọn dạy những gì thiết thực đối với trẻ em. Môn học Tiếng Việt cần đảm bảo cho HS những mẫu đúng đắn của ngôn ngữ văn hoá, giáo dục cho HS văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng, hiểu biết, tình cảm của mình một cách, chính xác và biểu cảm.
Quan niệm về mục tiêu môn học khác nhau là cơ sở để đề xuất chương trình khác nhau. Nếu mục tiêu cơ bản của dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là hình thành và phát triển kĩ năng kĩ xảo hoạt động lời nói cho HS thì cần phải biết lựa chọn những tài liệu lí thuyết đủ trang bị cho các em nắm những kĩ năng chính âm, chính tả, ngữ pháp.
2.3. Căn cứ thành tựu của các khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và phương pháp dạy học
Mấy chục năm qua, Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Tâm lý học, Giáo dục học và phương pháp dạy tiếng đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng một chương trình Tiếng Việt tiểu học mới. Về ngôn ngữ học, việt ngữ học, xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu Tiếng Việt theo quan điểm hành chức, nghiên cứu ngôn ngữ và Tiếng Việt trong giao tiếp đã được chú ý, dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học bên cạnh xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống, theo cấu trúc. Các thành tựu nghiên cứu về lý thuyết hội thoại, về giao tiếp ngôn ngữ… đã mang lại những cơ sở vững chắc cho sự phát triển phương pháp dạy học tiếng trong giao tiếp và bằng giao tiếp.
Về mặt tâm lý học, giáo dục học, việc xác định vai trò chủ động tích cực của người học trong quá trình dạy học, trong việc phát triển nhân cách và trí tuệ của người học đã dẫn tới sự nhấn mạnh về phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề, chuyển từ cách học thụ động nặng về ghi nhớ sang cách học chủ động kết hợp ghi nhớ với hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.
2.4. Sự kế thừa các thành tựu dạy Tiếng Việt trong những năm qua và tiếp thu kinh nghiệm dạy tiếng mẹ đẻ của thế giới
Một thế kỉ qua, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Tám, việc sử dụng Tiếng Việt ở nước ta đã có những bước tiến quan trọng và đạt được những thành tựu to lớn. Chữ quốc ngữ đã trở thành phương tiện văn tự chính để ghi Tiếng Việt. Tiếng Việt được dùng chính thức trong nhà trường, trong các văn bản hành chính, công vụ, trong khoa học, văn học nghệ thuật…
Trong nhà trường, từ chỗ không có chương trình dạy Tiếng Việt, đến thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX, chúng ta đã có hai, ba chương trình, đáp ứng từng giai đoạn khác nhau của giáo dục nước nhà. Mỗi chương trình hướng tới một loại đối tượng (chương trình Tiếng Việt cho học sinh người Việt, chương trình Tiếng Việt cho học sinh các dân tộc vùng khó khăn, chương trình Tiếng Việt thực nghiệm của Công nghệ giáo dục…). Chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2000 (được điều chỉnh theo Quyết định 16/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa tất cả những ưu điểm của các chương trình và sách giáo khoa đã có trước đây.
Mặt khác, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học – 2006 cũng tiếp thu nhiều kinh nghiệm và thành tựu dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới.
2.5 Căn cứ điều kiện dạy học ở tiểu học hiện nay trên phạm vi cả nước
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học … Những điều kiện này ở các vùng khác nhau rất không đồng đều, có nhiều nơi trường lớp chưa đủ, các thiết bị dạy học Tiếng Việt còn thiếu, giáo viên trình độ thấp…. Những điều này cần được tính toán đầy đủ khi xây dựng chương trình.
3. Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt
3.1. Nguyên tắc khoa học
Nguyên tắc khoa học đòi hỏi môn Tiếng Việt phải đảm bảo tính chính xác, hiện đại nội dung dạy học. Nguyên tắc này cần được xem xét trong mối quan hệ với nguyên tắc vừa sức. Cấu tạo chương trình phải phù hợp logíc phát triển của khoa học Tiếng Việt, đồng thời hệ thống các tri thức của môn học, trật tự sắp xếp các tài liệu theo từng lớp học phải phù hợp lôgíc phát triển tâm lí và khả năng nhận thức của HS.
Nguyên tắc khoa học yêu cầu về tính hệ thống đảm bảo cho sự kế thừa và phát triển tri thức, kĩ năng kĩ xảo, xác định rõ những mối quan hệ khác nhau không chỉ đối với cái mới mà còn đối với tri thức cũ như là yếu tố của một hệ thống trọn vẹn và thống nhất.
