Mục tiêu chung
Giúp người học nắm được những vấn đề cơ bản của LLGD nhằm vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém và cá biệt.
Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Nắm được những nội dung cơ bản của LLGD, đặc biệt là những nguyên tắc và PPGD làm cơ sở khoa học vững chắc cho công tác GDHS.
- Về kỹ năng: Có kỹ năng vận dung linh hoạt, sáng tạo kiến thức khoa học để giáo dục học sinh, học sinh yếu km v c biệt cĩ hiệu quả.
- Về thái độ: Có thái độ tích cực trong công tác chủ nhiệm nói chung và công tác GDHS nói riêng, đặc biệt là đối với HS yếu kém và cá biệt. Trên cơ sở đó tự rèn luyện bản thân để hình thnh những phẩm chất cần thiết của người GVCN
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5255 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về phương pháp giáo dục học sinh và học sinh cá biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của QTGD. Hoạt động của các em càng tích cực, giao lưu càng đa dạng thì hiệu quả của GD càng cao.
2.4.2. PP thực nghiệm tự nhiên
Cho phép nghiên cứu HS trong những điều kiện được tổ chức đặc biệt: HS được đưa vào các hoạt động và các mối quan hệ nào đó. Trong điều kiện đó chúng sẽ bộc lộ thái độ, kĩ năng, hành vi một cách tự nhiên. Dựa vào đó mà GV ghi nhận được kết quả GD của HS.
2.4.3. PP đàm thoại
GV trao đổi trò chuyện với HS, cha mẹ HS, bạn bè HS, GVBM… để biết được ý thức, thái độ, động cơ, hành vi, thói quen của các em cả ở trường, ở nhà và ngoài XH.
2.4.4. PP ankét
GV khéo léo đặt ra hệ thống những câu hỏi (mở: các em tự do trả lời trên giấy câu hỏi GV đưa ra; đóng: HS chọn phương án trả lời phù hợp trong số các phương án GV đưa ra; xác định mức độ: HS xếp thứ tự mức độ ưu tiên (thứ hạng) của các phương án mà GV đưa ra). Nhờ PP ankét, GV có thể nắm bắt được các khái niệm, biểu tượng đạo đức, thẩm mỹ, thái độ, hứng thú hay xu hướng hành vi của các em qua việc HS trả lời viết hàng loạt các câu hỏi do GV đặt ra.
3. Vấn đề giáo dục học sinh yếu km, cá biệt
HS cá biệt mà ta đề cập ở đây là những em có hành vi khác biệt theo chiều hướng xấu so với những HS bình thường. Việc GD các HS cá biệt đòi hỏi sự vận dụng hết sức linh hoạt và sáng tạo các PPGD đã nêu. Cần chú ý mấy vấn đề sau đây khi vận dụng:
3.1. Phải tìm hiểu nguyên nhân của những hành vi lệch chuẩn để hiểu được tư tưởng, tình cảm (bao giờ cũng có lý do từ gia đình, quan hệ bạn bè…) bằng các PP:
- Trò chuyện:
+ Trực tiếp với HS.
Để cuộc trò chuyện đạt mục đích, cần chuẩn bị kế hoạch chu đáo và chú ý các khía cạnh sau đây của HS khi trò chuyện để ứng xử thích hợp:
Đặc điểm, tính cách của HS (Bồng bột, sôi nổi, kín đáo, tế nhị…?).
Tâm trạng của các em (Bối rối, bình tĩnh, vui vẻ, giận dữ?).
Thái độ của HS đối với mình (Thiện cảm, ác cảm, tin tưởng, nghi ngờ?).
Thái độ của HS đối với vấn đề ta định trao đổi (Thờ ơ, bàng quan hoặc quan tâm, thích thú).
Để cuộc trò chuyện được cởi mở, cần:
Chọn thời gian, không gian phù hợp để tạo ra tâm thế thuận lợi cho HS trong cuộc trò chuyện.
Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa GV và HS khi bắt đầu trò chuyện (có thể trao đổi một chủ đề về VH, TDTT… mà hai bên, đặc biệt là HS đó quan tâm, thích thú). Duy trì sự thân thiện trong suốt buổi trò chuyện.
Chăm chú lắng nghe với thái độ chân thành và bằng mọi cử chỉ (ánh mắt, cái gật đầu, nụ cười mỉm…) khuyến khích HS trình bày. Tỏ ra thích thú nghe sự trình bày của HS, tỏ ra quan tâm đến việc riêng, nhu cầu và sở thích của các em.
Xử sự một cách tự nhiên khi trò chuyện.
Không trò chuyện theo kiểu thẩm vấn, kiểu hỏi đáp vì sẽ tạo sự ức chế, mất bình tĩnh của HS.
Đừng cắt ngang ý kiến của HS và cũng đừng vội kết luận vấn đề.
