Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 1 “Rèn chữ – giữ vở”

Phần I: Mở đầu: trang 2.

Phần II: Thực trạng: trang 2.

Phần III: Giải pháp và tổ chức thực hiện: trang 3.

 1/ đối với giáo viên: trang 3.

 2/ đối với học sinh : trang 6.

Phần IV: Kết luận: trang 6.

 

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 1 “Rèn chữ – giữ vở”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn kỷ luật, tính thẩm mĩ Đúng như Cốâ Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và trò khi đọc bài vở của mình “ PHẦN II : THỰC TRẠNG Trong nhiều năm qua, học sinh được học viết kiểu chữ viết hoa, chữ số, chữ viết thường đơn giản (qua nhiều lần cải tiến), một bộ phận học sinh viết đúng, viết đẹp. Đa số học sinh viết xấu, viết chậm, một số em còn viết sai. Năm học 2006 – 2007, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B với tổng số học sinh là 22em, trong đó có 13 em nữ và 9 em nam. Học sinh dân tộc thiểu số 21 em, người kinh có 1 em, trình độ nhận thức cũng như chữ viết ở các em không đồng đều, có 6 học sinh chưa qua lớp mẫu giáo, 6 học sinh vận động đi học lại ( vì hoàn cảnh gia đình không quan tâm học sinh bỏ học nhiều dẫn đến học hành khó khăn). Nhìn chung học sinh trong lớp tôi đa số các em là con nhà nông dân (100%) có những em bố mẹ ở trên rẫy cả tuần, em thường ở nhà với ông bà hoặc với anh chị. Đa số bố mẹ học sinh đều mù chữ, cho nên việc kèm cặp con cái học hành rất hạn chế. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành kiểm tra 22 học sinh trong lớp đọc bảng chữ cái, có 4 học sinh đọc thạo, 3 em đọc chậm, 3 em biết đọc chữ O, A; còn 12 em không biết đọc chữ nào. Khi dạy âm đầu tiên, đến phần viết chữ thì có 6 em biết viết với hình dạng chữ E, còn lắm em viết chữ giống chữ L và 11 em không biết viết. Qua thực tế trên, để giúp được học sinh viết chữ được rõ ràng, đẹp, đủ nét, thẳng hàng,sai lỗi chính tả ít, rèn chữ viết để học sinh có công cụ học các môn học. Bởi lẽ các em đang là học sinh lớp 1, cho nên nỗi lo về chữ viết đối với các em, ngày đêm canh cánh bên tôi. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để” Rèn chữ – giữ vở” cho học sinh. PHẦN III : GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1/ Đối với giáo viên: -Tạo được sự gần gũi yêu thương, rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò,coi học sinh như con đẻ của chính mình. Giúp cho học sinh có niềm tin sẽ cố gắng trong việc học tập, gây hứng thú cho các em, khi phải nghỉ học cảm thấy nhớ trường,nhớ lớp, nhớ bạn bè, nhớ thầy cô. -Giáo viên phải nắm vững chương trình ở lớp mình đang trực tiếp giảng dạy, về yêu cầu, nhiệm vụ và phương pháp dạy phân môn tập viết. -Một yếu tố không thể thiếu được đó là chữ viết mẫu của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, chân phương. Muốn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, kỹ càng, rồi luyện cho học sinh viết bảng con, nhận xét cụ thể. Giáo viên phải sử dụng chính xác một số thuật ngữ trong giảng dạy tập viết: Điểm đặt bút, điểm dừng bút, toạ độ điểm đặt bút (trên đường kẻ ngang dưới một chút, dưới đường kẻ ngang giữa một chút, ), viết liền mạch, lia bút, rê bút -Giúp học sinh nắm được quy ước vị trí các dòng kẻ trên vở tập viết. _____________________________________ Đường kẻ ngang trên. _____________________________________ Đường kẻ ngang dưới. _____________________________________ Đường kẻ ngang giữa. _____________________________________ Đường kẻ ngang phía dưới. -Hướng dẫn học sinh nắm được cách viết các nét chữ cơ bản. + Nét thẳng: Thẳng đứng (|), Thẳng ngang (-), Thẳn xiên ( /, \ ) + Nét cong : Cong hở, cong phải ( C ), cong trái ( x ), cong kín ( O ). + Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược , nét móc hai đầu , nét móc hai đầu có vòng ở giữa,... + Nét khuyết: Nét khuyết trên xuôi. Nét khuyết ngược . + Nét vòng: ( B R S ) và một số nét đặc biệt như nét chấm ( i ). Nét hất ( i, p, t ) , nét gãy trong dấu ( ă, ô â) . -Giúp học sinh nắm vững và thực hành đúng quy trình viết chữ, ( điểm đặt bút, điểm dừng bút) viết từ và viết câu. Ở bước này cần hướng dẫn kỹ thuật viết nối nét, viết nối giữa các con chữ để tạo nên chữ cân đối; kỹ thuật viết liền mạch ,nét rê bút để viết nhanh. Việc hướng dẫn các em tập viết phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu, nhất là đối với học sinh lớp 1. -Ví dụï: Khi dạy cho học sinh tập viết : i, a, bi, cá: trong bài 12 (học âm). -Trước hết giáo viên cho học sinh viết bảng con lại các nét : nét móc ngược, nét cong