Một số vấn đề về bồi dưỡng học sinh giỏi

 Bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề quan trọng trong việc dạy học ở các trường đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong chuyên môn kết hợp với sự nhiệt tình thì mới đạt được kết quả cao, và coi đó là một tiêu chí để GV tự khẳng định bản thân mình.

 Tôi thay mặt cho tổ 4- 5 xin báo cáo một số vấn đề trong việc bội dưỡng học sinh giỏi như sau:

I. Thực trạng.

- Các em còn mang tính rập khuôn, máy móc, tính sáng tạo còn nghèo, ý thức tự giác học tập của các em chưa cao.

- Trường ta có điều kiện thuận lợi là cơ bản:

+ Học tập trung ở một điểm trường, có điều kiện học đủ 10 buổi/ tuần.

+ đội ngũ GV có chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học.

+ Đội ngũ quản lý luôn quan tâm và chăm lo đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

II. Các giải pháp- Hiệu quả và kinh nghiệm .

1. Về giáo viên: -

- Mỗi giáo viên phải tự mình vạch kế hoạch bồi dưỡng để thông qua trước tổ CM và BGH trường.

- Ngay từ đầu năm cần làm tốt việc phát hiện, chon các em có năng khiếu để bồi dưỡng.

- Họp tổ chuyên môn giao trách nhiệm bồi dưỡng cho giáo viên có năng lực mỗi khối 2 đ/c, mỗi đ/c tự chịu trách nhiệm bồi dưỡng một môn Toán hoặc Tiếng việt của khối mình phụ trách.

- Phân sóng để bồi dưỡng các em 02 buổi/ tuần.

- Bồi dưỡng kiến thức cho các em dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức: Hệ thống cho các em nắm chắc kiến thức cơ bản từ đó mở rộng dần ra tuyết đối không áp đặt kiến thức cho các em.

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về bồi dưỡng học sinh giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THAM LUẬN HỘI NGHỊ CB- VC NĂM HỌC 2009- 2010 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI – TỔ 4, 5 Bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề quan trọng trong việc dạy học ở các trường đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong chuyên môn kết hợp với sự nhiệt tình thì mới đạt được kết quả cao, và coi đó là một tiêu chí để GV tự khẳng định bản thân mình. Tôi thay mặt cho tổ 4- 5 xin báo cáo một số vấn đề trong việc bội dưỡng học sinh giỏi như sau: I. Thực trạng. - Các em còn mang tính rập khuôn, máy móc, tính sáng tạo còn nghèo, ý thức tự giác học tập của các em chưa cao. - Trường ta có điều kiện thuận lợi là cơ bản: + Học tập trung ở một điểm trường, có điều kiện học đủ 10 buổi/ tuần. + đội ngũ GV có chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học. + Đội ngũ quản lý luôn quan tâm và chăm lo đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi. II. Các giải pháp- Hiệu quả và kinh nghiệm . Về giáo viên: - Mỗi giáo viên phải tự mình vạch kế hoạch bồi dưỡng để thông qua trước tổ CM và BGH trường. Ngay từ đầu năm cần làm tốt việc phát hiện, chon các em có năng khiếu để bồi dưỡng. Họp tổ chuyên môn giao trách nhiệm bồi dưỡng cho giáo viên có năng lực mỗi khối 2 đ/c, mỗi đ/c tự chịu trách nhiệm bồi dưỡng một môn Toán hoặc Tiếng việt của khối mình phụ trách. Phân sóng để bồi dưỡng các em 02 buổi/ tuần. Bồi dưỡng kiến thức cho các em dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức: Hệ thống cho các em nắm chắc kiến thức cơ bản từ đó mở rộng dần ra tuyết đối không áp đặt kiến thức cho các em. Bồi dưỡng cho các em từng dạng bài để các em nhớ và nhận biết khi thực hành. Dạy học phải mang tính tích hợp để các em hiểu rõ về kiến thức mình được học thông qua bồi dưỡng và vận dụng tốt kiến thức vào thực tế. Mỗi đơn vị kiến thức không chỉ bồi dưỡng một- hai lần mà cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần để các em nhớ và nắm chắc kiến thức đó trở thành kỹ năng kỹ xảo. Mỗi tháng cho các em làm một bài kiểm tra để đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của các em một cách nghiêm túc và khách quan. Thường xuyên xây dựng cho các em nề nếp tự học, tích cực và sáng tạo. Hướng dẫn các em lựa chọn tài liệu bồi dưỡng của Nhà XBGD để sát hợp với đối tượng học sinh, không sử dụng tràn lan, tuỳ tiện. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, GV phải mạnh dạn trao đổi những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải khi bồi dưỡng để cùng BGH và giáo viên trong tổ đưa ra giải pháp tối ưu nhằm đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học BDHSG. Mỗi GV tự mình xây dựng một tủ sách riêng nhằm tích luỹ vốn kiến thức cho bản thân mình và thực sự phải là người có tâm với nghề. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi giáo viên đều xác định: Đó là một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai mà được. Nhờ sự nhiệt tình, kiên trì và bền bỉ của giáo viên và học sinh nên chất lượng học sinh giỏi của trường Tiểu học Khai Sơn trong nhiều năm qua đã được Phòng GD ghi nhận. Tuy nhiên, chúng tôi không lấy đó làm điểm dừng và luôn luôn mong muốn chất lượng của trường mình ngày một nâng cao hơn nữa. Về nhà trường: Ban giám hiêu thường xuyên theo dõi giám sát việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức tốt hội thảo chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường, để đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp tốt nhất trong dạy học. Luôn quan tâm động viên đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học. Về phụ huynh: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục: + Tổ chức họp phụ huynh học sinh giỏi để bàn về một số biện pháp và kế hoạch bồi dưỡng. + Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về vấn đề học tập của các em. III. Bài học quý: Thông qua việc bồi dưỡng đã giúp cho học sinh phát huy được năng lực của bản thân; có tính sáng tạo, chủ động khi tiếp nhận kiến thức. Các em ham học hơn, tích cực hơn. Chất lượng được nâng lên rõ rệt qua các kỳ thi do nhà trường và Phòng GD tổ chức. Qua bồi dưỡng giúp các em biết cách làm bài, trình bày bài làm một cách rõ ràng và tự tin hơn. Tạo được nền móng và cơ sở vững chắc cho các em học lên các lớp trên. Rèn dũa được kiến thức cho bản thân mỗi một giáo viên và tích luỹ được những kinh nghiệm trong chuyên môn. Tạo được sự đồng nhất giữa BGH – GV – Phụ huynh học sinh. Tạo được niềm tin yêu giữa phụ huynh, học sinh và bạn bè đồng nghiệp. IV. Kiến nghị đề xuất: Bản thân tôi mong nhà trường cũng như Phòng GD thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” của ngành phát động. Mong muốn Phòng GD tổ chức ra đề thi từ dễ đến khó, nội dung đề thi cần bám sát chuẩn kiến thức và tài liêu của nhà xuất bản GD. Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Chắc rằng còn có nhiều thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý chân thành của quý vị đai biểu đặc biệt là ý kién của thầy Nguyễn Văn Lĩnh để công tấc bồi dưỡng đạt được kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khoẻ, chúc hội nghị thành công.

File đính kèm:

  • docBAN THAM LUAN HOI NGHI CB VC NAM HOC 2009 2010.doc
Giáo án liên quan