Một số vấn đề đặt ra đối với việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ khu kinh tế dung quất

Các dự án phát triển công nghệ đã và đang là động lực chủ yếu góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm. Song nếu các dự án phát triển công nghệ mà không có sự quan tâm đúng mức tới các vấn đề môi trường sẽ gây những hậu quả tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng tới phát triển bền vững.

Dự án phát triển khu NNCNC bao gồm các cơ sở trình diễn mô hình nông nghiệp hiện đại trong sản suất thâm canh và thương mại gắn với việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, thúc đẩy nông nghiệp hiện đại làm sinh động kinh tế nông thôn, gia tăng thu nhập cho nông dân và thay đổi cơ cấu nông nghiệp. Một trong những đặc điểm quan trọng của khu NNCNC chính là sự đóng góp tích cực của nó vào việc cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng. Vì vậy, chủ trương phát triển các khu NNCNC không những nhận được sự hưởng ứng của các nhà quản lý mà còn không vấp phải những cản trở đáng kể nào của các nhà/hoặc các nhóm bảo vệ môi truờng. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án phát triển công nghệ này thường diễn ra trên một diện tích lớn (thường từ hàng trăm ha đối với các dự án nhỏ và có thể lên đến vài chục ngàn ha với những dự án lớn), sẽ có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường sinh thái của địa phương. Tiến hành đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án khả thi và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là bắt buộc đối với các dự án phát triển khu NNCNC.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra đối với việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ khu kinh tế dung quất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần FDI trong nền kinh tế. 2. Thu hút công nghệ từ bên ngoài vào địa phương và lan toả công nghệ ra toàn tỉnh Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khu NNCNC có thể đảm nhiệm đồng thời nhiều mục tiêu và liên kết các mục tiêu với nhau, bao gồm: nhập khẩu công nghệ; tiếp thu, cải tiến và chuyển giao công nghệ; nuôi dưỡng và sáng tạo công nghệ. Khu NNCNC là cửa ngõ nhập khẩu các CNC của các công ty hàng đầu có CNC của thế giới. Các công ty nước ngoài sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp ngay trong khu, qúa trình chuyển giao được tiến hành ngay trong khu vực sản xuất, sẽ giúp cho việc tiếp thu và sử dụng CNC có hiệu quả. Các CNC được chuyển giao hoặc nhập khẩu về khu NNCNC sẽ được các chuyên gia công nghệ tiếp thu và phát triển, tiếp theo sẽ chuyển giao ra các vùng khác ngoài Khu. Đặc biệt, chuyển giao công nghệ thông qua FDI vốn được coi là một kênh rất quan trọng. ở nước ta nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, kênh chuyển giao này còn rất hạn chế. Xét theo ngành, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong giai đoạn 1988 đến 2000, tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp là 53,1%, dịch vụ là 41,1%, trong khi đó nông, lâm nghiệp chỉ 5,8% tổng số vốn FDI, còn qui mô của các dự án cũng nhỏ hơn so với qui mô của các dự án trong các ngành khác. Về vốn thực hiện (lượng vốn thực sự đã được di chuyển vào trong các ngành) trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và bằng 1/11 tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp . Nhưng lực lượng lao động chủ yếu hiện nay của Việt Nam lại ở trong khu vực nông nghiệp. Điều này cho thấy sự bất cân xứng giữa vị trí, vai trò của lĩnh vực nông nghiệp và yêu cầu khai thác các nguồn lực phát triển của khu vực này với tình hình thực hiện trên thực tế. Các số liệu trên còn cho thấy lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa thu hút có hiệu quả vốn FDI. Về cơ chế khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khá mạnh trong việc thu hút vốn FDI và công nghệ hiện đại vào lĩnh vực này. