Một vài nét về APEC

APEC ra đời vào tháng 11/1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Mỹ.

Năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; năm 1993 có thêm Mexico, Papua New Ghine, năm 1994 có thêm Chile; năm 1998 có thêm Việt Nam, Liên bang Nga và Peru.

So với toàn thế giới, APEC có vị trí quan trọng, diện tích chiếm 46%, dân số chiếm 41,2%, mật độ dân số bằng 89,8%, GDP chiếm 57,7%, GDP bình quân đầu người bằng 140,1%, xuất khẩu chiếm 50,1%, xuất khẩu bình quân đầu người bằng 121,7%.

Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đạt 19,1%, tuy thấp hơn tỷ lệ 22% của thế giới, nhưng lại có những thành viên đạt rất cao, như: Singapore 196,5%; Hồng Kông; 163,3%; Malaysia 121,2%; Brunei 74,5%; Thái Lan; 67,7%; Việt Nam 59,6%; Đài Loan 53%.

Trong số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới có GDP lớn hơn 500 tỷ USD (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc, Italia, Canada, Tây Ban Nha, Mexico, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Hà Lan), thì có 7 là thành viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản. Đặc biệt, gần đây Trung Quốc với tốc độ kinh tế liên tục tăng cao và tăng trong thời gian dài kỷ lục

