Căn cứ Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Căn cứ kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008- 2013.
Căn cứ Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT- BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một vài biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, sân trường chật trội,chưa đẹp, thiếu khu vệ sinh, nguồn nước có nhưng chưa đảm bảo vệ sinh. trang thiết bị có nhưng chưa đầy đủ.
- Trường xanh sạch đẹp:
- Có đủ phòng học, bàn ghế, trang trí đẹp, đúng yêu cầu.
- Có đủ phòng chức năng, được sắp xếp gọn, có tính thẩm mĩ và hoạt động có hiệu quả.
- Khuôn viên nhà trường sạch, gọn, đẹp, có cây che bóng mát, vườn hoa.
- Có đủ khu vệ sinh dành cho học sinh và giáo viên sạch sẽ.
- Nguồn nước hợp vệ sinh.
- Dạy và học: có nề nếp; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy được khả năng học tập của học sinh.
- Dạy và học:
+ Duy trì được nề nếp dạy và học.
+ Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Học sinh chăm chỉ học tập.
- Kết quả:
+ Thi giáo viên giỏi cấp huyện cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan đạt giải Nhất và đạt giáo viên giỏi cấp Thành phố.
+ Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện cô Phạm Thị Anh Phương đạt giải Ba.
+ Thi giáo viên Tổng phụ trách giỏi cấp huyện cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà đạt giải Nhất và đang chuẩn bị dự thi cấp Thành phố.
+ Thi học sinh giỏi các cấp đến nay nhà trường đã có 65 em học sinh đạt học sinh giỏi các bộ môn.
+ Liên đội được đại diện cho huyện Thanh Oai dự thi Chủ nhân tương lai cấp Thành phố và được đánh giá cao.
-Giáo dục kỹ năng sống: Học sinh được rèn các kỹ năng thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng việc nhận thức của các em còn hạn chế.
- Giáo dục kỹ năng sống: Học sinh được rèn các kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả, các em tự tin và hiểu, xử lí các kỹ năng tốt hơn . Phong trào nhặt của rơi trả người mất được thực hiện tốt,cụ thể: em Lê Văn Đạt Thật lớp 3A5 nhặt được 50000 đồng, em Nguyễn Hoàng Anh lớp 5A4 nhặt được đồng hồ, em Mai Quang Huy lớp 5A3 nhặt được cặp sách … các em đều mang đến nộp lại nhà trường để thứ 2 đầu tuần cô tổng phụ trách trả lại người đánh mất. Các em có ý thức chào hỏi lễ phép, nói lời lịch sự. Biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Đặc biệt, các em đã biết thể hiện và chia sẻ khó khăn với các bạn khuyết tật cùng học hòa nhập, các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào các dịp đầu năm học và dịp Tết.
-Tổ chức các hoạt động: có nhưng chưa sôi nổi.
- Tổ chức các hoạt động: có, tạo được không khí vui tươi phấn khởi cho các em. “Học mà chơi, chơi mà học”.
- Tổ chức kết nạp Đội cho học sinh khối lớp 3 đạt 30%, khối lớp 4 đạt 75% và khối lớp 5 đạt 100% .
- Tổ chức kỉ niệm và thi " Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" dịp 26/3 và thi kéo co các khối lớp rất sôi nổi, góp phần thu hút học sinh đến trường học tập.
- Có được sân chơi múa hát tập thể hàng ngày.
- Tìm hiểu, chăm sóc di tích lịch sử: có tham gia hàng năm.
* Các thành tích đạt được :
- Đạt giải cao trong các cuộc thi các cấp.
- Dành các danh hiệu thi đua các cấp.
- Tìm hiểu, chăm sóc di tích lịch sử: Nhà trường đã phát huy tốt việc tham gia góp phần phát huy truyền thống văn hoá của địa phương như chăm sóc khu di tích đền Thượng, nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp 22/12, trước Tết Nguyên Đán, dịp Hội làng 10/3 Âm lịch.
- Mời Cựu chiến binh ở địa phương đến nói chuyện nhằm giáo dục và khơi dậy sự nhận thức, hiểu biết của thầy và trò nhà trường về truyền thống cách mạng của quê hương.
- Nhà trường được lãnh đạo địa phương, nhân dân xã Phương Trung đánh giá cao các việc làm trên.
* Các thành tích đạt được:
- Nhà trường tham gia tích cực các cuộc thi các cấp và đạt kết quả cao.
- Nhà trường đang tiến hành làm hồ sơ để các cấp xem xét và công nhận các danh hiệu năm học 2013 - 2014.