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định các dự án thuộc lĩnh vực nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận thu được. Ngoài ra, việc ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, chính sách trang trại đã phát huy tác dụng, chính sách thuế nông nghiệp đã làm yên tâm người nông dân, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã giúp cho hàng triệu nông dân tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học.... Mặc dù vậy tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thông qua các hoạt động FDI chưa mạnh mẽ. Một trong những nguyên nhân cơ bản là thiếu những môi trường để các doanh nghiệp FDI phát huy tác dụng. Việc hình thành khu NNCNC sẽ khắc phục điều này và tạo ra điều kiện để hẫn dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mang công nghệ của họ vào Quảng Ngãi. Công nghệ được chuyển giao vào khu NNCNC sẽ có tác động đến sản xuất nói chung trên địa bàn Quảng Ngãi ở nhiều mặt: - Như một hình mẫu để các nơi khác nhìn vào và học tập. - Thông qua làm chủ và địa phương hoá, các công nghệ mới sẽ được chuyển giao lan toả ra bên ngoài. - Những gì khu NNCNC có thể chuyển giao cho các vùng khác không chỉ là công nghệ mà còn là mô hình quản lý mới, cách thức lao động mới, ... Đương nhiên, chuyển giao công nghệ từ khu NNCNC ra xung quanh sẽ thuận lợi và có nhiều ưu hơn rất nhiều so với chuyển giao từ bên ngoài vào tỉnh. Chuyển giao công nghệ từ khu NNCNC ra xung quanh thường được nhấn mạnh qua mô hình phát triển "Vùng học hỏi" (Learning zone) và phát triển theo "Chùm" (Cluster). Theo đó có sự lan toả khá hiệu quả giữa các đơn vị trên một vùng địa lý nhất định ... Khu NNCNC sẽ là cầu nối, "cửa sổ" mở ra thu hút công nghệ từ bên ngoài về và lan toả ra các vùng của Quảng Ngãi. 3. Gắn kết nghiên cứu với sản xuất Gắn kết nghiên cứu với sản xuất vốn có rất nhiều ý nghĩa nhưng cũng là vấn đề nan giải đối với Quảng Ngãi. Điều này có thể giải quyết một phần thông qua khu NNCNC. Khu NNCNC sẽ là môi trường thuận lợi cho sự gắn kết này bởi những điều kiện thích hợp và bởi đó là một trong những chức năng và đặc điểm của khu CNC (phân biệt với các khu kinh tế tập trung khác). Gắn kết nghiên cứu và sản xuất trong khu NNCNC trước hết được thực hiện thông qua việc tập hợp đội ngũ các nhà nghiên cứu trong Tỉnh lại và tạo môi trường thuận lợi cho họ phát huy khả năng. Hơn nữa, khu NNCNC còn có tác dụng thu hút các nhà khoa học từ bên ngoài về Quảng Ngãi. Thực tế cho thấy khá nhiều chủ trương thu hút các nhà khoa học về địa phương không đạt được mong muốn là do phía các nhà khoa học e ngại về điều kiện làm việc tại địa phương. Trái lại, nếu khu NNCNC đảm bảo được những điều kiện để các nhà khoa học phát huy thì họ sẽ hăng hái về Tỉnh để hợp tác nghiên cứu. Điều này sẽ thực hiện được chủ trường nêu trong "Định hướng phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và hướng đến 2015" là "Khuyến khích phát huy năng lực đội ngũ cán bộ KH&CN, trí thức cao tuổi còn cống hiến, thu hút nhân lực KH&CN có trình độ cao, đặc biệt là người Quảng Ngãi đang công tác trong và ngoài nước tham gia xây dựng quê hương; chú trọng sử dụng tốt cán bộ KH&CN tại chỗ. Thực hiện chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến của các nhà khoa học; cải thiện phương tiện, trang bị làm việc cho cán bộ KH&CN. Phát triển các hình thức sinh hoạt giao lưu, trao đổi thông tin KH&CN, đặc biệt là hình thức câu lạc bộ KH&CN xây dựng quê hương của các Hội đồng hương Quảng Ngãi trong và ngoài nước để tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh". Như vậy khu NNCNC thực sự là một trung tâm giao lưu và hợp tác về CNC thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài Tỉnh vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra. Gắn kết nghiên cứu và sản xuất, khu NNCNC sẽ tạo ra được những công nghệ thiết thực cho Tỉnh (bao gồm cả sáng tạo mới và cải tiến, địa phương hoá công nghệ nhập). Thông qua đó khu NNCNC sẽ trở thành trung tâm cung cấp CNC cho các địa phương trong Tỉnh góp phần thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNC nêu trong "Định hướng phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và hướng đến 2015". 