Chữ viết của học sinh là một vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục hết sức quan tâm. Người xưa đã có câu "nét chữ nết người" là hàm ý hai vấn đề: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy phong trào rèn chữ viết đẹp cho học sinh góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh trong các trường học.
Người xưa thường dùng thành ngữ "Văn hay chữ tốt" để khen những học trò giỏi và cũng chê học sinh dốt bằng câu "Văn dai như chão, chữ vuông như hòm". Rõ ràng từ xưa, chữ viết cũng được coi trọng không kém gì nội dung văn chương. Chữ viết cũng phần nào phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mĩ và tính nết con người.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót về chữ viết của học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật viết hoa và cách viết hoa.
- Ngoài ra để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, học sinh phải tăng tốc độ viết nên chữ viết thường không được nắn nót, không đúng quy định, kích cỡ, khonảg cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai chữ, hở nét, thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thường xuyên.
Giải pháp thay thế:
Trong một lớp học thường có nhiều kiểu chữ viết khác nhau. Muốn học sinh viết đúng và đẹp trước hết và chủ yếu có sự dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo theo một phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh. Để khắc phục một số thiếu sót trong chữ viết của học sinh tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục sau:
Đối với học sinh viết chữ xấu không đúng cỡ, đúng mẫu thường là do các em chưa nhận thức được vị trí, vai trò của chữ viết vì thế các em còn viết cẩu thả. Giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc rèn chữ như lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận, chính xác . . . tạo được hứng thú cho học sinh hăng say tập viết và có ý thức viết đúng viết đẹp.
Để giúp học sinh viết đúng mẫu đúng cỡ, giáo viên cần chia chữ viết ra từng nhóm chữ và rèn viết theo từng nhóm chữ đó. Cùng một lúc không thể đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay được mà giáo viên cần định ra mỗi tuần rèn một nhóm chữ nhất định , rèn viết đúng nhóm chữ này mới chuyển sang rèn nhóm chữ khác.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái tôi chia các chữ cái thành các nhóm chữ sau:
Nhóm 1: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét cong: o, ô, ơ, a, ă, â, d, . .. trọng tâm là rèn nét tròn.
Nhóm 2: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét móc: m, n, v, . . . với nhóm chữ này học sinh thường viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng. Vì vậy trọng tâm của nhóm chữ này là rèn nét móc ngược, móc 2 đầu.
Nhóm 3: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét hất: i, t, u, ư . . . trọng tâm là rèn nét hất.
Nhóm 4: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét khuyết: h, k, l, b, g, ở nhóm chữ này học sinh thườngviết nét khuyết bị cong vẹo, đầu nét khuyết quá to. Vì vậy trọng tâm là rèn nét khuyết kết hợp với nét sổ thẳng.
Nhóm 5: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét xoắn: r, s , trọng tâm là rèn nét xoắn.
Ngoài ra để viết đúng trước hết ta phải đọc đúng. Những học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả như viết còn nhầm lẫn giữa các âm đầu, vần . . . thường là những em đọc chậm, phát âm không chuẩn khi đọc . Vì vậy giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng và phát âm chuẩn.
Ngoài việc giúp học sinh phát âm chuẩn những tiếng có âm, vần dễ lẫn như l/n, s/x, tr/ch, r/d/gi cần giúp cho học sinh có kĩ năng nghe và phân biệt viết đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn đó.
Khi hướng dẫn học sinh viết chữ giáo viên nên khắc sâu cho các em về từng trường hợp dùng từ.
Ngoài ra giáo viên cần củng cố cho học sinh nắm chắc về luật chính tả:
- Dùng ngh, gh, k khi đi với i, e, ê.
- Dùng g, ng khi đi với o, ô, u, ư, . . .
Trong quá trình học sinh viết giáo viên cần quan sát hướng dẫn một cách tỉ mỉ. Đối với học sinh viết không đúng cỡ giáo viên cho học sinh quan sát luyện viết theo một bài viết mẫu đúng cỡ chữ. Đối với những nét khó giáo viên rèn động tác đưa bút, lia bút, nét nào học sinh viết không chuẩn giáo viên phân tích hướng dẫn học sinh viết nháp cho đến khi viết đúng mới viết vào vở. Đối với những lỗi phổ biến giáo viên cần đưa hết lỗi lên bảng để học sinh nhận ra và phân tích hướng dẫn lại quy trình.
Giáo viên cần thường xuyên chấm chữa để nhận xét cái được và chưa được trong chữ viết của mỗi em . Tìm ra nguyên nhân vì sao lại chưa được để có biện pháp kèm cặp thích hợp cho mỗi em. Đồng thời tuyên dương kịp thời những em viết chữ đẹp. Lời tuyên dương có tác dụng chỉ bảo khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập.
- Giáo viên cần uốn nắn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đây cũng chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết của học sinh.
Giáo viên kèm cặp chữ viết học sinh khôngchỉ ở phân môn chính tả, tập viết mà chú trọng rèn chữ viết của các em ở tất cả các phân môn.
