Một số vấn đề trong công tác giảng dạy môn Toán, nhằm nâng cao chất lượng ở học sinh lớp 2

I- ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Tiểu học là cấp học nền tảngđặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành vàpphát triển toàn diện nhân chách con người về mọi mặt, giáo dục tiểu học là bậc học được mọi người, mọi quốc gia quan tâm đến.

Hiện nay , giáo dục đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội . Trong đó , chất lượng học sinh luôn luôn được coi trọng , đặc biệt là đối với học sinh tiểu học . Là một bậc học đầu cấp , là nền tảng vững chắc để các em bước tiếp lên những bậc học cao hơn . Nói đến chất lượng giáo dục học sinh , chúng ta không thể không nói đến vấn đề chất lượng giáo dục đối với học sinh lớp hai và đặc biệt chú trọng hơn đối với học sinh người dân tộc thiểu số . Khi mà mặt bằng về kiến thức luôn được nâng cao từng ngày ( sự thay đổi của chương trình sách giáo khoa ) . Đòi hỏi học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản , học hiểu nhanh thì mói đáp ứng được xu hướng học tập hiện nay , mới . Chính vì lẽ đó , là một người tham gia làm công tác giáo dục , nhiệm vụ được giao là giảng dạy lớp hai , nên tôi luôn tìm kiếm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục đối với học sinh của lớp mình đang dạy .

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề trong công tác giảng dạy môn Toán, nhằm nâng cao chất lượng ở học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân đó thành hai loại nguyên nhân : khách quan , chủ quan . Nguyên nhân khách quan : - Do điều kiện kinh tế xã hội , là một vùng xa của huyện Đam Rông, là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của các gia đình học sinh . - Điều kiện trang thiết bj phục vụ dạy học chưa đảm bảo , còn thiếu thốn . - Vai trò trách nhiệm của các lực lượng xã hội về công tác giáo dục chưa cao . - Trình độ học vấn của đa số cha mẹ các em rất thấp , đống thời thiếu sự tuyên truyền về giáo dục trong phụ huynh , dẫn đến việc ít quan tâm và một số phụ huynh chưa có khả năng hướng dẫn các em trong học tập . Nguyên nhân chủ quan: - Học sinh thường không xác định được động cơ học tập , tư duy chậm và rất thụ động , khả năng giao tiếp và tính toán còn rất hạn chế . - Là giáo viên mới được phân công dạy lớp đổi mới chương trình sách giáo khoa nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy . Chưa xây dựng được phương pháp đặc thù . - Công tác quản lý , đánh giá học sinh trong việc học tập còn thiếu hợp lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân , đòi hỏi cần có nhiều biện pháp , giải pháp , sự phối hợp giải quyết đồng bộ giữa các lực lượng trong xã hội . Tuy nhiên , tất cả các vấn đề trên không thể cùng một lúc mà giải quyết ngay được , mà cần giải quyết từng vấn đề . Ở đây , trong nỗ lực của bản thân, chỉ bàn tới biện pháp khắc phục một số nguyên nhân chủ quan . IV- GIẢI PHÁP : 1-Khắc phục một số hạn chế và xây dựng động cơ học tập của học sinh trong lớp : + Học sinh còn hạn chế về khả năng tư duy . Nhiều em có bản tính nhút nhát , thiếu tự tin . Hơn nữa các em rất ngại giao tiếp với bạn bè , đôi khi cả với giáo viên . Tuy nhiên , các em lại rất ham thích các hoạt động vui chơi , văn nghệ, v.v. + Dựa vào một số đặc điểm của các em học sinh trong lớp , giáo viên đã coi trọng việc kết hợp giáo dục thể chất và giáo dục văn hoá . Đẩy mạnh các hoạt động sôi động , các trò chơi toán học . Các hoạt động này đã thật sự lôi cuốn , kích thích các em trong vui chơi , học tập , khiến cho các em thực sự ham thích việc học . 