5. Đào tạo nhân lực ở nước ta chức năng của khu CNC được thay đổi qua các thời kỳ. Vào những năm 1980, người ta cho rằng chức năng duy nhất của khu CNC là phát triển nguồn trí lực. Tiếp theo 2 chức năng được chú ý là phát triển nguồn trí lực và nguồn tài lực. Đến cuối thập niên 1990, nhiều ý kiến đã thống nhất chức năng của khu CNC bao gồm: phát triển trí lực, phát triển nhân lực (kỹ năng và huấn luyện công nghệ), phát triển nguồn tài lực Xem thêm ở Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế, số 2-2001, trang 14. . Như vậy đào tạo nhân lực đã được coi là một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa chính của khu CNC và khu NNCNC nói riêng. Khu NNCNC có thể tham gia đào tạo nhân lực cho các vùng trong Tỉnh bằng nhiều cách khác nhau như: - Bằng hoạt động tập huấn, đào tạo của khu NNCNC; - Bằng tham quan tại khu NNCNC; - Bằng sự học hỏi qua các kênh phi chính thức; - Bằng phát triển hệ thống tư vấn của khu NNCNC; - Bằng sự di chuyển lực lượng lao động có trình độ, qua đào tạo từ khu NNCNC ra bên ngoài. - Bằng khả năng thu thập thông tin, kiến thức từ bên ngoài và truyền đi rộng rãi những thông tin, tri thức đó. 6. Góp phần tiêu thụ sản phẩm áp dụng công nghệ cao của nông nghiệp tỉnh Công nghệ mới giúp làm ra sản phẩm mới, giá trị kinh tế cao, khối lượng lớn đương nhiên đòi hỏi phương thức lưu thông mới phù hợp. Nếu chú ý hình thành năng lực sản xuất mới mà để mặc nông dân tự xoay sở tiêu thụ sản phẩm thì sẽ đẩy họ đến hoạ khủng hoảng thừa cục bộ: làm ra không bán được, đầu tư lớn nhưng không có khả năng thu hồi, ... Và tình cảnh của người dân xem chừng còn bi đát hơn cả trước lúc áp dụng công nghệ mới. Đây cũng là sự nhắc lại bài học thất bại mà chúng ta gặp phải từ thời kỳ tiến hành có khí hoá nông nghiệp cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước. Có thể khẳng định, khi người dân có công nghệ mà chưa làm chủ là chuyển giao công nghệ nửa vời; đồng thời, giúp người dân sản xuất sản phẩm dựa trên công nghệ mới nhưng không mang lại lợi ích kinh tế thì cũng là chuyển giao công nghệ nửa vời. Khu NNCNC có thể góp phần thay đổi tình hình bằng cách giúp tiêu thụ nông sản của người nông dân ở cả ngoài hàng rào của Khu và thu nạp họ làm vệ tinh. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bởi khả năng tiếp thị thị trường của Khu nông nghiệp CNC và bởi cả uy tín/thương hiệu của Khu ... 7. Cơ sở để liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước Tăng cường liên kết với các địa phương khác trong hoạt động kinh tế và hoạt động KH&CN có thể thực hiện bằng nhiều cách như ký kết các chương trình hợp tác, phối hợp tổ chức chợ thiết bị công nghệ, ... Tuy nhiên để liên kết có chất lượng thì cần có những khả năng và nhu cầu nhất định. Nhờ thu hút được nguồn lực từ nước ngoài, từ trung ương; do khả năng cung cấp công nghệ và sản phẩm rộng lớn; ... Khu nông nghiệp CNC sẽ là hạt nhân và tạo nên hình ảnh mới để Quảng Ngãi mở rộng hợp tác với các địa phương khác trong vùng và trong cả nước. Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương của nước ta. Điều đó tạo nên những tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đối với Quảng Ngãi. Mặt tích cực là xu hướng chung ảnh hưởng tới Quảng Ngãi, đòi hỏi Tỉnh tham gia vào một chủ trương có ý nghĩa thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Mặt tiêu cực là có nguy cơ Quảng Ngãi chạy theo phong trào mang tính hình thức mà không mang lại hiệu quả thiết thực cho Tỉnh. Để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra đòi hỏi hình thành khu nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh và cụ thể là phục vụ cho Khu kinh tế Dung Quất.

File đính kèm:

  • docLuu y trong viec hinh thanh khu NN CNC tai Quang ngai.doc
Giáo án liên quan