Việc rèn chữ viết cho học sinh không phải chỉ cần tiến hành ở trên lớp mà cần tiến hành làm thường xuyên liên tục ở mọi lúc mọi nơi, ngoài sự dạy dỗ của thầy cô trên lớp việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên cần giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của chữ viết và cách rèn chữ cho học sinh ở nhà. Đồng thời giáo viên thường xuyên thông báo đến gia đình qua sổ liên lạc về thực trạng chữ viết của học sinh, những lỗi sai học sinh thường mắc để phụ huynh uốn nắn kịp thời.
Vấn đề nghiên cứu: Một số ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót về chữ viết của học sinh lớp 2 có nâng cao chất lượng chữ viết của HS lớp 2 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, một số ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót về chữ viết của học sinh lớp 2 có nâng cao chất lượng chữ viết của HS lớp 2 - Trường Tiểu học An Sơn - Thủy Nguyên - Hải Phòng.
III. Phương pháp:
1.Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn hai lớp 2A1 và 2A2 trường tiểu học An Sơn làm khách thể nghiên cứu. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng:
- Về tổng số học sinh chênh lệch không nhiều, tỉ lệ giới tính tương đồng.
- Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều chăm chỉ, tích cực, tự giác học tập.
- Về khả năng nhận thức, hai lớp tương đương nhau.
2.Thiết kế:
Tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 2A1 là nhóm thực nghiệm, lớp 2A2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng kết quả kiểm tra vở sạch chữ đẹp giữa học kì I làm kết quả trước tác động. Kết quả kiểm tra vở sạch chữ đẹp cuối kì I của hai lớp là tương đương nhau.
Bảng 1: Kết quả kiểm tra vở sạch chữ đẹp giữa học kì I
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,0
6,3
P =
0,135
P=0,135 > 0,05 , từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kết quả trước tác động
Tác động
Kết quả sau tác động
Thực nghiệm
1
Quan tâm rèn chữ viết cho học sinh theo đề tài đã giới thiệu.
3
Đối chứng
2
Quan tâm rèn chữ viết cho học sinh nhưng không theo đề tài đã giới thiệu.
4
3.Quy trình nghiên cứu:
a.Chuẩn bị của giáo viên:
Cô giáo dạy lớp 2A2 ( lớp đối chứng) chưa chú ý nhiều đến việc rèn chữ viết cho HS, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
Tôi dạy lớp 2A1 (lớp thực nghiệm) nghiên cứu kĩ từng bài và chú ý rèn chữ viết cho HS.
b.Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan.
4.Đo lường:
Kết quả VSCĐ trước tác động là kết quả VSCĐ giữa học kì I
Kết quả VSCĐ sau tác động là kết quả VSCĐ vào cuối học kì I .
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả:
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,93
0,72
Giá trị p của T -test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn ( SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T- test cho kết quả
p = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngãu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học theo hướng đề tài đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn .
Như vậy giả thuyết của đề tài " Một số ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót về chữ viết của học sinh lớp 2" đã được kiểm chứng.
V. Bàn luận:
Kết quả đọc sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8,09, kết quả đọc của nhóm đối chứng điểm trung bình = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy kết quả của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có kết đọc đúng không những vượt mà còn hơn rất nhiều so với lớp đối chứng.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp
P=0.00003 < 0.001 ..Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 lớp không phải do ngẫu nhiên, mà do tác động, nghiêng về lớp được thực nghiệm.
*Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng các biện pháp rèn chữ viết căn cứ vào thực trạng lỗi HS mắc phải, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ biết xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình, xác định được các lỗi học sinh hay mắc phải.
VI. Kết luận và khuyến nghị
Dựa trên một số biện pháp trên tôi thấy chữ viết của lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Đến nay hầu hết chữ viết của các em tương đối đúng và đẹp, bài viết ít mắc lỗi hơn. các em đều hứng thú tự giác học tập, say mê rèn chữ giữ vở.
Để khắc phục một số thiếu sót trong chữ viết của học sinh trước hết đòi hỏi người giáo viên phải luôn học hỏi, trau dồi năng lực, đúc kết kinh nghiệm để có phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo dục và kèm cặp học sinh ở mọi nơi, mọi lúc và bằng nhiều hình thức. . .
Giáo dục học sinh lòng ham mê và hứng thú học tập từng bước giáo dục học sinh hiểu nhiệm vụ và tầm quan trọng của chữ viết . Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình chữ viết mỗi em để phụ huynh có kế hoạch kèm thêm ở nhà.
Tất cả các vấn đề trên cần được diễn ra thường xuyên liên tục trong quá trình học tập. Có như vậy chất lượng chữ viết của các em dần được nâng cao.
Trên đây là một số biện pháp khắc phục một số thiếu sót trong chữ viết của học sinh mà tôi đã áp dụng ở lớp trong giai đoạn vừa qua tôi thấy chất lượng chữ viết của
các em có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên còn rất nhiều khiếm khuyết rất mong sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để chất lượng chữ viết của học sinh ngày một nâng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
An Sơn, ngày 2 tháng 3 năm 2012
Người thực hiện
Mạc Thị Bích Nguyễn Thị Hường
File đính kèm:
- Huyen.l2.chuviet.doc