Qua gần một năm học, bằng những bước đi thích hợp, những việc làm cụ thể, sáng tạo, phù hợp, trường Tiểu học Phương Trung I đã hưởng ứng phong trào thi
đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách thiết thực, tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ nhà trường đến gia đình và xã hội , tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền đoàn thể và nhất là Hội cha mẹ học sinh, giáo viên, học sinh và đã có những kết quả đáng kể. Tiêu biểu là công tác dạy và học, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, cơ sở vật chất nhà trường được khang trang sạch đẹp, đủ tiêu chuẩn giữ vững trường chuẩn Quốc gia giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có những khó khăn, còn có những tồn
tại, nhược điểm:
- Việc thực hiện phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp đối với các em nhỏ, nhất là các em lớp 1 còn khó khăn mặc dù đã có sự hướng dẫn của người lớn.
- Một số gia đình phụ huynh học sinh kinh tế còn quá khó khăn nên họ không
quan tâm đến việc học tập của con cái, không hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở
trước khi đến lớp.
- Việc động viên, khen thưởng cho các phong trào thi đua có nhưng chưa cao.
- Công tác xã hội hoá để thu hút nguồn lực về vật chất chưa mạnh.
* Nguyên nhân của tồn tại, nhược điểm:
- Các em học sinh còn nhỏ, một số gia đình còn khó khăn chưa có điều kiện để xây dựng nhà vệ sinh tự hoại của gia đình nên các em chưa biết sử dụng.
- Xây dựng quỹ tự nguyện đóng góp của phụ huynh còn hạn chế, ít nên khen thưởng chưa cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận.
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm đúng đắn, phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới, nhưng có những khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự kiên trì , sáng tạo của toàn Ngành giáo dục và của Hiệu trưởng. Phong trào này có tính rộng rãi nên nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự ủng hộ của chính quyền, đoàn thể, phụ huynh và nhất là đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường tham gia.
Năm học 2013 – 2014 là năm học tiếp tục thực hiện sáng tạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do vậy nhà trường đã phát huy dân chủ, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hoá Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội.
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh, coi trọng các mối quan hệ thân thiện giữa con người với môi trường, cộng đồng, giữa con người với con người, đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn, phát triển văn hoá dân gian, đưa trò chơi dân gian vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Giúp các em có trách nhiệm tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng của địa phương.
Việc quan tâm của nhà trường tới các em có hoàn cảnh khó khăn: gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, các em khuyết tật, bệnh tật là nguồn động viên lớn tới các em, giúp các em vượt khó học giỏi, đi học chuyên cần.
Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” đã chứng tỏ sức mạnh của mối quan hệ 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình - Xã hội. Và Hiệu trưởng phải là người nhạc trưởng cực kì quan trọng, phải định hướng, sáng tạo trong chỉ đạo đi đúng mục tiêu, đúng yêu cầu, đúng nội dung của phong trào thi đua. Có như vậy, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới thực sự có sức sống , có chiều sâu để học sinh gắn bó với trường lớp, là động lực để lôi cuốn các em đến trường với cảm nhận: “Đi học là hạnh phúc” và “ Trẻ em thích đi học, thích học, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”.
2.Khuyến nghị.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhân điển hình, phổ biến kinh nghiệm về thực hiện sáng tạo phong trào này vào cuối năm học.
- Tổ chức chuyên đề hoặc tổ chức tham quan học tập mô hình trường về thực hiện tốt nội dung của phong trào thi đua.
* Đối với chính quyền địa phương:
- Cần tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện nội dung chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương. Có động viên, khích lệ việc làm của nhà trường thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
* Đối với giáo viên và học sinh:
- Phải coi đây là việc làm thường niên gắn kết với các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
- Tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
“ Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các tác
giả” PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS Nguyễn Thị Bẩy, ThS Bùi Ngọc Điệp,ThS Bùi
Đức Thiệp, TS Ngô Thị Tuyên – Nhà xuất bản Giaó dục Việt Nam năm 2009.
- Các văn bản của BGD- ĐT:
+ Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD-ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
+ Kế hoạch 307/KH- BGD- ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
+ Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGD-ĐT – BVHTTDL/TƯĐTN ngày
19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Trung
ương Đoàn TNCSHCM về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực.”
+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học của Bộ giáo dục và
Đào tạo năm học 2013 – 2014./.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết.
Quách Thị Vân
MỤC LỤC
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………25
File đính kèm:
- quanli-vân-thphuongtrung1.doc