Giữ bình tĩnh khi nghe những điều không hợp quan niệm của bản thân.
+ Trò chuyện với cha mẹ HS để tìm hiểu quan điểm GD con em của PHHS, sự quan tâm của họ đến HS, hoàn cảnh sống của HS…; trò chuyện với GVBM, với các bạn bè gần gũi, với những người có mối quan hệ với HS cá biệt…
- Nghiên cứu hồ sơ HS để biết những nét chính về gia đình, về nhận xét của GV các khóa trước…
- Phương pháp Anket:. Chú ý rằng để HS cá biệt trả lời thật tự nhiên, ta có thể cho HS cả lớp trả lời phiếu điều tra và tập trung xử lý các phiếu của HS cá biệt. Qua câu trả lời của HS, kết hợp với nhiều PP tìm hiểu khác, ta có thể phân tích, so sánh, đối chiếu… để tìm được nguyên nhân của các hành vi lệch chuẩn, từ đó có định hướng GD đúng đắn để mang lại hiệu quả mong muốn.
3.2. Sử dụng khéo léo các PP tác động lên HS nhằm tăng hiệu quả của các PPGD
3.2.1. Tác động cá nhân/tay đôi/trực tiếp (tác động trực tiếp từ GVCN đến HS để buộc HS thực hiện yêu cầu mà GV đặt ra)
- Cá biệt hóa mức độ yêu cầu về học tập, rèn luyện phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của HS để chúng thấy có khả năng hoàn thành nhiệm vụ nhằm tạo sự tự tin cho HS.
- Sử dụng PPGD khen thưởng và trách phạt thật khoa học
GD là quá trình xóa bỏ thói quen, hành vi xấu và xây dựng thói quen, hành vi tốt nên đòi hỏi thời gian dài (có thể tính bằng nhiều năm). Do đó bí quyết thành công của GD, đặc biệt với HS cá biệt là phải biết nhận thấy, biết phát hiện những cái tốt nho nhỏ, những tiến bộ nho nhỏ để ghi nhận, biểu dương, ngợi khen nhằm làm cho “những mầm tốt ấy đâm chồi nảy lộc thành cành xanh lá biếc thì nó sẽ thui chột những mầm xấu” chứ không phải là “bới lông tìm vết, vạch những tật xấu”. Cần ngợi khen cao hơn mức HS được hưởng đối với những chuyển biến đầu tiên và những chuyển biến tích cực (khen trước lớp, dưới cờ…) bởi vì nếu HS không cảm thấy thành công (dù rất nhỏ) trong học tập và rèn luyện thì chúng sẽ mất động cơ phấn đấu, mất niềm tin vào GV, vào bản thân và GD chắc chắn sẽ thất bại. Ngược lại cần hết sức thận trọng khi sử dụng PP trách phạt, đặc biệt là trước tập thể “Chỉ phê bình, trách phạt trước tập thể sau khi mọi phương pháp, biện pháp GD khác đã không còn hiệu quả”. Dù phê bình cá nhân hay trước tập thể thì cách phê bình, thái độ phê bình, cường độ phê bình, mức độ phê bình cũng phải đúng mực, thể hiện sự thương yêu, tôn trọng HS chứ không thể làm cho các em bị tổn thương. Không phải phê bình để giải tỏa bức xúc của GV, để sau khi được phê bình thì HS sẽ căm ghét thầy, oán trách thầy, xa lánh thầy mà phải làm sao để HS thấy được tại sao nó bị phê bình, nó phải cảm thấy buồn và ân hận vì nó đã mắc khuyết điểm. Cần chú ý lời khuyên “không nên dùng rìu để mổ gà”, “nói thế nào để các em chịu nghe và nghe thế nào để các em chịu nói”. Nói chung với HS cá biệt cần nặng khen, nhẹ chê theo phương châm “Muốn diệt cỏ dại, hãy trồng nhiều hoa”. Tìm những cái tốt, cái tiến bộ nho nhỏ để ghi nhận, biểu dương (trồng hoa) nhằm thui chột cái xấu của các em (cỏ dại).
- Giúp các em tự đề ra hệ thống các mục tiêu và tự xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó từng mức một, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.
- Ngoài ra nên sử dụng PPGD “bùng nổ sư phạm” trong những hoàn cảnh thích hợp. Đó là nghệ thuật tác động vào đối tượng khi “có vấn đề đặc biệt”. Về bản chất đây là PP tác động cá nhân nhưng sử dụng với mức độ mạnh, bất ngờ vào các quá trình hưng phấn và ức chế của hoạt động thần kinh dẫn tới sự thay đổi trạng thái tâm lý của HS. Từ đó thay đổi các quá trình tâm lý: Nhận thức, tình cảm, hành vi của đối tượng GD (GVCN “kích” như “lên dây cót” để HS hưng phấn rồi hăng hái thực hiện một công việc có tính GD nào đó mà GV đặt ra, cũng có khi “bùng nổ như một cái phanh” để hãm lại một hành vi hay hành động nào đó). Bí quyết thành công của PP này là: Phải chớp thời cơ và tạo ra thời cơ để tác động; ngôn ngữ, thái độ, hành vi tác động của GVCN và TT lớp phải gây được ấn tượng sâu sắc, gây được cảm xúc mạnh, bất ngờ; không để cho đối tượng GD biết được ý đồ tác động của NGD.
