Đề tài Những vấn đề chung về phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học

Để trả lời được câu hỏi phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì, chúng ta cần định vị phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học sư phạm.

Trong tiếng Việt thuật ngữ “phương pháp” được dùng với những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Thứ nhất, “phương pháp” được dùng với nghĩa là “phương pháp luận”chỉ hệ thống, quan điểm, cách thức nghiên cứu của một khoa học nào đó. Ví dụ nói “phương pháp luận biện chứng mácxít là cơ sở của mọi khoa học”. Thứ hai, “phương pháp” được dùng với nghĩa là khoa học về phương pháp giảng dạy mà nhiều tài liệu gọi là “lí luận dạy học bộ môn; giáo học pháp bộ môn hoặc “phương pháp luận dạy học bộ môn”. Thứ ba, “phương pháp” được dùng với nghĩa hẹp hơn, chỉ cách thức tác động lẫn nhau giữa thầy và trò, dưới sự chỉ đạo của thầy hướng đến đạt mục đích học tập. Ở đây chúng ta đang dùng thuật ngữ “phương pháp”với nghĩa thứ hai

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề chung về phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 1.Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì? Để trả lời được câu hỏi phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì, chúng ta cần định vị phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học sư phạm. Trong tiếng Việt thuật ngữ “phương pháp” được dùng với những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Thứ nhất, “phương pháp” được dùng với nghĩa là “phương pháp luận”chỉ hệ thống, quan điểm, cách thức nghiên cứu của một khoa học nào đó. Ví dụ nói “phương pháp luận biện chứng mácxít là cơ sở của mọi khoa học”. Thứ hai, “phương pháp” được dùng với nghĩa là khoa học về phương pháp giảng dạy mà nhiều tài liệu gọi là “lí luận dạy học bộ môn; giáo học pháp bộ môn hoặc “phương pháp luận dạy học bộ môn”. Thứ ba, “phương pháp” được dùng với nghĩa hẹp hơn, chỉ cách thức tác động lẫn nhau giữa thầy và trò, dưới sự chỉ đạo của thầy hướng đến đạt mục đích học tập. Ở đây chúng ta đang dùng thuật ngữ “phương pháp”với nghĩa thứ hai. Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là một bộ phận của khoa học giáo dục ( “khoa học sư phạm” hay “sư phạm học”) là một hệ thống lí thuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Phương pháp dạy học Tiếng Việt bao gồm việc dạy Tiếng Việt cho nhiều đối tượng khác nhau: dạy Tiếng Việt cho người bản ngữ, cho người dân tộc, dạy Tiếng Việt trước tuổi học. Cũng như nhiều ngành khoa học khác, phương pháp dạy học Tiếng Việt là một khoa học trước hết vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể. Mặt khác phương pháp dạy học còn có nhiệm vụ nghiên cứu riêng, có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời nó có các phương pháp nghiên cứu đặc thù. 2.Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.1 Nội dung dạy học Tiếng Việt: Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống Tiếng Việt mà GV truyền tải đến học sinh. Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩ năng về sử dụng Tiếng Việt. Theo Chương trình Tiểu học 2006 (CTTH - 2006), nội dung dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học coi trọng việc dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp HS nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức Tiếng Việt; tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức Tiếng Việt. Ở lớp 1,2,3, tri thức Tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị tri thức quy định cho 3 lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài các khái niệm, quy tắc. Ngược lại, ở các lớp 4, 5 tri thức Tiếng Việt được dạy thành tiết học riêng sắp xếp thành hệ thống (mặc dù chỉ là tri thức sơ giản) và vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. 2.2 Hoạt động dạy của thầy giáo Theo quan điểm dạy học hiện đại, thầy giáo là người điều khiển hoạt động học, hoạt động nhận thức của học sinh, sử dụng các phương tiện dạy học để tổ chức cho HS tiếp cận với các nội dung dạy học, bằng cách đó mà HS được phát triển và hình thành nhân cách. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các điều kiện thiết bị dạy học hiện đại hơn, thầy giáo càng có điều kiện tổ chức cho HS tiếp cận nội dung dạy học một cách hứng thú, có hiệu quả cao. 2.3 Hoạt động học tập của học sinh Cũng theo quan điểm dạy học hiện đại, HS là chủ thể nhận thức, chủ động tiếp thu tri thức bằng việc phát huy vai trò tích cực của mình tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hình thành và phát triển nhân cách dưới sự điều khiển sư phạm của GV. Vì vậy, trong dạy học, thầy giáo phải sử dụng các biện pháp và hình thức linh hoạt để có thể phát huy được hết tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Hoạt động học của HS bao gồm những hoạt động cụ thể: Hoạt động chuẩn bị cho giờ học, hoạt động trong giờ học, tự học ở nhà, hoạt động ngoại khoá,…. Hoạt động của HS được tiến hành dưới sự điều khiển của thầy. Hiệu quả hoạt động của trò là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những phẩm chất đạo đức mà các em đạt được . Do đó, phương pháp dạy học Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến hoạt động trực tiếp của HS mà còn lưu tâm đến kết quả của hoạt động đó . 3.Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt 3.1 Nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt với tư cách là một ngành khoa học 3.1.1 Xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạy học Tiếng Việt. Xét trên bình diện lí luận dạy học, phương pháp dạy học Tiếng Việt là hệ thống những kiến thức về bản chất, cấu trúc, chức năng và quy luật cơ bản của sự chi phối sự vận hành của quá trình dạy học Tiếng Việt, nói cách khác, đó là học thuyết lí giải bản chất của quá trình dạy học Tiếng Việt . Ngoài ra , nó còn hệ thống những phương pháp nghiên cứu khoa học được vận dụng để chiếm lĩnh hệ thống kiến thức mới. Nhiệm vụ cụ thể của việc xây dựng cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt bao gồm: a. Xác định đối tượng, vị trí của phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục. b. Phát hiện ra bản chất của quá trình dạy học Tiếng Việt, cấu trúc chức năng, những quy luật chi phối sự vận hành của nó, từ đó đề ra những nguyên tắc cơ bản điều khiển tối ưu quá trình dạy học. Phương pháp dạy học Tiếng Việt không chỉ là cụ thể hoá những quan điểm giáo dục vào bộ môn cụ thể mà các tài liệu dạy học Tiếng Việt không thể tách rời lí luận dạy học, tâm lí học, ngôn ngữ học,… Các ngành này không thể thay thế cho phần cơ sở riêng của phương pháp. c. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống khái niệm chuyên biệt của phương pháp dạy học Tiếng Việt, góp phần làm giàu khái niệm lí luận dạy học. d. Xây dựng hệ thống PPNC khoa học riêng cho phương pháp dạy học Tiếng Việt. Vận dụng những phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác vào lĩnh vực chuyên biệt của mình như thực nghiệm, thống kê, mô hình hoá,… e. Xác lập các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học Tiếng Việt sao cho việc giải quyết chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bản thân khoa học này. 3.1.2 Xây dựng lí thuyết về môn học Tiếng Việt trong nhà trường a. Nghiên cứu xác định hệ thống mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường học “Dạy học để làm gì?”. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải xây dựng hệ thống tiêu chí nội dung và cách thức đánh giá kết quả dạy môn học mà sản phẩm của nó là “chuẩn trình độ tối thiểu môn Tiếng Việt”. b. Nghiên cứu việc xây dựng môn học Tiếng Việt trong nhà trường “Dạy học cái gì?”. Nội dung môn học Tiếng Việt phải thoả mãn ba yêu cầu sau: - Thoả mãn tối đa đơn đặt hàng của xã hội. - Phản ánh trung thành Việt ngữ hiện đại. - Phù hợp với đặc điểm tâm lí lĩnh hội của HS. c. Nghiên cứu những quy luật mối quan hệ giữa các kiến thức trong nội bộ môn Tiếng Việt. Ví dụ mối quan hệ giữa đọc, viết trong dạy học vần với tập đọc, chính tả… d. Nghiên cứu quy luật mối quan hệ liên môn. Ví dụ mối quan hệ giữa dạy văn với dạy tiếng với dạy tự nhiên, xã hội,… e. Nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể khác của nội dung dạy học Tiếng Việt như: thực hành nghe, đọc, nói, viết; bài tập Tiếng Việt; giáo dục tư tưởng tình cảm trong giờ học Tiếng Việt. 3.1.3 Xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học môn học Tiếng Việt a. Xác định cách thức hoạt động cụ thể trong quá trình dạy học của thầy và trò. b. Xác định hình thức tổ chức dạy học như: giờ lên lớp, thảo luận nhóm, trò chơi đóng vai, tham quan… c. Chỉ dẫn về các phương tiện dạy học như: phương tiện nghe nhìn, băng tiếng, băng hình, đèn chiếu… Việc xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học Tiếng Việt nhằm nghiên cứu hoạt động của thầy và trò, các nhà phương pháp phải soạn thảo các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp dạy học Tiếng Việt, xây dựng hệ thống bài tập, viết tài liệu hướng dẫn cho GV và HS. Các tài liệu này phải được trình bày hệ thống phương pháp xác định nhằm tổ chức hoạt động của thầy và trò.

File đính kèm:

  • docNhung van de chung ve PPDH Tieng viet Tieu hoc.doc
Giáo án liên quan