Mục đích và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm:

 1. Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.

 2. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm.

 3. Đừng dạy học sinh quá tự tin – sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè – chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời – chúng sẽ không được ai chú ý đến; quá ít nói – chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc – chúng sẽ bị khước từ; quá tốt bụng – chúng sẽ bị bắt nạt.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục đích và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm:, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Mục đích và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm:      1. Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.      2. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm.      3. Đừng dạy học sinh quá tự tin – sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè – chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời – chúng sẽ không được ai chú ý đến; quá ít nói – chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc – chúng sẽ bị khước từ; quá tốt bụng – chúng sẽ bị bắt nạt. Trong giờ học:      4. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ tất cả những thất bại của chúng.      5. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.     6. Đừng đòi hỏi một “kỉ luật lí tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.     7. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao trí thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu.     8. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.     9. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.    10. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.    11. Hãy nhớ rằng trên lớp trẻ em cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. Ứng xử với học sinh:     12. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.     13. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chia vui, buồn thì động viên.     14. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.     15. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi vọng.      16. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.     17. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối và đánh nhau. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.     18. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh , kiên trì và mềm mỏng. Ứng xử với cha mẹ học sinh:     19. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập của trẻ.     20. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.

File đính kèm:

  • docnhung dieu GVCN can luu y.doc