Tác động song song
Nếu sự tác động cá nhân không mang lại hiệu quả thì cần sử dụng tính tích cực của tác động song song: Dùng tập thể, dư luận tập thể (nhóm bạn bè, tổ HS, lớp…) phê phán hành vi lệch chuẩn của HS. Con người có tâm lý là rất sợ cảm giác cô đơn trong TT, đối lập với TT. Vì vậy dư luận TT có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc điều chỉnh nhận thức, hành vi, thái độ của từng cá nhân. Để kiểu tác động này có hiệu quả cao, GVCN cần xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; xây dựng đội ngũ tự quản mạnh; hướng dẫn dư luận và cách tác động của các em nhằm làm cho đối tượng GD có sự tự chuyển biến tích cực về nhận thức, tình cảm và hành động.
3.2.3. Ap dụng linh hoạt, khéo léo các hình thức GD, các PPGD, các biện pháp GD của mỗi PP để tạo nên tính đa dạng trong các tác động GD
Vì hành vi của HS cá biệt là đa dạng (cúp cua, bỏ học, lười học, gây gổ…) nên không thể thành công nếu các tác động GD không đủ đa dạng. Nguyên lý về tính đa dạng trong quản lý và GD có nêu: Chỉ có cái đa dạng mới thủ tiêu được cái đa dạng. Chỉ có những PPGD đa dạng, các biện pháp GD đa dạng, các hình thức GD đa dạng mới thủ tiêu được cái đa dạng trong hành vi của HS cá biệt. Không thể lấy cái đơn điệu để thủ tiêu cái đa dạng: Sử dụng đơn điệu một vài PP, biện pháp và hình thức GD, đặc biệt là PPGD trách phạt, thì HS không bao giờ tốt lên được. Ngạn ngữ Nga có câu “Một người chín lần bị gọi là con heo thì lần thứ mười họ sẽ ăn cám” là vì vậy. Cần căn cứ vào mục đích GD, nội dung GD, hoàn cảnh và đặc điểm cụ thể của đối tượng GD để phối hợp có hiệu quả các PPGD. Ví dụ: Với HS sai phạm một cách có hệ thống, có thể sử dụng tổ hợp các PP: Kiểm tra đánh giá; trách phạt ở mức phê bình để tạo dư luận tập thể (nhóm bạn, tổ, lớp…) không ủng hộ hiện tượng này; đàm thoại giảng giải để các em hiểu rõ tác hại của hành vi sai phạm; nêu yêu cầu sư phạm và nêu gương để khích lệ sự cố gắng vươn lên của các em. Đồng thời đưa các em vào nhiều hình thức hoạt động và giao lưu có tính GD cao.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Từ một HS ngoan ngoãn và chăm chỉ, gần đây Minh bắt đầu mải chơi, hay bỏ học, thích đàn đúm bạn bè, la cà, ăn nhậu khắp các quán, quậy phá, vô lễ với cha mẹ…Các thầy cô giáo trong trường xếp Minh là loại học sinh “cá biệt”. Hãy lập kế hoạch (Lập KH, thực hiện, đánh giá kết quả) giáo dục Minh. Quá trình GD Minh có thể có nhiều kết quả khác nhau, thậm chí là trái ngược, hãy tìm nguyên nhân.
2. Vào tiết sinh hoạt cuối tuần, những học sinh có điểm kém trong tuần hoặc nghịch ngợm, quậy phá thường bị GVCN nêu tên, phê bình và có nhiều em bị phê bình mãi nhưng vẫn không tiến bộ. Hãy dùng những kiến thức đã học để phân tích. Đ/c sẽ làm gì và làm như thế nào để những học sinh này tiến bộ.
3. Hãy trình bày một tình huống hoặc một trường hợp xảy ra trong công tác giáo dục học sinh mà đ/c cho là thành công hoặc không thành công. Dùng những kiến thức đã học để phân tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Thị Hương – Một số vấn đề về lý luận giáo dục – Tủ sách ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Sinh Huy-Giáo dục học đại cương II- Hà nội 1995
3. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt- Giáo dục học Tập II- NXBGD 1988.
4. Hà Thế Ngữ-Giáo dục học-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - NXB Đại học Quốc gia - Hà Nội 2001
File đính kèm:
- Tai lieu tap huan cong tac chu nhiem.doc