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài nét về APEC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài nét về APEC APEC ra đời vào tháng 11/1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Mỹ. Năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; năm 1993 có thêm Mexico, Papua New Ghine, năm 1994 có thêm Chile; năm 1998 có thêm Việt Nam, Liên bang Nga và Peru. So với toàn thế giới, APEC có vị trí quan trọng, diện tích chiếm 46%, dân số chiếm 41,2%, mật độ dân số bằng 89,8%, GDP chiếm 57,7%, GDP bình quân đầu người bằng 140,1%, xuất khẩu chiếm 50,1%, xuất khẩu bình quân đầu người bằng 121,7%. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đạt 19,1%, tuy thấp hơn tỷ lệ 22% của thế giới, nhưng lại có những thành viên đạt rất cao, như: Singapore 196,5%; Hồng Kông; 163,3%; Malaysia 121,2%; Brunei 74,5%; Thái Lan; 67,7%; Việt Nam 59,6%; Đài Loan 53%... Trong số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới có GDP lớn hơn 500 tỷ USD (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc, Italia, Canada, Tây Ban Nha, Mexico, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Hà Lan), thì có 7 là thành viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản. Đặc biệt, gần đây Trung Quốc với tốc độ kinh tế liên tục tăng cao và tăng trong thời gian dài kỷ lục… APEC và Việt Nam APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, với 65,6% tổng số vốn đầu tư. Trong 14 nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất (trên 1 tỷ USD) vào Việt Nam thì APEC đã có 10, trong đó 5 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu. Chỉ 10 nước và vùng lãnh thổ trên đã có 39,5 tỷ USD, chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APEC và chiếm 62,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của tất cả các nước vào Việt Nam. APEC cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn lớn nhất trong tất cả các nước và các tổ chức trên thế giới. Hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn này. Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực trên thế giới. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu vào các thành viên APEC đã chiếm trên 58%, năm 2003, chiếm tới 72,8%. Trong các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu vào APEC thì hàng thô hay mới sơ chế chiếm khoảng 52,7% (trong đó dầu thô chiếm 26,8%, lương thực, thực phẩm và động vật sống chiếm 21,5%); hàng đã chế biến hay tinh chế chiếm khoảng 46,5%. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ APEC chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực: năm 1995 là 6.493,6 triệu USD, chiếm 79,6%; năm 2000 là 12.998 triệu USD, chiếm 83,1%; năm 2001 là 13.185,9 triệu USD, chiếm 81,3%; năm 2002 là 15.792,7 triệu USD, chiếm 80%; năm 2003 là 20.057,1 triệu USD, chiếm 79,4%; năm 2004 ước 25,3 tỷ USD, chiếm 79,2%. Trong những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ APEC thì hàng thô hay mới sơ chế chiếm khoảng 20,9%, hàng đã qua chế biến hay tinh chế chiếm 78,9%, trong đó máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 31%, hàng chế biến chủ yếu chiếm 27,1%, hoá chất và sản phẩm liên quan chiếm 13,7%, hàng chế biến khác chiếm 7%... Chín nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu trên 1 tỷ USD đều là thành viên APEC, đó là: Trung Quốc: 4.456,5 triệu USD; Đài Loan 3.698,0 triệu USD; Singapore: 3.618,5 triệu USD; Nhật Bản: 3.552,6 triệu USD; Hàn Quốc: 3.328,4 triệu USD; Thái Lan: 1.858,1 triệu USD; Malaysia: 1.214,7 triệu USD; Mỹ 1.127,4: triệu USD; Hồng Kông: 1.074,7 triệu USD. Chỉ 9 thị trường này đã xuất khẩu sang Việt Nam 23.928,9 triệu USD, chiếm 90,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong 2.927,9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2004 thì APEC đã có trên 2,2 triệu lượt khách, chiếm 75,7%. Trong 14 nước và vùng lãnh thổ có số khách đông (trên 50 nghìn lượt người) của thế giới thì APEC đã có 10, đó là: Trung Quốc: 778,4 nghìn; Mỹ: 272,5 nghìn; Nhật Bản: 267,2 nghìn; Đài Loan: 256,9 nghìn; Hàn Quốc: 233,0 nghìn; Australia: 128,7 nghìn; Malaysia: 55,7 nghìn; Canada: 53,8 nghìn; Thái Lan: 53,7 nghìn; Singapore: 50,9 nghìn. Sau 7 năm gia nhập, quan hệ giữa Việt Nam và APEC đã có bước phát triển tương đối lớn. Với sự phát triển năng động và có quy mô lớn, APEC sẽ là khu vực mà Việt Nam cần nâng tầm quan hệ lên mức cao hơn nữa. Việc đăng cai APEC sẽ là thời cơ để Việt Nam thực hiện điều này. Để chuẩn bị tổ chức toàn bộ các hoạt động của APEC 2006, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia về APEC, do Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch và các thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Hàng loạt các hoạt động chuẩn bị cũng đang được khẩn trương tiến hành… - Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC (APEC FMM) lần thứ 13 với vai trò Chủ tịch. Hội nghị này nằm trong khuôn khổ Hội nghị APEC 2006. Bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng ban chỉ đạo APEC FMM cho biết, Bộ Tài chính đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổ chức Hội nghị gồm 5 tiểu ban: Nội dung, Lễ tân hậu cần, Thông tin tuyên truyền, An ninh và Tổng hợp. Nội dung hợp tác tài chính APEC tập trung vào việc tăng cường trao đổi chính sách tài chính, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác hỗ trợ nâng cao năng lực... Bên cạnh đó, APEC FMM còn có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB và các tổ chức của khu vực kinh tế tư nhân như Hội đồng tư vấn doanh nghiệp – ABAC, Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương – PECC. - Gần đây Việt Nam đã quyết định tham gia chương trình thẻ du lịch doanh nhân APEC (ABTC) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân các nền kinh tế thành viên của APEC vào kinh doanh tại Việt Nam. Từ năm 2006, khách du lịch là doanh nhân APEC có thẻ ABTC sẽ được làm thủ tục tại quầy nhập cảnh nhanh vào Việt Nam tại các sân bay và lưu trú tại Việt Nam ít nhất 60 ngày mà không cần xin thị thực. Đây cũng là bước tiến tích cực khi Việt Nam đang chuẩn bị đăng cai hội nghị cấp cao APEC năm 2006. - Ngành Du lịch Hà Nội đang khẩn trương phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú theo hướng tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, duy tu bảo dưỡng chỉnh trang các khách sạn, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình khách sạn đang xây, xây dựng mới khách sạn từ 3 sao trở lên, kịp phục vụ Hội nghị APEC 2006.

File đính kèm:

  • docTO CHUC APEC.doc
Giáo án liên quan