kín, nét khuyết trên, nét vòng ( ), giáo viên sửa chữ cho những học sinh viết sai. -Sau đó cho học sinh xác định độ cao của từng con chữ, giáo viên nhận xét, phân tích luôn cấu tạo con chữ */Hướng dẫn viết chữ i: Giảng cho học sinh độ cao điểm đặt bút, viết liền mạch giữa nét hất và nét móc ngược, sau đó viết dấu chấm. ( Lưu ý điểm dừng bút). Khi viết giáo viên nên viến chậm để học sinh quan sát thấy cách đưa phấn của giáo viên, kỹ thuật nối giữa các nét. Cho học sinh viết vào bảng con chữ i, giáo viên giúp đỡ những em viết xấu, không biết xác định điểm đặt bút và điểm dừng bút ( cầm tay cho các em viết). */ Hướng dẫn cho học sinh viết chữ a: ( Tương tự như chữ i) Lưu ý cho học sinh viết nét cong kín trước rồi viết nét móc ngược sau. */ Hướng dẫn học sinhviết chữ ghi tiếng“bi “ -Muốn viết chữ ghi tiếng“bi” đẹp , đúng mẫu trước hết học sinh cần phải viết con chữ b và i đẹp, đúng mẫu, sau đó dùng kỹ thuật nối chữ b và i . -Giáo viên viết mẫu “bi” viết chậm để học sinh thấy kỹ thuật nối chữ b và i. - Cho học sinh viết bảng con, giáo viên sửa sai từng nét trong từng con chữ. ( Lưu ý độ cao của con chữ b). */Hướng dẫn học sinh viết chữ “ cá” ( Tương tự như viết chữ ghi tiếng“bi” ) nhưng chú ý vị trí của thanh sắc. - Sau khi cho học sinh viết bảng con thấy các em viết đã đẹp giáo viên tiến hành cho các em viết vào vở Tập Viết. Giáo viên quan sát uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút viết, đặt vở, đặc biệt chú ý tới những em viết còn xấu, chậm. Giáo viên tranh thủ viết mẫu vào vở ô ly cho các em viết ở nhà. -Tóm lại để học sinh viết chuẩn xác, đẹp các chữ thì trước hết các em phải viết đúng mẫu và đẹp từng con chữ cái trong chữ đó. Khi các em đã viết chữ đẹp rồi, người giáo viên không thể bỏ sót, vấn đề giữ vở của các em. Làm sao để các em có một cuốn vở không quăn mép, sạch sẽ. -Muốn làm được điều đó thì đôi bàn tay của các em phải luôn sạch sẽ trước khi viết bài. Giáo viên nhắc nhở các em khi ngồi viết thì cánh tay trái đặt trên bàn, bên trái vở, bàn tay trái tì vào vở để giữ vở không xê dịch khi viết, còn cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể xê dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng. -Vở viết cần phải đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 o ( nghiêng về bên phải) Sở dĩ phải đặt vở như vậy là vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sanh phải. -Để động viên khích lệ tinh thần “rèn chữ – giữ vở” của học sinh, cứ một tháng tôi tổ chức cuộc thi “vở sạch chữ đẹp” một lần. Có thể triển lãm những bộ vở đẹp, sạch tiêu biểu cho học sinh tham quan học tập và tôi phát phần thưởng cho học sinh có bộ vở chữ đẹp, sạch sẽ nhất trong lớp. Liên tục phát động thi đua rèn luyện viết chữ đúng, đẹp, giữ vở sạch sẽ. -Giáo viên thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của con em mình. Nhắc nhở phụ huynh kèm cặp thêm ở nhà về chữ viết (nhất là những em viết xấu). -Trong một tuần tôi thường sắp xếp riêng một buổi kèm những học sinh viết xấu, kèm những em đọc yếu. 2. Đối với học sinh: -Phải có đầy đủ dụng cụ học tập. -Viết đúng vở quy định. -Giáo viên nhắc nhở các em, phải tập cho mình có tinh thần, thái độ học tập tốt, biết yêu thương bạn bè cùng tiến bộ, phải rèn chữ trong tất cả các môn học. -Về nhà các em phải viết bài, làm bài tập đầy đủ. -Giáo viên tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ rõ rệt về chữ viết. PHẦN IV : KẾT LUẬN. Nhờ thực hiện giải pháp trên cùng với sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên và học sinh thì đến nay ( cuối học kỳ I ) tôi nhận thấy chữ viết của học sinh lớp tôi đã có chuyển biến rõ nét. Tổng kế thi đua chào mừng 20 – 11 của nhà trường đề ra lớp tôi đã có số học sinh đạt kết quả về “ Vở sạch chữ đẹp” như sau: 4 em đạt A (tỉ lệ 18%.) 2 em đạt Bù (tỉ lệ 9%/.) Nói tóm lại muốn dạy cho học sinh viết đúng, đẹp và viết nhanh , vở sạch sẽ, đòi hỏi giáo viên phải tận tâm với công việc,luôn rèn chữ viết mẫu mực, hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh về kỹ thuật viết, giữ vở sạch sẽ, giáo dục học sinh yêu quý chữ Việt và tiếng Việt, tạo không khi thi đua nhẹ nhàng trong từng tiết học. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong nội dung “Rèn chữ – giữ vở” , tôi xin mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng tìm hiểu, phân tích, bổ sung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp. Phi Liêng, ngày 26 tháng 11 năm 2006. Người viết Trần Thị Loan.

File đính kèm:

  • docGPHI- LOAN L1.doc
Giáo án liên quan