Nguyên tắc sư phạm
Nguyên tắc sư phạm đòi hỏi chương trình môn học phải thống nhất với mục tiêu giáo dục chung, đích cuối cùng là hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới. Chương trình Tiếng Việt, các ngữ liệu, nội dung văn bản lựa chọn phải hướng tới giáo dục và hình thành nhân cách cho HS.
Nguyên tắc sư phạm nói về tính vừa sức của chương trình phải phù hợp với tâm lí nhận thức của HS tiểu học.
Nguyên tắc thực tiễn
Nguyên tắc thực tiễn đòi hỏi việc xây dựng chương trình Tiếng Việt phải tính toán đầy đủ điều kiện dạy học cụ thể ở từng địa phương trên toàn quốc. Chương trình phải xác định được chuẩn tối thiểu của môn học, đồng thời phải có sự mềm dẻo nhất định để có khả năng thực thi ở các vùng miền khác nhau.
4. Nguyên tắc biên soạn và tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt
4.1 Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt
4.1.1 Nguyên tắc giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”, SGK Tiếng Việt lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí mã (phát thông tin) trong ngôn ngữ. Mỗi hành vi đều có thể thực hiện bằng hai hình thức khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết).
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn như:
-Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói.
-Phân môn Luyện từ và câu, cung cấp kiến thức về Tiếng Việt, rèn cả 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
-Phân môn Chính tả rèn kĩ năng viết và nghe.
-Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết.
-Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói và nghe.
-Phân môn Tập làm văn rèn tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.
Sách giáo khoa dạy cho học sinh nhiều kĩ năng phục vụ giao tiếp thông thường, chẳng hạn:
-Các nghi thức lời nói như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, không đồng ý, từ chối…
-Các kĩ năng giao tiếp trong cộng đồng (viết thư, gọi điện, viết đơn, phát biểu, điều khiển cuộc họp...).
Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
4.1.2 Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, sách giáo khoa đã tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội thông qua các chủ điểm học tập theo nguyên tắc đồng quy. Bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc, bài học theo chủ điểm, sách giáo khoa dắt dẫn học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời mở rộng cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình.
Ở lớp 1, học sinh được học theo các chủ điểm tương đối rộng: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên và Đất nước. Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ hơn. Thí dụ: chủ điểm Nhà trường và Gia đình ở lớp 2 được chia thành 8 chủ điểm nhỏ: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em, Ông bà, Bạn ở trong nhà. Lớp 3, ngoài các chủ điểm đã học ở lớp 1 và 2, học sinh được tiếp cận với các chủ điểm mới mở rộng hơn như Quê hương, Cộng đồng, Bắc Trung Nam, Ngôi nhà chung, Khoa học, Thể thao, Lễ hội...Việc chia nhỏ các chủ điểm phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ và giúp trẻ duy trì hứng thú học tập, loại trừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khi học một chủ điểm trong một thời gian quá dài.
Các chủ điểm là bộ khung cho cả cuốn sách giáo khoa. Ở lớp 1, thời gian học dành cho mỗi đơn vị học là 1 tuần; các chủ điểm lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy ốc; mỗi lần trở lại là một lần khai thác sâu hơn. Từ lớp 2 trở lên, mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tuần, vòng đồng tâm xoáy ốc thưa hơn. Phải sau một năm, học sinh mới trở lại với chủ điểm đã học.
Tính tích hợp của bộ sách còn thể hiện ở sự gắn bó giữa các bài học trong phân môn học, sự gắn bó các phân môn trong môn học.
4.1.3 Nguyên tắc tích cực hoá hoạt động của học sinh
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình, SGK là đổi mới phương pháp dạy và học: chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy đóng vai trò tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và phát triển.
Theo nguyên tắc tích hoá hoạt động của HS, SGK không trình bày kiến thức như một kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt; còn SGV có nhiệm vụ hướng dẫn thầy cô giáo cách thức cụ thể để tổ chức hoạt động học cho HS.
4.2 Các tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt
4.2.1 Trình bày các kiến thức lí thuyết cơ bản về Tiếng Việt, những quy tắc và các định nghĩa đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, dễ hiểu đối với học sinh.
4.2.2 Góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng cho HS thế giới quan duy vật biện chứng phát triển ở các em tư duy logíc và lòng yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
4.2.3 Đưa vào số lượng vừa đủ bài tập sao cho chúng vừa phong phú, đa dạng vừa có hiệu quả thiết thực và sắp xếp một cách hợp lí.
4.2.4 Sách hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức, nhiều bài đọc mang tính truyện để tăng tính hấp dẫn, làm cho học sinh ham học. Chú trọng vai trò của kênh hình (tranh ảnh, màu sắc).
File đính kèm:
- Muc tieu Tieng viet Tieu hoc Cac can cu.doc