2-Về kinh nghiệm của giáo viên và phương pháp : +Từng bước nâng cao chất lượng , bổ sung kinh nghiệm dạy học của bản thân . Vì là một giáo viên mới nhận lớp 2 , chương trình kiến thức mới thay đổi nhiều nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế . Phần lớn bản thân tôi cũng còn rất lúng túng , gặp nhiều khó khăn khi dạy lớp 2 với một chương trình đổi mới , áp dụng trên đối tượng học sinh vùng này . Để khắc phục vấn đề này , tôi luôn chủ động tham gia dự giờ các bạn đồng nghiệp trong khối , cùng tổ khối để trao đổi , học tập , rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học trên đối tượng học sinh của lớp . Đồng thời tăng cường áp dụng các bean pháp sẵn có , rút ra từ các hội thảo , chuyên đề do trường tổ chức , trau dồi kinh nghiệm thông qua tài liệu , sách vở . + Phương pháp : Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là vấn đề hết sức quan trọng , mang tính chất quyết định đến chất lượng dạy và học . Việc lựa chọn phương pháp khi soạn bài , giáo viên cần hiểu biết tính đa dạng của phương pháp dạy học , đặc điểm , chỗ mạnh , chỗ yếu của mỗi phương pháp . Học sinh khi học trên lớp thường các em rất trầm , thụ động ,ít tham gia vào quá trình học tập . Sức chú ý trong tiết học còn hạn chế . Khả năng tính toán và tư duy thường thấp , các em dễ quên những kiến thức cũ đã học , do ít luyện tập , ít học và làm bài tại nhà . Mặt khác , về mặt bằng kiến thức của các em trong lớp không đồng đều . Vì thế , giáo viên cần lựa chọn , vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và cách thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp . Trong quá trình dạy học sinh , giáo viên cần chú ý đến phương pháp hoạt động độc lập của học sinh ở mức độ củng cố và hoàn thiện kiến thức , kỹ năng và lĩnh hội kiến thức mới dưới sự chỉ đạo của giáo viên theo các yếu tố , cấu trúc được giáo viên đụnh sẵn , hết sức cụ thể . Như vậy , người giáo viên cần coi trọng việc hướng dẫn các em trong mọi hoạt động học tập và làm bài cá nhân của học sinh . Tránh kiểu dạy chỉ có một só học sinh khá giỏi tham gia vào quá trình học tập trên lớp . Một số ví dụ về việc vận dụng phương pháp dạy học đối với học sinh : Ví dụ 1 : Khi dạy các bài tập tính toán . Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính : 38 + 42 63 – 18 36 + 64 81 – 27 100 – 42 47 + 35 Ở bài toán này , chúng ta cần củng cố cho học sinhvề cách đặt tính . Trước hêt , phải hướng dẫn để các em nắm được cách đặt , sao cho các số của hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị , hàng chục thẳng cột với hàng chục .Sau đó , tính từ phải sang trái và yêu cầu có nhớ khi cộng hoặc trừ qua 10 . Bài tập 2 : X + 18 = 62 x – 27 = 37 40 – x = 8 X x 2 = 12 x : 3 = 5 Ở dạng bài toán này , chúng ta cần củng cố cho học sinh cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ , phép nhân , phép chia . Bằng cách yêu cầu học sinh phải nêu được quy tắc của việc tìm từng thành phần . Ví dụ 2 : Khi dạy các bài toán có lời văn . Bài tập 3 : Bình cân nặng 32 kg , An nhẹ hơn Bình 6 kg . Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg ? ( Toán 2 / Bài tập 2 / 88 – Nhà xuất bản giáo dục ) Bài tập 4 : Có 15 bông hoa cắm vào các bình hoa , mỗi bình hoa có 5 bông . Hỏi cắm được mấy bình hoa ? ( Toán 2 / Bài tập 3 / 121 – Nhà xuất bản giáo dục ) Thông thường khi dạy các bài toán , giáo viên đọc đề bài ( hoặc gọi một học sinh đọc đề bài ) , rồi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán , rồi giải theo hệ thống câu hỏi giáo viên đặt ra như : bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ? Muốn biết ta làm phép tình gì ? Sau đó gọi học sinh lên bảng làm , các em khác làm vào vở bài tập . Như vậy , ở đây nhiều khi vì lý do thời gian ít nên giáo viên thường gọi một số em khá giỏi và giải bài tập , các em khác sẽ ngồi thụ động nghe , xem bạn mình làm hoặc nhìn lên bảng chép bài . Thay vì thế , chúng ta có thể dạy : hướng dẫn các em tìm hiểu đề , tóm tắt . Yêu cầu một số em đọc đề , cả lớp đọc thầm và sử dụng bút chì gạch một gạch dưới chân những yếu tố đề bài đã chi , gạch hai gạch dưới yếu tố đề bài hỏi . Giáo viên hỏi và lấy dữ kiện từ phía học sinh , nên cho nhiều em phát biểu . Yêu cầu học sinh tóm tắt vào nháp , rối nhìn tóm tắt đọc lại đề bài , gọi em khác nhận xét . Hướng dẫn giải : các bài toán thường có tính lôgỉcất cao , vì thế khi hướng dẫn giải toán , giáo viên cần cung cấp lại kiến thức cho học sinh để các em nhớ lại và dễ dàng hơn trong quá trình giải toán . Ở bài tập 3 : ta nên củng cố cho học sinh cách tìm bài toán về ít hơn ( kém là ít hơn ) . Bằng cách tìm số kg của An và lấy số kg của trừ đi 6 kg mà An nhẹ hơn Bình .Bằng một số câu hỏi : + Số kg cân nặng của Bình là bao nhiêu ? + An nhẹ hơn Bình bao nhiêu kg ? + Muốn tìm được số kg của An ta làm thế nào ? Ở bài tập 4 , chúng ta nên củng cố cho học sinh nhớ và xác định được yêu cầu của bài . Nhận dạng rõ bài toán rồi giải . Lúc này giáo viên cần cung cấp cho học sinh nhớ lại cách chia . học sinh phải thuộc bảng chia đã học để áp dụng vào việc giải bài toán này . Ví dụ về cách thức tổ chức lớp học : Khi dạy bộ môn toán , giáo viên mà tổ chức học sinh học nhóm sẽ gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh . Ở đây , việc sử dụng hình thức hoạt động cả lớp , hoạt động cá nhân lại tỏ ra rất hiệu quả . Mặt khác , học sinh rất thích các hoạt động vui chơi giải trí , nên trong bước củng cố của tiết học , giáo viên tổ chưcs cho học sinh thi đua theo tổ thì hiệu quả rất cao . Như vậy , trên đây là một số ví dụ thông qua một số hình thức và phương pháp dạy học ,giáo viên đã hướng dẫn và lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình hoch tập trên lớp . Tuy nhiên , trình độ hoạt động độc lập của học sinh chưa được cao , nhưng nó lại rất phù hợp cho đối tượng của lớp . V- KẾT LUẬN : Trên đây là ý kiến về một số vấn đề trong công tác dạy môn toán ở lớp 2 , nhằm nâng cao chất lượng của học sinh mà bản thân tôi đã áp dụng tại trường tiểu học Lương Thế Vinh. Tôi thấy kết quả học tập đạt được kết quả tương đối cao . Nên tôi đã mạnh dạn đưa ý kiến này lên để các giáo viên đồng nghiệp cùng áp dụng vào công việc giảng dạy để đem lại hiệu quả cao hơn cho chất lượng dạy học môn toán trong khối cũng như trong toàn trường . Tuy nhiên , đây cũng là một vấn đề lớn , có nhiều góc cạnh mà không thể một lúc , một người có thể giải quyết ngay được . Để giải quyết được vấn đề này tốt hơn nữa cần phải có nhiều giải pháp và tâm sức của nhà giáo dục thì mới có kết quả , hiệu quả đạt được trong học tập mới cao được . Đarsal , ngày 15 tháng 1 năm 2005. VII.Tài liệu tham khảo. Sách toán lớp 2 (NXB GD) Sách hướng dẫn giáo viên toán (NXB GD) Sách thiết kế bài dạy toán 2 (NXB GD) Tạp chí thế giới trong ta

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem ( C. Van)(toan-lop2).doc
Giáo án liên quan